Nhiều người than phiền rằng gặp phải tình trạng miệng có mùi chua, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt. Vậy tại sao miệng có mùi chua? Cách nào giúp cải thiện tình trạng miệng có mùi chua? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc trên nhé!
Tại sao miệng có mùi chua?
Có rất nhiều yếu tố khiến hơi thở có mùi chua. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến thức ăn còn sót lại, vi khuẩn sẽ phân hủy những đồ ăn còn dính lại trong răng miệng. Sự kết hợp giữa vi khuẩn và thức ăn phân hủy có thể tạo ra mùi chua.
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến miệng có mùi chua
Chế độ ăn uống không hợp lý
Miệng có mùi chua khi bạn ăn những thực phẩm mùi nồng. Khi ấy, dạ dày sẽ hấp thu những chất dầu trong đồ ăn. Chất dầu này ngấm vào máu, và đi tới phổi, thải ra theo khí thở ra. Điều này sinh ra mùi trong hơi thở và có thể tồn tại đến 72 giờ sau ăn.
Khô miệng
Khô miệng có thể là một trong những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi chua. Nước bọt giúp làm sạch miệng và giảm “mùi”. Chính vì vậy, khi bị khô miệng do tuyến nước bọt, ngủ há miệng, hoặc do sử dụng một số loại thuốc nào đó có thể dẫn đến miệng có mùi chua.
Bệnh về nướu răng
Khi mảng bám tồn tại lâu trên răng sẽ hình thành cao răng. Đánh răng không thể loại bỏ sạch được cao răng sẽ gây kích thích nướu răng. Đặc biệt có thể bị sâu răng, tạo ra các hốc nhỏ giữa răng và nướu khiến đồ ăn, vi khuẩn, mảng bám tích tụ, dẫn đến miệng có mùi chua.
Thở bằng miệng
Thở bằng miệng làm nước bọt bay hơi, gây khô miệng, dẫn đến khả năng làm sạch vi khuẩn của nước bọt bị giảm, xuất hiện tình trạng miệng có mùi chua. Tình trạng này thường gặp ở một số người thở bằng miệng khi ngủ, tập thể dục,...
Niềng răng
Thức ăn sẽ bám trên các thiết bị niềng răng, chỉnh nha như răng giả và cầu răng cố định, khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, làm miệng có mùi chua.
Niềng răng là một trong những trường hợp hơi thở có mùi chua
Nướu lợi thiếu chất dinh dưỡng
Mặc dù có rất nhiều yếu tố khiến miệng có mùi chua kể trên nhưng nguyên nhân sâu xa là do nướu lợi thiếu chất dinh dưỡng. Khi nướu, lợi không được cung cấp đủ dinh dưỡng, dẫn đến kém chắc khỏe, không đủ khả năng chống lại vi khuẩn, virus từ môi trường, khiến viêm nhiễm hình thành, gây tổn thương niêm mạc miệng và dẫn đến tình trạng miệng có mùi chua.
>>> Xem thêm: Tại sao hơi thở có mùi aceton?
Cách cải thiện tình trạng miệng có mùi chua
Miệng có mùi chua gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của người mắc. Dưới đây là một số cách giúp cải thiện tình trạng miệng có mùi chua:
- Đánh răng 2 lần/ngày và ít nhất 2 phút/lần. Sau mỗi bữa ăn, nên chờ ít nhất khoảng 30 phút rồi mới đánh răng. Đánh răng ngay sau khi ăn, axit có thể tấn công men răng, gây tổn thương. Khi đánh răng, lưu ý chải lưỡi cho sạch, vì đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn và các mảnh vụn thức ăn ẩn trong nước bọt.
- Uống đủ nước để hạn chế tình trạng khô miệng, cải thiện tình trạng miệng có mùi chua.
- Thay bàn chải khoảng 3 tháng/lần.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa flour.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
- Sử dụng nước súc miệng để hơi thở có mùi dễ chịu.
- Hạn chế uống cà phê, hút thuốc, không sử dụng các đồ uống có chứa cồn.
Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp cải thiện tình trạng miệng có mùi chua
>>> Xem thêm: Bị tụt lợi có nên niềng răng không?
Dung dịch nha khoa Nutridentiz – Giải pháp cải thiện tình trạng miệng có mùi chua
Bên cạnh các biện pháp trên, hiện nay, để cải thiện tình trạng miệng có mùi chua, nhiều người sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz và cho hiệu quả tích cực.
Dung dịch nha khoa Nutridentiz giúp cải thiện miệng có mùi chua hiệu quả
Sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên, đã được ứng dụng hàng ngàn năm trong khắc phục những bệnh răng lợi như: Sáp ong trong cồn (thành phần chính), lá trầu không, cùi quả cau, vỏ chay, mang tới tác dụng vượt trội:
+ Kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa vi khuẩn, loại bỏ cặn thức ăn, mảng bám, vi khuẩn “trú ẩn” tại khe kẽ: Lá trầu không, cùi quả cau, vỏ chay.
+ Nâng cao miễn dịch, tăng cường dinh dưỡng cho tế bào nướu lợi, giúp chúng ngày càng chắc khỏe: Lá trầu không, vỏ chay.
+ Giúp chân răng se khít, giảm đau, ngăn ngừa chảy máu, làm thơm miệng tự nhiên: Sáp ong trong cồn, lá trầu không, vỏ chay.
Trong chương trình Tư vấn sức khỏe trên kênh Truyền hình Quốc Hội, khi nói về thành phần chính sáp ong của sản phẩm Nutridentiz, chuyên gia Văn Trọng Lân đã có những chia sẻ: “Nghiên cứu tại Đức cho thấy, trong sáp ong chứa tới 210 vitamin, khoáng chất giúp kháng khuẩn, loại trừ những vi sinh vật gây bệnh trong khoang miệng - nguyên nhân gây ra phần lớn các bệnh răng miệng. Một nghiên cứu khác tại Trung Quốc cho thấy, trong cùi quả cau chứa hơn 59 hợp chất như: Alcaloid, flavonoid, axit béo... giúp nuôi dưỡng các tế bào lợi, làm lợi săn chắc”. Mời bạn đọc lắng nghe chi tiết qua video sau:
Người dùng chia sẻ
Dung dịch nha khoa Nutridentiz được nhiều người mắc các bệnh răng miệng như: Đau nhức răng, hôi miệng, sâu răng, viêm lợi,... tin tưởng sử dụng và cho hiệu quả tích cực. Tiêu biểu là trường hợp của chị Đỗ Thị Thu Hoài (trú tại xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt 10 năm liên tục bị sâu răng, hôi miệng, tụt lợi đeo bám nên rất ngại giao tiếp với mọi người. Nhờ sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz, tình trạng răng miệng được cải thiện tích cực, chị tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày. Xem thêm chia sẻ của chị Hoài qua video sau:
Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về miệng có mùi chua. Hãy sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, ngăn ngừa tái phát, bạn nhé!
Nếu còn thắc mắc về miệng có mùi chua hoặc dung dịch nha khoa Nutridentiz, bạn vui lòng liên hệ đến tổng đài 1800.6103 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/ Viber: 0902.207.582 hoặc để lại thông tin bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng.
Thanh Huyền