5 nguyên nhân gây hôi miệng mà rất ít người biết!

Ngoài những lý do của bệnh hôi miệng hay gặp như sâu răng, cao răng, viêm chân răng, trào ngược dạ dày thực quản,... Còn có những nguyên nhân gây hôi miệng nào mà ít người biết? Mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu nhé!

Tác giả: Kiều Hương  Cố vấn nội dung: Phạm Hưng Củng 

5 nguyên nhân gây hôi miệng mà ít người biết

Hôi miệng thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng khi chúng ta thức dậy. Tình trạng này tuy không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người, nhưng đôi khi làm cản trở sự giao tiếp hàng ngày. Dưới đây bài viết sẽ trình bày về 5 nguyên nhân gây hôi miệng ít gặp mà chúng ta thường bỏ qua.

1. Thừa cân

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một người bị thừa cân thì hơi thở của họ có nhiều khả năng sẽ có mùi khó chịu. Nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để lý giải nguyên nhân vì sao lại có hiện tượng này. Một số giả thuyết được đưa ra đó là có thể do sự rối loạn chức năng sinh học ở những người bị béo phì hoặc do người béo phì thường bị căng thẳng bởi sự kỳ thị về cân nặng của họ.

Thừa cân có thể là nguyên nhân gây hôi miệng 

Thừa cân có thể là nguyên nhân gây hôi miệng

2. Bị bệnh nặng

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Colorado ở Boulder, hơi thở hôi ở mỗi người là khác nhau và không phải tất cả hơi thở đều được tạo ra như nhau, sự khác biệt giữa các mùi hôi này có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tật. Ví dụ, methylamine dư thừa có thể báo hiệu bệnh gan và thận, amoniac có thể là dấu hiệu suy thận, nồng độ axeton cao có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường và nồng độ nitric oxide có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh hen suyễn. Một nghiên cứu riêng biệt đã phát hiện ra rằng, một sự pha trộn nhất định của khí thở hôi thậm chí có thể là biểu hiện của ung thư cổ họng ác tính. Bạn không thể tự nhận biết mùi hôi miệng cảnh báo bệnh lý nào, vậy nên hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị hôi miệng mạn tính. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm nguyên nhân chính xác cũng như hướng xử trí chúng hiệu quả.

 

Mắc các bệnh mạn tính cũng có thể gây ra hôi miệng

 Mắc các bệnh mạn tính cũng có thể gây ra hôi miệng

3. Tập thể dục quá mức

Các vận động viên có tỷ lệ thở cao hơn so với người bình thường. Trong số những người tập thể dục ngoài trời, có khoảng 1/10 trong số đó phải trải qua một số vấn đề về hô hấp như hen suyễn, thở khò khè, khô miệng. Vận động viên đi xe đạp là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất với tỷ lệ gần 50%. Cũng theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý này đó chính là không khí ngoài trời. Hít thở không khí trong lành tưởng chừng như là điều rất tốt với sức khỏe, thế nhưng khi hít quá nhiều không khí lạnh mùa đông thì bạn sẽ bị khô miệng và gây ra chứng hôi miệng. Còn với các tháng ấm áp hơn, trong không khí lại có những tác nhân dễ gây kích ứng như phấn hoa, ô nhiễm môi trường tàn phá hệ hô hấp của bạn và gây hôi miệng. Điều này không có nghĩa là bạn nên bỏ tập thể dục, nhưng thay vào đó bạn có thể giới hạn thời gian tập thể dục ngoài trời khi trời rất lạnh hay trong mùa dị ứng hoặc ở những khu vực bị ô nhiễm.

 Tập thể dục quá mức ngoài trời cũng có thể gây hôi miệng

Tập thể dục quá mức ngoài trời cũng có thể gây hôi miệng

4. Bị bệnh tim

Bệnh răng miệng và bệnh tim được liên kết chặt chẽ với nhau, bởi vậy, viêm lợi là dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề về tim mạch, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Nghiên cứu Nha khoa Quốc tế và Mỹ. Và một trong những dấu hiệu chính của bệnh răng miệng là hôi miệng. Nếu bạn đang bị hôi miệng mạn tính, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn kiểm tra các vấn đề về tim mạch nhé.

5. Sinh sớm hơn dự kiến

Phụ nữ mang thai cần phải đặc biệt chú ý đến chứng hôi miệng, theo Viện Hàn lâm Nha khoa Hoa Kỳ. Phụ nữ mắc bệnh răng miệng thường được biểu hiện bằng chứng hôi miệng có nhiều khả năng sinh con nhẹ cân hoặc sinh non. Đây là lý do tại sao phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý đến hơi thở của mình, bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo một điều nghiêm trọng sắp xảy ra.

>>>Xem thêm: 6 mẹo hay chữa hôi miệng ngay tại nhà

Giải pháp đẩy lùi hôi miệng nhờ dung dịch súc miệng có nguồn gốc từ thiên nhiên

Như vậy, bên trên là 5 nguyên nhân gây hôi miệng mà rất ít người biết. Nếu bạn đang bị hôi miệng mạn tính mặc dù đã chữa bằng nhiều cách, hãy đi thăm khám để được chẩn đoán một cách chính xác nhất.

Ngoài ra, để cải thiện hôi miệng một cách nhanh chóng, đơn giản, các bạn có thể sử dụng một số dung dịch súc miệng, điển hình như Nutridentiz. Sản phẩm có thành phần chính là dịch chiết sáp ong trong cồn, dịch chiết lá trầu không dịch chiết vỏ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, có tác dụng sát khuẩn rất mạnh, giảm viêm, làm giảm mùi hôi miệng hiệu quả, an toàn. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết nâng cao sức khỏe của lợi, săn se niêm mạc lợi từ đó giúp răng chắc, lợi khỏe, ngăn ngừa các bệnh lý răng lợi gây hôi miệng hiệu quả hơn.

 

Dung dịch nha khoa Nutridentiz hỗ trợ điều trị hôi miệng 

Dung dịch nha khoa Nutridentiz hỗ trợ điều trị hôi miệng

tong-dai-tu-van

Cảm nhận của khách hàng

>>> Ông Nguyễn Văn Phon (tên thường gọi là Phong, sinh năm 1964, thường trú tại 97 Phùng Hưng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện làm việc tại Đồng Nai – SĐT: 0908.358.280) đã cải thiện tình trạng hôi miệng, chảy máu chân răng sau khi dùng Nutridentiz

Xem chi tiết chia sẻ của ông Phon về cách cải thiện tình trạng hôi miệng, chảy máu chân răng TẠI ĐÂY.

Chị Hồng và chị Loan đã cải thiện tình trạng hôi miệng, chảy máu chân răng sau khi sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz:

 

dat-mua-ngay-nutridentiz

Đánh giá của chuyên gia

TS. Phạm Hưng Củng tư vấn về cách chữa hôi miệng, chảy máu chân răng trong video sau đây:

Xem thêm đánh giá của chuyên gia TẠI ĐÂY

Như vậy, bài viết đã trình bày cho các bạn độc giả 5 nguyên nhân gây hôi miệng ít gặp khác ngoài một số lý do phổ biến mà chúng ta đã biết. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra giải pháp giúp cải thiện hôi miệng an toàn bằng dung dịch nha khoa Nutridentiz.

Để được tư vấn về vấn đề hôi miệng và dung dịch nha khoa Nutridentiz, quý độc giả vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích