Tổng quan về hôi miệng và cách trị hơi thở "rau mùi" hiệu quả

Hôi miệng khiến hơi thở có mùi khó chịu, gây nhiều phiền phức đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến gây ra hôi miệng cùng hướng xử lý nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng là hiện tượng hơi thở có mùi bất thường. Tùy từng nguyên nhân khác nhau mà hơi thở sẽ có mùi chua, mùi kim loại hay mùi thịt thối. Dù là nguyên nhân nào thì hôi miệng đều gây cản trở trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

Những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng 

Hôi miệng xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như lười vệ sinh răng miệng, mắc bệnh lý thậm chí ngay sau khi ăn đồ ăn có mùi. Cụ thể:

Nguyên nhân gây hôi miệng tạm thời

Đây là những yếu tố khiến hơi thở của bạn nhanh chóng có mùi hôi khó chịu, điển hình như:

Ăn thực phẩm có mùi: Những thực phẩm như hành, tỏi có chứa hàm lượng sulphur cao, khi ăn nhanh chóng tạo ra mùi bất thường trong hơi thở.

Hôi miệng khi mới thức dậy: Trong khi ngủ, tuyến nước bọt giảm bài tiết nên miệng sẽ bị khô. Vi khuẩn sẽ có điều kiện phát triển gây ra tình trạng hôi miệng. 

Hút thuốc lá: Khói thuốc có chứa nicotin và hàng ngàn chất độc hại khác gây ra khô miệng, hôi miệng. Không những thế, người hút thuốc lá cũng dễ mắc các bệnh răng miệng như vàng răng, viêm lợi, tụt lợi.

nhung-truong-hop-hut-thuoc-la-thuong-bi-hoi-mieng-dai-dang.webp

Những trường hợp hút thuốc lá thường bị hôi miệng dai dẳng

Lười vệ sinh răng miệng

Những trường hợp vệ sinh răng miệng kém dễ dẫn đến tình trạng hôi miệng. Hàng ngày, khoang miệng là nơi tiếp nhận lượng lớn thức ăn, đồ uống nên mảng bám sẽ bị mắc lại tại kẽ chân răng. Nếu không loại bỏ sau khi ăn, vi khuẩn sẽ có cơ hội tiếp cận và phân hủy, tạo ra mùi khó chịu.

Bệnh răng miệng khiến hơi thở có mùi

Những người mắc bệnh lý răng miệng, điển hình là cao răng thì hơi thở sẽ có mùi hôi khó chịu. Cao răng hình thành dần theo thời gian do sự kết hợp của 3 yếu tố là mảng bám, vi khuẩn và nước bọt. Nếu không xử lý, cao răng dễ gây kích ứng lợi và viêm lợi, tăng nguy cơ sâu răng, khiến hôi miệng càng trầm trọng hơn.

Nguyên nhân gây hôi miệng khác

Một số trường hợp có thể gặp phải tình trạng hôi miệng do các yếu tố như:

Sử dụng thuốc: Điều trị với các nhóm thuốc tăng huyết áp, thuốc an thần, thuốc sắt cho phụ nữ mang thai khiến hơi thở có mùi kim loại. Hiện tượng này sẽ mất đi khi ngưng sử dụng thuốc.

Bệnh lý dạ dày: Trào ngược dạ dày – thực quản làm dịch vị chứa acid bị đẩy ngược lên, khiến hơi thở có mùi hôi và chua.

Nhiễm khuẩn đường mũi họng: Những bệnh lý gây viêm nhiễm đường mũi họng cũng gây ra mùi hôi do nhiễm khuẩn.

>>>XEM THÊM: Tại sao hơi thở có mùi hôi? Điểm danh ngay 9 lý do thường gặp sau đây

Ảnh hưởng tiêu cực của hôi miệng đến cuộc sống

Những nguyên nhân hôi miệng tạm thời xuất hiện nhanh chóng nhưng cũng có thể giảm bớt khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Tuy nhiên, những trường hợp bị hôi miệng kinh niên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, giao tiếp hàng ngày.

Những người xung quanh dễ bị mất thiện cảm, không thoải mái khi giao tiếp với người hôi miệng. Thậm chí, hơi thở có mùi khó chịu còn khiến bạn gặp trở ngại trong công việc.

hoi-mieng-co-the-gay-anh-huong-den-cong-viec.webp

Hôi miệng có thể gây ảnh hưởng đến công việc

Cách chữa hôi miệng hiệu quả nhất

Hôi miệng tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ là rào cản lớn trong giao tiếp, sinh hoạt. Vì vậy, cần phát hiện và xử lý hôi miệng từ sớm theo những cách sau:

Chữa hôi miệng tạm thời

Bạn có thể làm giảm mùi hôi miệng nhanh chóng bằng cách sử dụng xịt thơm miệng hay nhai kẹo cao su. Những cách này sẽ giúp loại bỏ hôi miệng lúc cần gấp hay sau khi ăn thực phẩm có mùi.

Khắc phục nguyên nhân gây hôi miệng

Để hơi thở “rau mùi” được xử lý hoàn toàn cần điều trị các nguyên nhân như cao răng, sâu răng hay bệnh lý gây hôi miệng, bao gồm:

  • Tiến hành loại bỏ cao răng nếu có.
  • Chữa sâu răng bằng cách hàn răng, diệt tủy hay nhổ răng và thay thế răng giả mới.
  • Điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc ức chế tiết acid dịch vị hay thuốc giảm nhu động dạ dày.

Biện pháp ngăn ngừa hôi miệng tái phát

Hôi miệng có thể dễ dàng quay trở lại vào bất cứ thời điểm nào. Do đó, để hạn chế hơi thở có mùi hiệu quả, bạn hãy thực hiện theo những cách sau:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng là cách đơn giản mà hiệu quả để ngăn ngừa bệnh lý răng lợi gây ra hôi miệng. Vì vậy, hãy chải răng đúng cách 2 lần mỗi ngày hoặc sau khi ăn thực phẩm có mùi. Kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa để tăng thêm hiệu quả loại sạch mảng bám.

Khám nha khoa định kỳ

Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm những bệnh lý răng miệng để có hướng khắc phục, điều trị hiệu quả.

Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên ngăn ngừa hôi miệng tái phát

Từ lâu, dân gian đã hay sử dụng thảo dược thiên nhiên để làm sạch, ngăn ngừa các bệnh răng miệng. Những nguyên liệu thiên nhiên gần gũi với chúng ta như sáp ong, lá trầu, quả cau có tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ. Sử dụng kết hợp các nguyên liệu này giúp ngăn ngừa cao răng, sâu răng hay viêm lợi, từ đó giúp hơi thở luôn được thơm mát.

chua-hoi-mieng-kinh-nien-bang-cac-nguyen-lieu-thien-nhien.webp

Chữa hôi miệng kinh niên bằng các nguyên liệu thiên nhiên

Nutridentiz – Giải pháp khắc phục chứng hôi miệng hiệu quả

Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên khắc phục chứng hôi miệng được nhiều người lựa chọn vì lành tính, thân thiện với sức khỏe, không gây ra các tác dụng phụ. Nổi bật trên thị trường hiện nay là dung dịch nha khoa Nutridentiz – sản phẩm chuyên biệt giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Sản phẩm Nutridentiz chứa thành phần bao gồm chiết xuất sáp ong trong cồn, chiết xuất lá trầu không, chiết xuất cùi quả cau, chiết xuất vỏ rễ chay. Đây là những thảo dược rất gần gũi với người Việt, đã được sử dụng qua hàng ngàn năm giúp răng lợi chắc khỏe.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong sáp ong chứa dược chất nhóm flavonoid, có khả năng chống lại vi khuẩn trong khoang miệng, hạn chế hình thành cao răng từ đó giúp ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả. Không những thế, sự kết hợp với các thảo dược khác như lá trầu, quả cau giúp tăng khả năng sát khuẩn, răng lợi được khỏe mạnh hơn.

nutridentiz-dung-dich-nha-khoa-giup-danh-bay-hoi-mieng.webp

Nutridentiz – dung dịch nha khoa giúp đánh bay hôi miệng

Sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz đều đặn hàng ngày sẽ giúp:

  • Hơi thở luôn thơm tho, ngăn ngừa hôi miệng xuất hiện từ đó mang lại sự tự tin và thoải mái khi giao tiếp.
  • Ngăn ngừa bệnh lý răng lợi như viêm lợi, viêm chân răng, chảy máu chân răng.
  • Giúp răng lợi chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ mất răng sớm.

Kể từ khi ra mắt trên thị trường, sản phẩm Nutridentiz đã nhận được sự tin tưởng của người dùng, nhiều chuyên gia đánh giá cao. Chuyên gia Phạm Hưng Củng đã có những đánh giá về sản phẩm Nutridentiz như sau: “Các trường hợp bị hôi miệng, sâu răng hay chảy máu chân răng nên kết hợp sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz. Sản phẩm có chứa thành phần sáp ong trong cồn, cùi quả cau, lá trầu giúp loại bỏ mảng bám, giúp răng lợi chắc khỏe”

chuyen-gia-pham-hung-cung-trong-chuong-trinh-tu-van-suc-khoe-1.webp

Chuyên gia Phạm Hưng Củng trong chương trình tư vấn sức khỏe

Đã có rất nhiều người dùng dung dịch nha khoa Nutridentiz đem lại hiệu quả cao trong việc khắc phục bệnh lý răng miệng. Tiêu biểu là trường hợp của chị Đỗ Thị Thu Hoài trú ở huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Hơn 10 năm phải chịu tình trạng hôi miệng, chảy máu chân răng do sâu răng nên chị rất ngại giao tiếp với mọi người. Kể từ khi sử dụng sản phẩm Nutridentiz, tình trạng hôi miệng đã được cải thiện, lợi đã chắc khỏe hơn, không bị chảy máu chân răng nữa. 

chi-hoai-su-dung-nutridentiz-giup-day-lui-tinh-trang-hoi-mieng-sau-rang.webp

Chị Hoài sử dụng Nutridentiz giúp đẩy lùi tình trạng hôi miệng, sâu răng

Hôi miệng cần xử lý sớm để không gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc. Hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách chải răng, sử dụng chỉ nha khoa kết hợp với sản phẩm Nutridentiz nhé. Nếu có thông tin nào còn thắc mắc hãy liên hệ đến số điện thoại 0902. 207.582 để được tư vấn.

>>>XEM THÊM: Mách bạn 5 bài thuốc từ dân gian trị hôi miệng hiệu quả

Link tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27633295/

https://www.mouthhealthy.org/en/az-topics/h/halitosis

https://www.scielo.br/j/rbfar/a/L8p4TbmXVtpNJrzF395SyBB/?lang=en

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích