Hôi miệng có thể xảy ra với bất cứ ai và mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải chứng bệnh này. Mức độ nặng nhẹ tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Chứng hôi miệng mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng đây lại chính là vấn đề ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới tâm lý, tình cảm và giao tiếp của người mắc phải. Dưới đây là 6 quan niệm sai lầm về chứng bệnh này mà hầu hết mọi người đều đã từng mắc phải.
6 quan niệm sai lầm về chứng hôi miệng, ai cũng mắc phải mà không hề hay biết
1. Chỉ cần thở vào bàn tay úp lại trên miệng là bạn có thể biết chắc chắn bạn có bị hôi miệng hay không
Đó là quan điểm sai lầm, vấn đề của phương pháp này là việc thở vào tay có thể không đẩy hơi thở từ phần cuống họng ra giống như khi bạn nói chuyện. Vì thế, khi thở vào tay, bạn có thể đã không thở ra một số mùi có thể xuất phát từ sau lưỡi tạo ra – đó mới chính là vị trí chính gây ra hôi miệng.
6 quan niệm sai lầm về chứng hôi miệng
Để xác định chính xác bạn có bị hôi miệng hay không, bác sĩ sẽ có các phương pháp kiểm tra:
- Nói chuyện với người mắc sao cho hơi thở ở khoảng cách chỉ cách mũi bác sĩ 5cm.
- Dùng một muỗng nhỏ nạo suốt dọc bề mặt lưỡi và ngửi chúng.
- Chất đọng trên chỉ tơ nha khoa đã được dùng để cọ răng hoặc để một chút nước bọt của người mắc hôi miệng lên một đĩa petri bỏ trong lồng nhiệt độ 37 độ C trong 5 phút rồi ngửi.
- Máy phát hiện mùi hôi miệng có thể phát hiện ra một số loại khí nhưng điểm bất cập là máy này chỉ kiểm tra được một số loại khí nhất định mà không phát hiện đầy đủ cả các loại khác.
- Một phương pháp nữa cũng thường được sử dụng là dựa vào "sắc ký khí" để đo hàm lượng sulphur trong không khí nhưng đòi hỏi các thiết bị y tế đặc biệt mà không phải phòng khám nào cũng có.
2. Nếu bạn bị hôi miệng, chắc chắn bạn đang mắc bệnh nguy hiểm
Đa số hôi miệng bắt nguồn từ hợp chất sulphur dễ bay hơi – đây là loại khí có mùi hôi đặc trưng. Hyrdogen sulphide, với mùi đặc trưng là trứng thối, là một trong những thủ phạm chính nhưng tệ hơn là một chất có tên ethyl mercaptan, thường được mô tả là có mùi như bắp cải thối rữa. Đó là hợp chất khiến nước tiểu của một số người trở nên có mùi cực kỳ khó chịu sau khi họ ăn măng tây.
Các hợp chất này được tạo ra khi thức ăn thừa bám vào kẽ răng và bị vi khuẩn phân hủy. Thông thường, mùi hôi do thực phẩm sẽ mất đi sau một vài giờ, thế nhưng, điều này lại làm cho vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn và tấn công nướu của bạn gây viêm nướu, nhiễm trùng nướu và hình thành các mảng bảm trên răng gây ra mùi hôi miệng mạn tính. Theo thống kê, có tới 85% người bị hôi miệng là do các bệnh lý tại miệng và vệ sinh răng miệng không tốt, còn lại là do các bệnh lý khác.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp hơi thở khó chịu sinh ra vì một bệnh ở cơ quan khác trên cơ thể như tai, mũi, thận, phổi hoặc cổ họng nhưng khi các bộ phận này có bệnh, hiếm khi nào hôi miệng là dấu hiệu duy nhất.
3. Chỉ cần sử dụng nước súc miệng là sẽ hết hôi miệng
Điều đầu tiên rất nhiều người làm khi nghi ngờ bản thân bị hôi miệng là đi súc miệng. Hương bạc hà hay đinh hương tất nhiên có thể che giấu đi mùi hôi trong thời gian ngắn và rất nhiều chất trong nước súc miệng có chất khử trùng. Bạn nghĩ rằng chỉ cần sử dụng các loại nước súc miệng có chất sát khuẩn và làm thơm có nghĩa là bạn sẽ hết hôi miệng. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm! Hiện nay có một số nguồn thông tin cho rằng, nước súc miệng thông thường có thể gây mất nước, làm khô miệng và khiến tình trạng hôi miệng nặng hơn.
Nếu bạn bị hôi miệng, bạn cần nhiều hơn thế, ngoài sát khuẩn và làm thơm, bạn còn cần một sản phẩm có tác dụng trị viêm nhiễm vùng nướu và cung cấp dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe của nướu răng và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng tốt hơn.
4. Chỉ cần chải răng sau mỗi bữa ăn là hết hôi miệng
Chải răng sau mỗi bữa ăn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng là đúng, tuy nhiên chưa đủ. Bàn chải đánh răng sẽ không giúp bạn loại bỏ hết thức ăn thừa trong kẽ răng, mảng bám nên chỉ chải răng thôi là không đủ để chăm sóc răng miệng tốt nhất. Bạn nên sử dụng chỉ tơ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn. Uống nhiều nước mỗi ngày làm sạch khoang miệng và tránh để miệng bị khô. Làm sạch lưỡi bằng một thiết bị làm sạch lưỡi.
5. Có vi khuẩn trong miệng là không tốt
Trong khoang miệng mỗi người đều có một quần thể 100 - 200 vi sinh vật. Trong đó có cả những vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Thay vì tìm cách loại bỏ tất cả vi khuẩn ra khỏi miệng, các nhà khoa học đang cố tìm cách để tìm ra một hợp chất phù hợp, tấn công đúng loại vi khuẩn và loại bỏ chúng hoặc sử dụng các probiotic để khuyến khích phát triển một số loại vi khuẩn khác trong miệng.
6. Không nên lấy cao răng
Nhiều người thấy rằng, sau khi lấy cao răng, họ thường bị chảy máu chân răng và ê răng. Chính vì vậy, họ nghĩ rằng việc lấy cao răng là sai lầm.
Nhưng sự thật là cao răng cần phải được loại bỏ và việc này cần được làm định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần. Cao răng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng hôi miệng. Các mảng bám cao răng là nơi “trú ẩn” của vi khuẩn sinh sôi và gây mùi. Cao răng nếu được lấy thường xuyên sẽ không có cơ hội làm tổn thương nướu của bạn và từ đó sẽ không gây chảy máu chân răng sau khi lấy cao răng nữa.
“Quét sạch” nguyên nhân gây hôi miệng nhờ dung dịch nha khoa từ thảo dược
Khảo sát cho thấy, hầu hết những ai mắc phải chứng hôi miệng đều có chung cảm giác ngại nói chuyện với những người khác và luôn cảm thấy mất tự tin, ảnh hưởng đến công việc và giao tiếp. Điều này có ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với những người có công việc thường xuyên giao tiếp như giáo viên, hướng dẫn viên du lịch, ca sĩ, người bán hàng,…và đặc biệt là trong quan hệ vợ chồng. Thậm chí có những người vì sợ người phát hiện ra mùi hôi của mình đã hạn chế tới mức tối đa việc giao tiếp hằng ngày. Thấu hiểu được nỗi khổ của những người mắc phải căn bệnh “nhạy cảm” này, các nha sĩ khuyên bạn nên sử dụng các loại dung dịch nha khoa có nguồn gốc từ thảo dược để chăm sóc răng miệng hàng ngày, trị hôi miệng tốt nhất. Đi tiên phong trong lĩnh vực này đó là dung dịch nha khoa Nutridentiz. Ưu điểm nổi bật của Nutridentiz chính là thành phần có trong dung dịch. Hầu hết các thành phần đều là những dược liệu dân gian: Dịch chiết sáp ong trong cồn, dịch chiết vỏ chay, dịch chiết lá trầu không, dịch chiết cùi quả cau có tác dụng nuôi dưỡng nướu từ sâu bên trong, giúp nướu và răng luôn chắc khỏe, từ đó, ngăn chặn và làm giảm mùi hôi miệng hiệu quả. Đồng thời sự kết hợp hiệp lực tác động giữa sáp ong và dịch chiết vỏ chay, cùi quả cau, lá trầu không đều có tác dụng sát khuẩn, là một loại kháng sinh tự nhiên mạnh từ đó chống viêm loét, cầm máu, giảm sưng, làm các vết thương trong khoang miệng chóng lành, ngăn ngừa hôi miệng tốt nhất! Chính vì vậy, Nutridentiz dần trở thành “chìa khóa vàng” đóng chặt cửa ngăn chặn tất cả các nguy cơ bệnh lý răng miệng đặc biệt là hôi miệng.
Nutridentiz hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích về chứng hôi miệng, giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc răng miệng cũng như cách “tiêu diệt” chứng hôi miệng hiệu quả nhất!
Rất nhiều người trên cả nước đã cải thiện tình trạng bệnh răng lợi, ngăn ngừa kịp thời hôi miệng chỉ trong một thời gian rất ngắn sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz súc miệng hàng ngày. Dưới đây là những phản hồi tiêu biểu:
Dưới đây là đánh giá của BSCKI. Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Đông y Hòa Bình về tác dụng của dung dịch nha khoa súc miệng Nutridentiz, mời quý độc giả cùng lắng nghe:
Để được tư vấn về bệnh viêm lợi và dung dịch nha khoa Nutridentiz, quý độc giả vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).
Hoàng Anh