5 lý do gây HÔI MIỆNG nhưng không ai nghĩ tới

Theo thống kê tại Mỹ, có tới 50 triệu người bị chứng hôi miệng mạn tính nhưng nhiều người không tìm kiếm sự giúp đỡ vì họ xấu hổ hoặc không biết rằng mình bị hôi miệng. Nhiều người nghĩ rằng đó là một sự xấu hổ, mặc dù hơi thở hôi thường do các vấn đề về răng miệng. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây hôi miệng mà ít ai nghĩ tới. Hãy cùng tìm hiểu đó là những nguyên nhân gì qua bài viết dưới đây.

Ảnh hưởng của hôi miệng tới cuộc sống của bạn như thế nào

“Tôi đã phải vật lộn với chứng hơi thở hôi trong gần 20 năm. Tôi xấu hổ đến mức thậm chí không thể nói chuyện với đồng nghiệp hay bất cứ ai, bởi bất cứ ai khi nói chuyện với tôi họ đều phải bịt mũi hoặc tế nhị hơn là đứng cách xa tôi. Tôi ăn kẹo cao su và bạc hà từ khi tôi bị bệnh. Tôi chải răng ít nhất hai lần một ngày, đến nha sĩ và đã thử tất cả các sản phẩm trị hôi miệng mà không đỡ. Làm ơn giúp tôi”.

“Tôi bị bệnh hôi miệng từ sau khi sinh bé thứ 2, cứ mỗi khi nói chuyện với chồng, chồng tôi lại bảo miệng em hôi quá và quay mặt đi là tôi lại không dám nói gì nữa. Đã 3 năm nay, tôi không biết đến nụ hôn của chồng chỉ vì hôi miệng”.

“Tôi bị hôi miệng từ nhiều năm nay, nhưng điều này khiến tôi thực sự bị sốc khi bạn trai chia tay tôi chỉ vì chứng hôi miệng, từ đó đến nay tôi không dám nhận lời yêu ai vì mặc cảm do chứng hôi miệng”.

“Tôi bị xa lánh chỉ vì hôi miệng, cứ mỗi khi tôi nói gì là các bạn bảo tôi là thằng mồm thối nói gì cũng đen, họ cũng không dám ngủ cùng giường và gối với tôi vì sợ chứng hôi miệng của tôi”.

Đó chỉ là một vài trong số vô vàn nỗi khổ của những người mắc chứng hôi miệng. Họ bế tắc, mặc cảm, tự ti và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người mắc. Hơi thở có mùi hôi khiến người bị rất ngại khi đối diện nói chuyện với mọi người, đồng thời những tác động từ người xung quanh như tránh xa, kì thị, quay mặt che mũi khi nói chuyện càng làm cho người bệnh càng mất tự tin hơn.

Hôi miệng ảnh hưởng nhiều đến công việc và đời sống tinh thần của người mắc, làm cản trở các mối làm ăn, sự thăng tiến trong công việc và các mối quan hệ tình cảm. Tình trạng bệnh kéo dài không tìm ra cách giải quyết, khiến cho người mắc rơi vào trạng thái trầm cảm, luôn sống trong sợ hãi, lo lắng và có thể có những tiêu cực trong cuộc sống.

Ngoài ra, hôi miệng còn ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình, đôi lứa. Đây là vấn đề rất tế nhị trong tình yêu và hôn nhân gia đình. Khi bị hôi miệng, bạn thường ngại trò chuyện, hôn nhau không còn cảm hứng. Có rất nhiều trường hợp, chỉ vì hôi miệng, tình cảm trong gia đình bị rạn nứt và nhiều cuộc tranh cãi diễn ra, khiến đối phương nghi ngờ về sự nhạt phai tình cảm hay tình trạng ngoại tình của người còn lại.

Vậy, ngoài các bệnh lý về răng miệng, thì đâu là nguồn cơn dẫn đến tình trạng hôi miệng khó chịu này?

5 lý do gây hôi miệng mà ít người nghĩ đến

1. Bạn bị thừa cân

Theo một nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một người bị thừa cân thì hơi thở của họ có nhiều khả năng sẽ có mùi khó chịu. Nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để lý giải nguyên nhân vì sao lại có hiện tượng này. Một số giả thuyết được đưa ra đó là có thể do có sự rối loạn chức năng sinh học ở những người bị béo phì hoặc do người béo phì thường bị căng thẳng bởi sự kỳ thị về cân nặng của họ.

2. Bạn bị ốm nặng

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Colorado ở Boulder, hơi thở hôi ở mỗi người là khác nhau và không phải tất cả hơi thở đều được tạo ra như nhau, sự khác biệt giữa các mùi hôi này có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tật. Ví dụ, methylamine dư thừa có thể báo hiệu bệnh gan và thận, amoniac có thể là dấu hiệu suy thận, nồng độ axeton cao có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường và nồng độ nitric oxide có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh hen suyễn. Một nghiên cứu riêng biệt đã phát hiện ra rằng, một sự pha trộn nhất định của khí thở hôi thậm chí có thể là biểu hiện của ung thư cổ họng ác tính. Bạn không thể tự nhận biết mùi hôi miệng nào cảnh báo bệnh lý nào, vậy nên hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị hôi miệng mạn tính. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm nguyên nhân chính xác cũng như hướng xử trí chúng hiệu quả.

3. Bạn tập thể dục ngoài trời quá nhiều

Các vận động viên có tỷ lệ thở cao hơn so với người bình thường, theo một nghiên cứu đáng ngạc nhiên được xuất bản bởi Hiệp hội Hô hấp châu Âu. Trong số những người tập thể dục ngoài trời, có khoảng 1/10 trong số đó phải trải qua một số vấn đề về hô hấp như hen suyễn, thở khò khè, khô miệng. Vận động viên đi xe đạp là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất với tỷ lệ gần 50%. Cũng theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý này đó chính là không khí ngoài trời. Hít thở không khí trong lành tưởng chừng như là điều rất tốt với sức khỏe, thế nhưng bạn hít quá nhiều không khí lạnh mùa đông thì bạn sẽ bị khô miệng nhiều hơn và gây ra chứng hôi miệng. Còn với các tháng ấm áp hơn, trong không khí lại có những tác nhân dễ gây kích ứng như phấn hoa, ô nhiễm môi trường tàn phá hệ hô hấp của bạn và gây hôi miệng. Điều này không có nghĩa là bạn nên bỏ tập thể dục, nhưng thay vào đó bạn có thể giới hạn thời gian tập thể dục ngoài trời khi trời rất lạnh hay trong mùa dị ứng hoặc ở những khu vực bị ô nhiễm.

4. Bạn có nguy cơ bị bệnh tim

Bệnh răng miệng và bệnh tim được liên kết chặt chẽ với nhau, bởi vậy, viêm lợi là dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề về tim mạch, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Nghiên cứu Nha khoa Quốc tế và Mỹ. Và một trong những dấu hiệu chính của bệnh răng miệng là hôi miệng. Nếu bạn đang “sở hữu” chứng hôi miệng mạn tính, chớ chủ quan! Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn kiểm tra các vấn đề về tim mạch có thể xảy ra nhé!

5. Bạn có thể sinh sớm hơn dự kiến

Phụ nữ mang thai cần phải đặc biệt chú ý đến chứng hôi miệng, theo Viện Hàn lâm Nha khoa Hoa Kỳ. Phụ nữ mắc bệnh răng miệng thường được biểu hiện bằng chứng hôi miệng có nhiều khả năng sinh con nhẹ cân hoặc sinh non. Đây là lý do tại sao phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý đến hơi thở của mình, bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo một điều nghiêm trọng sắp xảy ra.

Các phương pháp khắc phục chứng hôi miệng hiện nay là gì?

Để khắc phục hôi miệng một cách hiệu quả nhất, cần căn cứ vào nguyên nhân gây hôi miệng, từ đó, mới có hướng xử trí thích hợp. Các phương pháp khắc phục hôi miệng chủ yếu hiện nay là:

- Dùng thuốc:

Biện pháp dùng thuốc điều trị thường được sử dụng trong các trường hợp có nguyên nhân gây hôi miệng là do bệnh lý nhiễm trùng lợi, răng hoặc do các bệnh lý toàn thân khác như tiểu đường, suy gan, thận, ung thư,…

- Không dùng thuốc

Biện pháp khắc phục không dùng thuốc đó là vệ sinh răng miệng hàng ngày, dùng dung dịch nha khoa, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Phương pháp này thường được sử dụng khi hôi miệng do các nguyên nhân như vệ sinh răng miệng kém, hôi miệng nhẹ, chế độ ăn uống, người hút thuốc lá,…Trong đó, quan trọng nhất là bước sử dụng dung dịch nha khoa, vừa có tác dụng làm sạch răng miệng, vừa ngăn chặn các vấn đề về răng miệng và khử mùi hôi miệng.

Hiện nay, trên thị trường có vô vàn các loại nước súc miệng, nhưng phần lớn mọi người đều có một nhận xét chung là các sản phẩm này chỉ có tác dụng tạm thời, không giải quyết được triệt để vấn đề hôi miệng. Sau khi súc miệng một thời gian ngắn, mùi hôi miệng lại trở lại gây khó khăn cho việc giao tiếp của bạn. Vậy lựa chọn sản phẩm nào là tốt nhất khi bị hôi miệng?

Nắm bắt được nỗi băn khoăn của những người bị hôi miệng, các nhà khoa học Việt Nam đã ứng dụng từ bài thuốc dân gian cùng với công nghệ bào chế hiện đại và cho ra đời một dòng sản phẩm dành cho những người bị hôi miệng. Đó là dung dịch nha khoa Nutridentiz. Sản phẩm là sự kết hợp của các thành phần từ thiên nhiên như dịch chiết sáp ong trong cồn, dịch chiết xuất vỏ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, dịch chiết trầu không giúp trị hôi miệng một cách toàn diện theo 2 tác động.

-         Thứ nhất, với sự kết hợp giữa dịch chiết sáp ong và dịch chiết lá trầu không chứa rất nhiều các dưỡng chất cần thiết cho răng lợi như: Acid amin, chất béo, carbohydrat, các khoáng chất (Ca, P,..) và các loại vitamin A, D, E, giúp nuôi dưỡng tế bào lợi nên giúp tăng cường dinh dưỡng lợi, góp phần giúp răng chắc khỏe, tránh sâu răng do mòn men răng, ngăn ngừa hôi miệng do các bệnh lý tại miệng.

-         Thứ hai là sự kết hợp giữa sáp ong, dịch chiết vỏ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, trầu không đều có tác dụng sát khuẩn mạnh, chống loét, cầm máu, giảm đau, giảm sưng, giúp cho các vết loét trong khoang miệng chóng lành, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng và giúp bảo vệ tế bào lợi, giảm mùi hôi miệng.

Ngoài ra, sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ dược liệu kết hợp với hương liệu tự nhiên nên an toàn và dễ chịu cho người sử dụng. Chính vì vậy, dung dịch nha khoa Nutridentiz là một công thức toàn diện giúp trị chứng hôi miệng vừa giúp tăng cường dinh dưỡng cho lợi, vừa giúp sát khuẩn, làm sạch lợi, từ đó, loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả. Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược, dung dịch nha khoa Nutridentiz có thể sử dụng cho mọi người, bao gồm cả trẻ em. Nên súc miệng bằng dung dịch nha khoa Nutridentiz mỗi ngày 2 - 3 lần, ngậm, súc khoảng trên 30 giây trước khi nhổ đi.

Lợi ích của việc dùng Nutridentiz 3 lần/ngày:

- Giúp lợi chắc, răng khỏe, răng sạch mảng bám, trắng sáng đều màu, rất phù hợp với người sau lấy cao răng.

- Khi lợi đang viêm đỏ, dùng Nutridentiz 1-2 ngày có thể thấy cảm giác săn se niêm mạc lợi, đau nhức giảm rõ rệt.

- Cải thiện chảy máu chân răng, sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng, nhiệt miệng,  tụt lợi…

- Ngăn ngừa nguy cơ mất răng sớm.

- Giúp hơi thở thơm tho, ngăn ngừa hôi miệng, mang lại sự tự tin cho bạn, đặc biệt với người có thói quen hút thuốc lá, uống bia, rượu...

- Thành phần 100% từ nguyên liệu tự nhiên, được sử dụng trong dân gian để cải thiện các vấn đề về răng lợi và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. An toàn với mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến cụ già.

- Dạng bào chế dễ sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Dung dịch lỏng luồn lách vào kẽ răng và các ổ viêm nên sát khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Khi đang trong cơn viêm đau, hôi miệng, nên ngậm lâu hơn và dùng 4-5 lần/ngày để hiệu quả nhanh hơn.

Những giải pháp trên đã đủ để bạn dùng ngay Nutridentiz mỗi ngày chưa? Hãy trang bị sản phẩm cho cả gia đình cùng sử dụng nhé!

 

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về chứng hôi miệng, giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về việc phòng và cải thiện tình trạng hôi miệng một cách hiệu quả nhất!



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích