Hôi miệng có lây không? Đọc ngay bài này!

Rất nhiều người cho biết, họ luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày nhưng vẫn bị hôi miệng khiến họ cảm thấy vô cùng xấu hổ khi giao tiếp, mất tự tin đặc biệt là với người yêu của mình. Họ lo lắng không biết làm gì để khắc phục tình trạng hôi miệng và băn khoăn không biết hôi miệng có lây không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Hôi miệng là gì?

Bệnh hôi miệng hay còn gọi là chứng hôi miệng là tình trạng hơi thở phát ra từ miệng của một người khi nói có mùi khó chịu, hôi thối dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Hôi miệng và hơi thở hôi là hai khái niệm khác nhau, hôi miệng là mùi bất thường ngay trong khoang miệng, còn hơi thở hôi là khi ngậm miệng chỉ thở ra bằng mũi vẫn thấy mùi hôi.

Nguyên nhân gây hôi miệng

Hôi miệng thường do hai nhóm nguyên nhân chính gây ra, xác định chính xác nguyên nhân gây hôi miệng sẽ đưa ra cách điều trị hôi miệng hiệu quả.

Nhóm nguyên nhân tại khoang miệng

- Chế độ vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc vệ sinh răng miệng không tốt sẽ khiến các mảnh vụn thức ăn mắc kẹt tại các kẽ răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

- Mảng bám cao răng: Các mảng cao răng được hình thành là do mảng bám thức ăn không được làm sạch, lâu dần tích tụ thành cao răng. Đây chính là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây mùi hôi miệng khó chịu.

- Các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,... là các nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng do thức ăn tích tụ tại các lỗ sâu răng hoặc tạo thành các ổ mủ giữa lợi và răng từ đó phát ra mùi hôi khó chịu.

- Khô miệng: Khi lượng nước bọt giảm, niêm mạc miệng khô, các vi khuẩn trong khoang miệng bắt đầu hoạt động mạnh gây ra tình trạng hôi miệng.

Nguyên nhân ngoài khoang miệng

- Bệnh lý viêm nhiễm tại các cơ quan khác như: Ung thư phổi, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, trào ngược dạ dày thực quản,… cũng khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.

- Thói quen ăn uống: Các thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, ớt,… cũng khiến hơi thở có mùi hôi.

- Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch,… cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng.

- Hút thuốc lá: Mùi hôi miệng do hút thuốc lá thường là do các hợp chất có trong thuốc lá bám vào khoang miệng và tăng nguy cơ hình thành mảng bám cao răng, từ đó gây ra mùi hôi miệng.  

Hôi miệng có lây không?

Trả lời cho câu hỏi hôi miệng có lây  không? Theo khẳng định của nha sĩ, hôi miệng không phải do virus gây ra, bởi vậy nên hôi miệng sẽ không lây lan sang người khác. Đa số nguyên nhân gây hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không tốt hoặc do thói quen ăn những đồ ăn có mùi đặc trưng như hành, tỏi sống, rượu, bia… Tuy nhiên, nếu bạn sống cùng và bị ảnh hưởng bởi những thói quen đó của người bệnh, thì chính bạn là người tạo ra bệnh hôi miệng cho mình chứ không phải do lây lan từ người khác.

Điều trị hôi miệng như thế nào?

Muốn điều trị bất cứ bệnh lý nào nói chung hay hôi miệng nói riêng, trước tiên chúng ta cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó mới có hướng điều trị phù hợp, tiết kiệm tối đa thời gian đồng thời đem lại hiệu quả nhanh chóng nhất.

Vệ sinh răng miệng

+ Làm sạch miệng hàng ngày: Thực hiện việc chải răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng ít nhất 1 lần/ngày nhằm loại bỏ các mảng bám cùng vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu. Định kỳ thăm khám 2 lần/năm để được kiểm tra và làm sạch răng đúng cách.

+ Cạo lưỡi: Dùng bàn chải lông mềm để chà nhẹ lưỡi từ sau ra trước 1 lần/ngày. Hoặc sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch lưỡi hiệu quả hơn.

+ Định kỳ lấy cao răng: Lấy cao răng thường xuyên sẽ giúp loại bỏ môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển

+ Bổ sung nước thường xuyên: Nước bọt chứa các enzyme quan trọng giúp diệt vi khuẩn có hại, việc bổ sung nước thường xuyên sẽ giúp loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả, kích thích bài tiết nước bọt, giữ cho miệng đủ ẩm ướt, ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn.

+ Sử dụng dung dịch nha khoa súc miệng thường xuyên 2-3 lần mỗi ngày để làm sạch và loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi miệng.

Dùng thuốc điều trị

Nếu hôi miệng xuất phát từ bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…) hoặc bệnh lý cơ thể (dạ dày, tiểu đường, viêm amidan…) thì chỉ cần điều trị triệt để các căn bệnh này, mùi hôi miệng sẽ tự động chấm dứt.

+ Với trường hợp hôi miệng do viêm loét miệng, nên sử dụng các loại kem bôi có thành phần triamcinolone acetonide, gel 2% lidocaine, nano bạc,… để bôi tại chỗ.

+ Với các trường hợp hôi miệng do vi khuẩn: viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh răng, áp xe răng,… thì cần sử dụng thêm các loại thuốc kháng sinh đường uống để tiêu diệt vi khuẩn, phối hợp cùng với các thuốc chống viêm để tăng cường hiệu quả điều trị.

Sử dụng dung dịch nha khoa

Hiện nay, phương pháp đang được nhiều nha sĩ khuyên dùng trong phòng và điều trị hôi miệng đó là sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz. Đây là dung dịch nha khoa đầu tiên và duy nhất trên thị trường có chứa thành phần hoàn toàn từ tự nhiên vừa có tác dụng nuôi dưỡng tế bào lợi vừa có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Dung dịch nha khoa Nutridentiz giúp bảo vệ răng miệng, giữ cho hơi thở thơm tho tốt hơn bởi những ưu điểm vượt trội sau:

+ Với thành phần sáp ong và chiết xuất lá trầu không chứa các dưỡng chất cần thiết cho răng lợi như: Acid amin, chất béo, carbohydrat, các khoáng chất (Ca, P,..) và các loại vitamin A, D, E, giúp nuôi dưỡng tế bào lợi, nướu nên giúp tăng cường dinh dưỡng nướu lợi, góp phần giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa hôi miệng.

+ Sự kết hợp giữa các thành phần sáp ong, dịch chiết vỏ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, trầu không đều có tác dụng sát khuẩn mạnh, chống loét, cầm máu, giảm đau, giảm sưng giúp cho các vết loét trong khoang miệng chóng lành, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng và giúp bảo vệ tế bào lợi, giảm mùi hôi miệng.

+ Sản phẩm có thành phầm 100% từ tự nhiên nên rất an toàn và không gây dị ứng như các sản phẩm có nguồn gốc tổng hợp hóa học khác.

+ Sản phẩm có thể dùng cho rất nhiều đối tượng, kể cả trẻ em.

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích