Nên chữa hôi miệng bằng cách nào trong mùa dịch hiện nay? Dùng sản phẩm Nutridentiz có được không?

Tôi muốn hỏi, nên chữa hôi miệng bằng cách nào trong dịch bệnh như hiện nay? Tôi thường xuyên vệ sinh răng miệng nhưng không hiểu sao hơi thở vẫn có mùi. Nghe báo đài nói điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh nên tôi khá lo lắng. Ngoài ra, tôi xem trên mạng có sản phẩm Nutridentiz giúp khắc phục hôi miệng nhanh chóng, vậy hiệu quả thực sự ra sao, mong được tư vấn cụ thể! (Mỹ An - Hà Nam)
Trả lời:

Chào bạn Mỹ An! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi cho đội ngũ chuyên gia chúng tôi. Với những thắc mắc trên, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Nên chữa hôi miệng bằng cách nào trong mùa dịch?

Bạn An thân mến! Trên thực tế, tình trạng hôi miệng khá phổ biến hiện nay, có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, mà theo chia sẻ của bạn An, mặc dù đã vệ sinh kỹ nhưng hơi thở vẫn có mùi khó chịu, điều này có thể do: Vệ sinh răng miệng sai cách khi không dùng chỉ nha khoa và súc miệng đều đặn khiến thức ăn, mảng bám không được làm sạch, hay một số bệnh lý khác như: Đau dạ dày, suy giảm chức năng gan, tiểu đường,... Tuy nhiên, về mặt “gốc rễ” của tình trạng này là do tế bào nướu, lợi không được cung cấp đủ dinh dưỡng, khiến chúng kém bền chắc, đề kháng kém nên dễ bị tác động bởi các yếu tố có hại từ môi trường, từ đó gây tổn thương, viêm nhiễm và dẫn tới hơi thở có mùi.

Với dịch bệnh hiện nay, không chỉ có khả năng lây lan nhanh chóng mà bệnh còn gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch suy giảm (trong đó có mắc bệnh răng miệng). 

Bởi vậy, bạn cần kiểm tra ngay tình trạng răng miệng của mình để có biện pháp khắc phục sớm, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như giúp phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả hơn. Dưới đây là một số cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:

- Làm sạch răng miệng: Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, vệ sinh lưỡi đều đặn bởi đây cũng là vị trí tồn đọng nhiều hạt thức ăn thừa và vi khuẩn gây mùi. Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn, kết hợp súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng nhằm làm sạch tối đa. Bạn nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, chẳng hạn như: Sáp ong, trầu không, vỏ chay,... bởi vừa an toàn mà đạt được hiệu quả tương đương với chất sát khuẩn hóa học (có thể gây tổn thương niêm mạc miệng).

- Tăng cường dinh dưỡng: Bổ sung rau xanh, trái cây giàu vitamin A, C, E, khoáng chất như canxi, magie, kẽm,... vừa giúp nâng cao sức khỏe răng miệng, đồng thời hỗ trợ tăng miễn dịch toàn cơ thể.

- Hạn chế đồ ăn nhiều đường, thức ăn cay, nóng, cứng chắc, đồng thời không hút thuốc lá, loại bỏ rượu, bia,... bởi đây đều là các yếu tố dễ gây kích ứng nướu, lợi.

- Uống nước đầy đủ vừa giúp tránh khô miệng, giảm mùi hôi, đồng thời thanh lọc cơ thể, đào thải nhanh độc tố ra ngoài.

Hi vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Chữa hôi miệng bằng cách nào trong mùa dịch? Bên cạnh việc chú ý giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên, đừng quên sử dụng thêm dung dịch nha khoa chứa sáp ong để bảo vệ nướu lợi khỏe mạnh hơn, bạn nhé!

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia nha khoa 

 



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích