Bệnh viêm lợi là gì? Cách chữa trị và phòng tránh hiệu quả

Viêm lợi gây ra tình trạng đau nhức khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt. Nếu không có biện pháp xử lý và phòng tránh, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm lợi là gì?

Viêm lợi là tình trạng các tổ chức lợi (nướu răng) bị viêm nhiễm bởi nhiều nguyên nhân gây ra sưng, nóng, đỏ và đau. Bình thường nướu lợi sẽ bám chặt răng, bảo vệ và ổn định cấu trúc răng. Khi lợi bị viêm, khả năng bảo vệ sẽ suy giảm từ đó dẫn đến nhiều vấn đề về răng miệng khác.

Nguyên nhân gây ra viêm lợi

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng viêm lợi. Dưới đây là những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ thường gặp nhất:

Viêm lợi do mảng bám

Mảng bám thức ăn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm lợi. Các mảnh thức ăn dễ bị mắc lại tại kẽ chân răng và kẽ lợi. Sau một thời gian, cao răng sẽ hình thành từ mảng bám, vi khuẩn và nước bọt. Những trường hợp lười vệ sinh răng miệng, dùng chỉ nha khoa thì cao răng càng dễ xuất hiện hơn. Cao răng gây ra tình trạng kích ứng lợi, khiến lợi bị sưng và viêm nhiễm.

mang-bam-tren-rang-gay-ra-viem-loi.webp

Mảng bám trên răng gây ra viêm lợi

Bệnh lý về răng miệng

Cao răng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về răng, điển hình là sâu răng. Những trường hợp sâu răng dễ đi kèm với vấn đề sưng lợi, viêm lợi và hôi miệng. Ngoài ra, các bệnh lý gây nhiễm trùng tại miệng do vi khuẩn, virus hay nấm cũng gây ra tình trạng viêm lợi.

Các yếu tố nguy cơ

Bên cạnh những nguyên nhân trên, một số yếu tố nguy cơ sau cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm nướu lợi:

Thực hiện các thủ thuật về răng: Các trường hợp mất răng phải trám răng, bọc răng hay thay răng mới dễ bị kích ứng và viêm lợi. Nguyên nhân có thể do cơ thể phản ứng lại với vật thể lạ và có xu hướng muốn loại bỏ chúng đi.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh: Một số nhóm thuốc điều trị bệnh gây ra tác dụng phụ quá sản tế bào lợi, do đó dễ dẫn đến tình trạng sưng và viêm. Các nhóm thuốc gây quá sản lợi điển hình như thuốc động kinh (Phenytoin), nhóm thuốc chẹn kênh Canxi (Amlodipin).

Thiếu hụt dinh dưỡng: Trường hợp bị suy dinh dưỡng, chế độ ăn không đủ chất điển hình là thiếu vitamin C sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu. Khi đó nướu lợi cũng yếu đi, dễ bị sưng và viêm nhiễm.

Thói quen thiếu khoa học: Những trường hợp nghiện thuốc lá, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê quá mức cũng khiến nướu lợi dễ bị sưng và viêm.

Người có bệnh lý nền: Người có bệnh nền như ung thư, đái tháo đường, suy thận, HIV khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Do đó nướu lợi của họ cũng dễ bị viêm và sưng dù chỉ có những kích thích nhỏ.

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi (viêm nướu)

Bệnh viêm lợi có nhiều triệu chứng điển hình dễ nhận biết. Mức độ viêm càng nặng, các triệu chứng biểu hiện càng rầm rộ.

  • Nướu lợi dễ bị chảy máu trong khi đánh răng.

  • Phần lợi bị sưng nề, chuyển màu ửng đỏ, sau đó tiến triển thành tụt lợi.

  • Hơi thở có mùi hôi thối rất khó chịu.

  • Người bệnh cảm thấy đau âm ỉ, khó chịu và đau nhức suốt cả ngày dài.

Viêm lợi nguy hiểm như thế nào?

Nhiều người bị viêm lợi thường xem nhẹ và bỏ qua do có suy nghĩ bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, tình trạng viêm lợi kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, bao gồm:

Viêm lợi có mủ: Tình trạng viêm nhiễm lâu dài mà không thuyên giảm, các ổ viêm sẽ xuất hiện mủ. Khi đó, việc điều trị sẽ phức tạp và kéo dài hơn nhiều do mức độ viêm đã lan xuống các ổ xương răng.

Lung lay răng và mất răng: Lợi là phần bao bọc, bảo vệ và cố định cấu trúc răng. Khi lợi bị viêm, khả năng bảo vệ sẽ kém đi nên răng dễ lung lay. Người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị mất răng thiếu tính thẩm mỹ, tốn nhiều chi phí để thay răng mới.

viem-loi-keo-dai-dan-den-mat-rang.webp

Viêm lợi kéo dài dẫn đến mất răng

Cách chữa trị viêm lợi nhanh chóng, hiệu quả

Viêm lợi gây ra tình trạng đau nhức khó chịu, ăn uống mất ngon và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy cần xử lý tình trạng này triệt để từ sớm để tránh dẫn đến các biến chứng. Điều trị viêm lợi cần loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh bằng cách sử dụng thuốc và thực hiện thủ thuật nha khoa.

Sử dụng thuốc điều trị viêm lợi

Viêm lợi gây ra triệu chứng sưng đau, có thể kèm theo sốt. Do đó, thuốc điều trị triệu chứng và kháng sinh thường được chỉ định sử dụng.

Thuốc giảm đau, hạ sốt:Thường sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn như Paracetamol. Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (Ibuprofen, Diclofenac), nhóm steroid (Methylprednisolone, Prednison) cũng có thể được sử dụng tùy theo mức độ viêm.

Thuốc kháng sinh: Kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị nhiễm khuẩn theo từng trường hợp cụ thể. Các nhóm kháng sinh hay dùng để điều trị viêm lợi có thể kể đến như Beta-lactam (Amoxicillin), Macrolide (Clarithromycin), Metronidazol điều trị vi khuẩn kỵ khí.

Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để điều trị. Việc tự điều trị mà không có chỉ định của chuyên gia sẽ không đem lại hiệu quả mà còn dẫn đến các tác dụng phụ của thuốc.

>>>XEM THÊM: Danh sách các loại thuốc chữa viêm lợi hiệu quả nhất

Thực hiện thủ thuật nha khoa

Các thủ thuật nha khoa được kết hợp thực hiện để loại bỏ nguyên nhân chính gây viêm lợi là cao răng. Các phương pháp loại bỏ cao răng thường được sử dụng bao gồm:

  • Cạo vôi răng: Nha sĩ sẽ tiến hành mài mòn, đánh bay các mảng cao răng gây ra viêm lợi, từ đó răng miệng sẽ sạch và thoáng hơn.

  • Loại bỏ cao răng bằng laser: Đây là phương pháp hiện đại, có ưu điểm không gây đau buốt so với phương pháp cạo vôi răng.

Đối với tình trạng răng sâu hay loại bỏ cao răng vẫn không đỡ hôi miệng, người bệnh cần thực hiện thủ thuật nhổ răng. Những răng bị sâu nặng, không thể chữa được nữa cần nhổ đi để tránh gây tổn thương đến cấu trúc răng, lợi quanh nó. 

loai-bo-cao-rang-de-giam-viem-loi.webp

Loại bỏ cao răng để giảm viêm lợi

Cách chữa viêm lợi ngay tại nhà bằng đông y

Bên cạnh điều trị bằng y tế, các bài thuốc từ đông y hiện cũng được ứng dụng rộng rãi để cải thiện tình trạng viêm lợi, sưng lợi. Nhiều sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên như Nutridentiz được chuyên gia đánh giá cao trong việc làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa hôi miệng hay viêm lợi.

Trong dung dịch nha khoa Nutridentiz có chứa các thành phần như sáp ong trong cồn, lá trầu không, cùi quả cau và vỏ quả chay:

Sáp ong trong cồn: Trong sáp ong chứa hơn 200 vitamin và khoáng chất giúp tăng cường dinh dưỡng cho nướu lợi. Ngoài ra, thành phần Flavonoid trong sáp ong giúp sát khuẩn, tiêu viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm cũng như chảy máu chân răng hiệu quả.

Lá trầu không: Trong lá trầu có chứa vitamin C, vitamin nhóm B giúp tăng cường dinh dưỡng cho nướu lợi. Ngoài ra, thành phần tinh dầu, tanin có công dụng sát khuẩn, chống viêm lợi xuất hiện.

Cùi quả cau: Trong cùi quả cau có chứa thành phần alkaloid giúp kháng khuẩn, kháng nấm rất tốt. Ngoài ra hoạt chất polyphenol trong quả cau cũng giúp tổn thương tại nướu lợi mau lành lại. 

Vỏ quả chay: Vỏ quả chay chứa thành phần hoạt chất nhóm phelonic có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện chứng viêm lợi. Ngoài ra, vỏ quả chay cũng giúp làm sạch răng miệng, cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.

Dung dịch nha khoa Nutridentiz được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên với các công dụng: 

  • Ngăn ngừa tổn thương tại nướu, cải thiện tình trạng viêm lợi. 

  • Tăng cường dinh dưỡng cho tế bào nướu lợi, giúp chúng ngày càng chắc khỏe.

  • Làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa hơi thở có mùi khó chịu.

nutridentiz-cai-thien-tinh-trang-viem-loi.webp

Nutridentiz cải thiện tình trạng viêm lợi

Dung dịch nha khoa Nutridentiz được chuyên gia đánh giá cao với công dụng bảo vệ sức khỏe răng miệng. Chuyên gia Phạm Hưng Củng đã nhận định rằng: “Các trường hợp bị hôi miệng, hơi thở có mùi hay viêm lợi nên sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz. Sản phẩm chứa thành phần sáp ong trong cồn cùng với lá trầu không, quả cau giúp tăng cường dinh dưỡng cho nướu, kháng khuẩn, cầm máu, giảm mùi hôi miệng”. Mời bạn theo dõi chi tiết trong video dưới đây:

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm súc miệng khác nhau, nhưng Nutridentiz vẫn được nhiều khách hàng tin dùng vì tính hiệu quả mà sản phẩm đem lại. Tiêu biểu là trường hợp ông Nguyễn Thế Thiện ở phường Trần Tế Xương - Nam Định hơn 10 năm gặp phải vấn đề hôi miệng, viêm chân răng do hút thuốc, uống rượu nhiều. Sau khi biết đến sản phẩm Nutridentiz các bệnh lý răng miệng của ông đã được cải thiện rõ rệt.

ong-thien-phan-khoi-khoe-nu-cuoi-tuoi-voi-ham-rang-chac-khoe-hoi-tho-thom-tho.webp

Ông Thiện phấn khởi khoe nụ cười tươi với hàm răng chắc khỏe hơi thở thơm tho

Mẹo phòng tránh viêm lợi tái phát trở lại

Viêm lợi có thể xuất hiện hay tái phát khi chế độ ăn uống sinh hoạt, vệ sinh răng miệng không hợp lý. Vì vậy để tránh viêm lợi quay trở lại, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng mỗi ngày đúng cách là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng – điển hình là viêm lợi. Do đó hãy đánh răng sạch sẽ ít nhất 2 lần/ngày để làm sạch khoang miệng. Sử dụng loại bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng tránh gây tổn thương lợi. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng chỉ nha khoa, súc miệng bằng các dung dịch có thành phần thảo dược như Nutridentiz mỗi ngày để tăng thêm hiệu quả làm sạch răng miệng.

Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ hãy giao dục, dạy bé cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ từ nhỏ. Việc làm này sẽ tạo thói quen cho bé, ý thức được tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng lâu dài về sau.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Hệ miễn dịch suy yếu dễ dẫn đến viêm nướu lợi. Vì vậy hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là vitamin C. Ngoài ra, những món ăn cứng, khó nhai cũng cần tiết chế để tránh gây tổn thương cho lợi.

Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ

Răng miệng dễ gặp phải các vấn đề về bệnh lý do đó cần tiến hành thăm khám, chăm sóc định kỳ. Hãy đi kiểm tra sức khỏe răng miệng ít nhất 6 tháng một lần, tiến hành lấy cao răng (nếu có) để tránh viêm lợi xuất hiện.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh viêm lợi cùng cách điều trị và phòng tránh. Hãy vệ sinh răng miệng hàng ngày, kết hợp lối sống khoa học và sử dụng dung dịch Nutridentiz để ngăn ngừa viêm lợi nhé. Nếu có thông tin nào còn thắc mắc về vấn đề chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0902207582 để được hỗ trợ thêm.

Link tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/241721

https://www.webmd.com/oral-health/guide/gingivitis-periodontal-disease

https://www.msdmanuals.com/professional/dental-disorders/periodontal-disorders/gingivitis

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích