Nên trị hôi miệng bằng thảo dược nào? XEM NGAY

Chào chuyên gia, tôi muốn hỏi, trị hôi miệng bằng thảo dược có tốt không và nên dùng loại gì ạ? Tôi rất hay bị viêm lợi nên miệng thường xuyên có mùi hôi. Tôi cũng dùng nhiều thuốc tây nhưng tình trạng không cải thiện nhiều. Rất mong chuyên gia giúp tôi tư vấn cụ thể. Tôi xin cảm ơn! (Hồ Trang - Thái Bình)
Trả lời:

Chào bạn Trang! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho đội ngũ chuyên gia chúng tôi. Với thắc mắc vừa rồi, xin được giải đáp cho bạn như sau:

Nên trị hôi miệng bằng thảo dược nào?

Theo như chia sẻ, bạn Trang bị viêm lợi kèm theo hôi miệng triền miên, đã dùng thuốc tây nhưng không cải thiện. Thực tế, điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến nhất với tình trạng của bạn, giúp giảm đau đớn, sưng viêm nhanh chóng, nhưng chúng chỉ có tác dụng tức thời. Bên cạnh đó, bạn có thể phải chịu đựng một số tác dụng phụ như: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy, hay nguy hiểm hơn là sốc phản vệ...

Trong khi nguyên nhân sâu xa dẫn tới các vấn đề răng miệng là do tế bào nướu, lợi không được cung cấp đủ dinh dưỡng, dẫn đến kém chắc khỏe, dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây hại từ môi trường, gây tổn thương, viêm nhiễm. Do đó, nếu chỉ dùng thuốc tây thì tình trạng trên vẫn có nguy cơ tái phát.

Bởi vậy, trị hôi miệng bằng thảo dược là phương pháp được ứng dụng khá nhiều trong thời gian gần đây. Một số nguyên liệu được sử dụng phổ biến như: Sáp ong, lá trầu không, cùi quả cau, vỏ chay,...

Theo nghiên cứu, sáp ong chứa rất nhiều thành phần hữu ích cho răng miệng như: Acid amin, chất béo, carbohydrate, các khoáng chất (Ca, P,..) và các loại vitamin A, D, E, giúp tăng cường dinh dưỡng cho lợi, nướu, hơn nữa còn có khả năng chống viêm, làm săn se niêm mạc.

Hay như vỏ chay, cùi quả cau, lá trầu không đều có tác dụng chống viêm, sát khuẩn mạnh, giảm đau hiệu quả, từ đó giúp tình trạng đau nhức, chảy máu chân răng do viêm sưng lợi. Bên cạnh đó, dịch chiết lá trầu không còn giúp cân bằng nồng độ pH trong khoang miệng, từ đó ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mùi.

Nghiên cứu năm 2018 tại Đại học Lovely (Ấn Độ) cho thấy, trong lá trầu không chứa hàm lượng cao hoạt chất eugenol và hydroxychavicol có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh mẽ, nhờ đó “tiêu diệt” vi sinh vật trong khoang miệng hiệu quả.

Tùy từng nguyên liệu mà bạn có thể thực hiện các biện pháp khác nhau mà rất đơn giản, chẳng hạn như: Súc miệng với rượu sáp ong, nước đun lá trầu không; Làm sạch, ma sát cùi cau vào răng, nhai vỏ chay,... đều có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa hôi miệng và sưng đau lợi từ gốc mà không lo có tác dụng phụ.

Như vậy, bạn có thể lựa chọn rất nhiều cách trị hôi miệng bằng thảo dược để khắc phục nhanh chóng tình trạng của mình.

Giải pháp cải thiện chứng hôi miệng từ sản phẩm thiên nhiên

Cách trị hôi miệng bằng thảo dược như trên tuy mang lại hiệu quả nhất định nhưng khá bất tiện khi bạn phải mất công chuẩn bị, đun sắc. Nắm bắt được điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công một dung dịch nha khoa súc miệng là Nutridentiz, giúp khử mùi hôi trong hơi thở nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm trong khoang miệng lâu dài.

Sản phẩm là sự kết hợp của: Dịch chiết sáp ong trong cồn, kết hợp lá trầu không, vỏ chay, cùi quả cau, có tác dụng: 

Sự phối hợp trên đã tạo nên một giải pháp cực hữu hiệu giúp bạn nâng cao sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa hôi miệng an toàn, bền vững.

Hy vọng những thông tin về cách trị hôi miệng bằng thảo dược đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc của mình. Bên cạnh một chế độ sinh hoạt khoa học, bạn hãy sử dụng thêm dung dịch nha khoa Nutridentiz để lấy lại hơi thở thơm mát và hạn chế viêm lợi tái phát nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia nha khoa




Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích