Nhiệt lợi chân răng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân do đâu?

Nhiệt lợi chân răng là nỗi lo lắng của nhiều người, bởi tình trạng này khiến chúng ta cảm thấy đau, xót rất khó chịu, không thể ăn uống hay nói chuyện bình thường. Hơn nữa, nếu không có biện pháp khắc phục đúng cách, nhiệt lợi chân răng rất dễ tái phát nhiều lần. Vậy cụ thể triệu chứng, nguyên nhân của bệnh là gì? Phải làm sao để cải thiện hiệu quả? Mời bạn theo dõi những thông tin sau đây!

Nhiệt lợi chân răng là gì? Triệu chứng như thế nào?

Nhiệt lợi chân răng là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương mô mềm quanh răng mà ai cũng có thể gặp phải. Thông thường, các biểu hiện tiến triển trong vòng 1 - 2 tuần và hiếm khi để lại sẹo. Các triệu chứng điển hình của bệnh là: 

- Hình thành những đốm loét nhỏ, màu trắng ở chân răng, có thể lan rộng với mật độ dày hơn chỉ sau thời gian ngắn.

- Một số tổn thương có thể chứa dịch mủ bên trong, dễ vỡ ra khi chạm vào.

- Có cảm giác châm chích, đau đớn, xót miệng rất khó chịu kể cả khi ăn uống hay nói chuyện.

- Sưng nướu, hơi thở có mùi, chân răng chảy máu là các triệu chứng hay đi kèm nhiệt lợi chân răng. Nếu viêm nhiễm nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện tình trạng nổi hạch, sốt, viêm nha chu, áp xe răng,... ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng và toàn thân.

Nguyên nhân nhiệt lợi chân răng do đâu?

Tình trạng nhiệt lợi chân răng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

- Vệ sinh răng miệng sai cách: Đánh răng quá mạnh, dùng chỉ nha khoa không đúng cách làm trầy xước mô lợi, hay việc không súc miệng thường xuyên sau khi ăn, khiến vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, tấn công tế bào nướu và gây viêm loét.

- Đồ ăn quá nóng khiến phồng rộp niêm mạc miệng, vùng lợi quanh chân răng cũng bị tổn thương và hình thành nốt “nhiệt”.

- Một số trường hợp làm răng giả, niềng răng, bọc sứ… với chất liệu chưa phù hợp hoặc kỹ thuật không đảm bảo dễ khiến chân răng bị viêm và dẫn tới nhiệt miệng.

- Do nhiễm virus herpes,...

- Căng thẳng, lo âu thường xuyên.

- Nội tiết tố thay đổi.

- Tác dụng phụ của một số thuốc,...

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân sâu xa khiến nhiệt lợi chân răng tiến triển là do việc tế bào nướu, lợi không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, khiến chúng kém chắc khỏe, suy giảm miễn dịch, từ đó vi sinh vật gây hại dễ dàng tấn công, làm tổn thương gây viêm loét.

Cách khắc phục nhiệt lợi chân răng đơn giản

Để cải thiện nhanh tình trạng đau đớn, khó chịu do nhiệt lợi chân răng, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

- Dùng thuốc giảm đau, hoặc thuốc bôi tại chỗ theo chỉ dẫn.

- Bổ sung viên uống hay ngậm chứa kẽm, vitamin B nhóm, vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng, làm lành nhanh vết loét.

- Cùng với đó, cần phối hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà:

+ Vệ sinh răng miệng: Đánh răng nhẹ nhàng, dùng chỉ nha khoa cẩn thận, súc miệng thường xuyên bằng những dung dịch chuyên dụng, các nhà khoa học khuyên người mắc nên lựa chọn sản phẩm từ thảo dược, vừa lành tính mà giúp làm sạch tốt, không gây kích ứng như các chất sát khuẩn hóa học.

+ Chú ý đến chế độ dinh dưỡng: Giảm tiêu thụ thực phẩm chiên rán, cay, nóng, cần bổ sung thêm nhiều rau, củ, quả tươi, các loại nước ép,... cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất giúp tình trạng nhiệt lợi chân răng mau lành. Giai đoạn đầu khi miệng vẫn đau, bạn nên chế biến thức ăn ở dạng mềm như: Cháo, súp, các món hầm,...

+ Giảm căng thẳng, lo âu, thư giãn hợp lý bằng các biện pháp như: Đọc sách, xem phim, nghe nhạc, đọc sách, tập yoga,...

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích