Nguyên nhân chảy máu chân răng ở trẻ em
So với người lớn, trẻ em ít bị chảy máu chân răng hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các bố mẹ có thể coi thường hiện tượng này. Chảy máu chân răng ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra, điển hình gồm:
Vệ sinh răng miệng chưa tốt
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm chân răng gây chảy máu răng ở trẻ em bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng hàng ngày quá kém, chăm sóc răng không đúng cách, dễ dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, nhất là ở khe nướu. Dần hình thành những mảng vôi càng lớn, sẽ tạo ra độc tố kích thích mô nướu.
Do viêm nướu răng
Khi nướu bị viêm, các vi khuẩn gây viêm và sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu. Điều này khiến trẻ có thể bị đau và chảy máu chân răng khi đánh răng. Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu, tụt nướu, khiến răng lung lay. Với trẻ nhỏ chưa mọc đầy đủ răng, chảy máu chân răng là nguy cơ lớn ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này.
Do thiếu vitamin C
Sự thiếu hụt vitamin C cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng. Thiếu đi chất này, cơ thể sẽ không thể tổng hợp được collagen thông qua quá trình chuyển hóa lysin và prolin.
Thiếu hụt vitamin C là nguyên nhân gây chảy máu chân răng ở trẻ
Điều này dẫn đến hiện tượng vết thương lâu lành, xuất huyết ở một số vị trí trên cơ thể như nướu, chân răng. Chảy máu chân răng ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ, khiến trẻ trở nên biếng ăn do nướu đau nhức và có thể gây gián đoạn giấc ngủ.
Khắc phục chảy máu chân răng ở trẻ em
Chảy máu chân răng khá nguy hiểm, nếu tình trạng này không được khắc phục có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này. Do đó, sau khi sinh, mẹ nên bắt đầu nghiên cứu nhiều phương pháp khác nhau để chữa trị nếu bé gặp phải tình trạng này.
Dùng thuốc và rơ miệng
Bên cạnh lấy cao răng, mẹ có thể cho bé dùng thuốc theo toa của bác sĩ và nhớ vệ sinh răng miệng cho bé cho thật tốt. Trong thời gian viêm nướu và chảy máu chân răng, bạn không nên cho bé đánh răng vì dễ đụng vào nướu răng gây chảy máu và làm tổn thương thêm.
Mẹ cần dùng gạc rơ miệng và NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi ăn. Khi thao tác, mẹ nhớ làm nhẹ nhàng để tránh đụng vào nướu răng.
Bổ sung vitamin C
Thiếu hụt vitamin C là một phần nguyên do làm sức đề kháng của răng kém, tủy và nướu răng dễ bị tổn thương. Bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C cho trẻ cũng là cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả.
Việc bổ sung đầy đủ loại vitamin này sẽ giúp cho các mô nướu bị tổn thương mau lành hơn. Mẹ nên thêm các loại trái cây ngon miệng như: Cam, dâu tây, xoài, kiwi, dưa gang, mâm xôi,… vào khẩu phần ăn của bé hàng ngày để bổ sung dưỡng chất, giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Lấy cao răng cho bé
Đối với những trẻ đã mọc răng vĩnh viễn đầy đủ thì việc điều trị cần tiến hành càng sớm càng tốt để bảo tồn răng thật một cách tối đa. Nếu cao răng đã hình thành dưới nướu và quanh cổ răng gây chảy máu chân răng, mẹ nên đưa bé đến nha sĩ để làm sạch cao răng.
Nên lấy cao răng để ngăn ngừa và trị chảy máu chân răng
Đây là việc làm cần thiết để loại bỏ hoàn toàn mảng bám chứa vi khuẩn trên răng, giúp cho nướu dần dần lành vết thương. Việc lấy cao răng cũng cần được duy trì 6 tháng/lần để nha sĩ có thể thăm khám và phát hiện các vấn đề răng miệng sớm nhất.
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối hàng ngày là cách hạn chế chảy máu chân răng một cách hiệu quả nhất. Mẹ hãy hòa nước muối loãng và cho bé súc miệng ngày 2-3 lần.
Đây là cách vệ sinh răng miệng đơn giản. Nó không chỉ hạn chế bệnh chảy máu chân răng mà còn giúp làm giảm nguy cơ các bệnh răng miệng khác.
Áp dụng các liệu pháp thiên nhiên
Dầu đinh hương, bạc hà, mật ong, trà túi lọc, muối, chanh và tỏi,… là những nguyên liệu có tác dụng chữa chảy máu chân răng rất hiệu quả. Nó vừa không gây tốn kém, lại có thể áp dụng được cho cả trẻ em và người lớn.
Dầu đinh hương
Dùng tăm bông thấm một ít tinh dầu đinh hương, sau đó chà xát nhẹ nhàng vào phần răng và nướu bị chảy máu của bé. Khoảng 5 phút, bạn cho trẻ súc miệng lại với nước sạch hoặc nước muối loãng. Thực hiện đều đặn sẽ cho kết quả bất ngờ.
Trà túi lọc
Ngâm trà túi lọc trong nước sôi khoảng 20 phút, lấy túi lọc ra ngoài và để nguội. Sau đó mẹ đắp lên phần răng chảy máu của trẻ khoảng 5 – 10 phút. Tình trạng chảy máu chân răng cũng chấm dứt ngay sau đó.
Nutridentiz xua tan nỗi lo chảy máu chân răng
Sử dụng dung dịch nước súc miệng là khâu cuối cùng trong các bước chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé. Đây được coi là bước làm sạch cuối cùng giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn hay mảng bám thức ăn còn sót lại sau quá trình đánh răng. Đồng thời, đây cũng là lúc lợi dễ dàng hấp thu các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe của lợi, giúp răng lợi bám chặt vào nhau, ngăn chặn hiện tượng chảy máu chân răng hiệu quả.
Các sản phẩm nước súc miệng đơn thuần trên thị trường đa số chỉ có tác dụng tạo cảm giác the mát nhưng thực chất cung cấp dưỡng chất cần thiết cho lợi. Nhận thức được nhược điểm trong các biện pháp điều trị chảy máu chân răng hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm dung dịch nha khoa Nutridentiz nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, với thành phần chính là dịch chiết sáp ong trong cồn, kết hợp cùng lá trầu không, vỏ chay, cùi quả cau có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng lợi, đồng thời sát khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm lợi. Từ đó giúp làm giảm viêm, săn se niêm mạc lợi và ngăn chặn sự hình thành mảng bám cao răng, ngăn chặn chảy máu chân răng hiệu quả.