Hôi miệng chữa bằng cách nào là tốt nhất?

Chào bác sĩ, bác sĩ cho cháu hỏi cháu năm nay 27 tuổi, bình thường vào buổi sáng cháu thấy hơi thở mình có mùi hôi thối nhưng chỉ cần đánh răng xong thì mùi hôi miệng cũng sẽ hết. Thế nhưng hơn một tuần nay, dù đã đánh răng súc miệng bằng nước muối mà mùi hôi vẫn không hết. Tuy không nặng mùi bằng lúc trước khi đánh răng nhưng cháu vẫn thấy mùi khá hôi. Đến tôi còn cảm nhận thấy thì chắc người khác cũng thấy rất rõ, cháu cảm thấy rất mất tự tin. Cháu mong bác sĩ chỉ cháu nguyên nhân và tình trạng hôi miệng chữa bằng cách nào là tốt nhất ạ. Cháu cảm ơn.
Trả lời:

Chào bạn!

Qua chia sẻ của bạn, có thể thấy rằng bạn đang mắc phải chứng bệnh hôi miệng. Hôi miệng vào buổi sáng sau khi thức dậy là biểu hiện rất bình thường bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Thế nhưng, mùi hôi này sẽ biến mất sau khi bạn đánh răng, sử dụng nước súc miệng. Trường hợp của bạn, gần đây bạn thấy dù bạn đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng hơi thở vẫn có mùi khó chịu. Thậm chí, chưa cần sử dụng các phương pháp kiểm tra mà bạn cũng có thể thấy được hơi thở của bạn có mùi khó chịu thì có nghĩa là bạn đã bị bệnh hôi miệng.

Giải đáp thắc mắc bị hôi miệng chữa bằng cách nào?

Để trả lời câu hỏi bị hôi miệng chữa bằng cách nào, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây hôi miệng từ đó mới có thể đưa ra cách khắc phục phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến bạn cần biết từ đó có thể loại trừ từng nguyên nhân và xác định được nguyên nhân gây hôi miệng của bạn.

- Vệ sinh răng miệng không tốt: Vệ sinh răng miệng kém trong một thời gian dài là nguyên nhân sâu sa gây ra các bệnh lý về răng miệng như mảng bám cao răng, viêm lợi, chảy máu chân răng, viêm nha chu,… và gây ra hôi miệng.

- Viêm xoang mạn tính: Người bị viêm xoang mạn tính thường có một dòng chất nhày chảy xuống họng, đây là nguồn thức ăn mà vi khuẩn hôi miệng ưa thích. Khi bị viêm xoang mạn tính người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc hôi miệng

- Viêm họng: Những người thường xuyên hoặc đang bị viêm họng sẽ tạo thành những ổ viêm loét trong niêm mạc họng hoặc bị khô họng. Tại đây, vi khuẩn gây hôi miệng sẽ sinh sôi, phát triển và tạo ra mùi hôi, khó chịu.

-  Sỏi amidan: Những người mắc viêm amidan mạn tính sẽ có nguy cơ cao mắc sỏi amidan tạo thành các hốc hoặc viên sỏi nhỏ - được tạo thành nhờ cặn bã thức ăn và vi khuẩn gây ra mùi hôi miệng.

- Trào ngược acid dạ dày, thực quản: Người thường xuyên mắc chứng bệnh trào ngược acid dạ dày, thực quản sẽ thường xuyên bị khô họng, mùi của thức ăn trong dạ dày đang phân hủy hoặc chưa được tiêu hóa sẽ được đưa ra ngoài qua đường hô hấp và gây có mùi hôi, ôi khó chịu.

- Hút thuốc lá: Người hút thuốc lá sẽ có nguy cơ cao có các mảng bám cao răng, khô miệng đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây ra mùi hôi miệng mạn tính.

- Khô miệng: Uống quá ít nước hoặc sử dụng thuốc điều trị bệnh mạn tính sẽ làm giảm lượng bài tiết nước bọt trong khoang miệng từ đó dẫn tới khô miệng. Dòng chảy của nước bọt hoặc việc uống nước sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, loại bỏ thức ăn thừa và từ đó làm giảm nguy cơ mắc hôi miệng.

Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra hôi miệng, bạn cần loại trừ từng nguyên nhân để tìm ra chính xác nguyên nhân gây hôi miệng của mình là gì từ đó tìm được lời giải cho vấn đề hôi miệng chữa bằng cách nào của mình. Chữa hôi miệng như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân gây hôi miệng.

- Với các nguyên nhân gây hôi miệng do vệ sinh răng miệng, viêm nhiễm tại khoang miệng thì cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách chải răng hàng ngày và dùng dung dịch nha khoa hàng ngày. Nếu có nhiễm trùng nặng cần phối hợp với thuốc kháng sinh và chống viêm phù hợp để cải thiện tình trạng nhiễm trùng nhanh hơn. Viêm lợi, viêm nha chu, chảy máu chân răng được khắc phục thì tình trạng hôi miệng sẽ thuyên giảm.

-Với nguyên nhân gây hôi miệng do các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, sỏi amidan, trào ngược dạ dày thực quản thì người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám trực tiếp, xác định tình trạng bệnh và được kê đơn thuốc phù hợp, từ đó cải thiện chứng hôi miệng hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cần chú ý uống nước thường xuyên để tránh làm khô miệng, hạn chế các thực phẩm và đồ uống có mùi như hành, tỏi, cà phê, bia, rượu,…  cũng góp phần ngăn chặn mùi hôi miệng.

Dung dịch nha khoa trị hôi miệng từ thiên nhiên

Và một lưu ý không thể thiếu trong điều trị hôi miệng đó là sử dụng dung dịch nha khoa sau mỗi bữa ăn. Việc sử dụng dung dịch nha khoa sau mỗi bữa ăn không chỉ giúp hơi thở thơm mát tức thì mà nó còn giúp loại bỏ vi khuẩn và các mảng bám thức ăn thừa, cung cấp dinh dưỡng cho lợi, giúp răng chắc khỏe, ngăn chặn các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh răng,… từ đó giúp ngăn chặn và làm giảm mùi hôi miệng hiệu quả. Hiện nay, trên thị trường một sản phẩm đang nhận được đánh giá cao của các nha sĩ đó là dung dịch nha khoa Nutridentiz - đây là một nguồn nguyên liệu quý giá hàng đầu bởi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng dồi dào, giúp nuôi dưỡng niêm mạc miệng, răng lợi. Ngoài ra, sáp ong còn được chứng minh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm sưng, cầm máu nên giúp làm sạch răng miệng, từ đó bảo vệ niêm mạc lợi khỏi bị viêm nhiễm, giúp hơi thở thơm mát, ngừa hôi miệng. Phối hợp với sáp ong, trong Nutrideniz còn có dịch chiết vỏ chay, dịch chiết trầu không, dịch chiết cùi quả cau, đều là những thảo dược được người Việt Nam sử dụng từ xa xưa trong việc giữ gìn và điều trị các bệnh răng miệng, trị hôi miệng.

Hy vọng qua câu trả lời của chuyên gia bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi hôi miệng chữa bằng cách nào? Đồng thời giúp nhận biết chính xác tình trạng hôi miệng của mình cũng như cách khắc phục chứng hôi miệng hiệu quả. Hãy sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz hàng ngày sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng, đem lại hơi thở thơm tho hiệu quả nhất!

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia răng hàm mặt




Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích