Hôi miệng nên ăn gì để khắc phục? Tham khảo chế độ ăn khoa học dành cho người hôi miệng

Hôi miệng không chỉ khiến ảnh hưởng đến giao tiếp mà còn khiến bạn thêm lo lắng, sợ hãi với các món ăn gây mùi. Vậy, bị hôi miệng nên ăn gì để cải thiện hơi thở là băn khoăn của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn cách trị hôi miệng bằng một thực đơn ăn uống khoa học.

Hôi miệng là gì?

Chứng hôi miệng (halitosis) là một chứng bệnh khiến hơi thở thoát ra từ miệng mang theo mùi khó chịu. Đây là một chứng bệnh về răng miệng rất phổ biến, khiến người mắc cảm thấy khó chịu, thiếu tự tin hoặc bối rối khi giao tiếp. Theo ước tính, chứng hôi miệng ảnh hưởng đến khoảng 40% dân số tại một số thời điểm và ở các mức độ khác nhau.

Tuy nhiên, có một nghịch lý là số người mắc chứng hôi miệng tuy nhiều và bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được, nhưng rất ít người đến các cơ sở y tế để thăm khám vì tâm lý e ngại, xấu hổ.

Các nguyên nhân gây ra hôi miệng

Một hơi thở khó chịu không chỉ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng mà còn khiến bản thân mỗi người trở nên mất tự tin khi giao tiếp. Dưới đây là 5 nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng hôi miệng.

Chăm sóc răng miệng kém

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng kém. Ước tính, có khoảng 100 triệu vi khuẩn sinh sống trong miệng và 15 loại trong đó được cho là có liên quan đến mùi hôi của hơi thở. Do đó, nếu bạn không loại bỏ các mảng thức ăn thừa trong miệng sau khi ăn, sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi và hình thành các hợp chất của lưu huỳnh dễ bay hơi. Đây chính là căn nguyên của mùi hôi. Các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi được gọi là VSC (volatile sulfur compounds) chẳng hạn như:  Hydro sulfua H2S (có mùi trứng thối), methyl mercaptan CH3SH (có mùi hăng giống tỏi) và dimethyl sulfide CH3SCH3,...

Do thực phẩm gây mùi

Một nguyên nhân khác gây ra chứng hôi miệng tạm thời là việc ăn một số thực phẩm gây mùi như: Hành, tỏi, thịt, cá, trứng. Trong quá trình tiêu hóa các thực phẩm này sẽ sinh ra hợp chất lưu huỳnh khiến hơi thở có mùi hôi. Ngoài ra, uống rượu bia và hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu.

Triệu chứng của một số bệnh lý

Hôi miệng có thể là triệu chứng của một số loại bệnh lý như: Viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, ung thư phổi…), viêm đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày - thực quản, loét dạ dày, ung thư dạ dày…), suy gan, thận, tiểu đường,... Do đó, nếu hơi thở có mùi khác thường, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám và chẩn đoán sớm.

Tác dụng phụ của thuốc

Có hàng trăm loại thuốc khi sử dụng có thể làm khô miệng, gây mùi hôi khó chịu như: Thuốc điều trị căng thẳng, trầm cảm, cao huyết áp, đau và căng cơ. Vì vậy, bạn nên kiểm tra thành phần thuốc, tác dụng phụ của thuốc trước khi sử dụng.

Thở bằng miệng khi ngủ

Vào ban đêm, quá trình sản xuất nước bọt giảm, khi thở hoặc ngáy sẽ làm khô miệng, gây ra hơi thở khó chịu và đó cũng là lý do khiến nhiều người sau thức dậy xuất hiện tình trạng hôi miệng, ngay cả việc họ đã đánh răng và dùng chỉ nha khoa từ đêm hôm trước. Tuy nhiên, việc thở bằng miệng trong thời gian dài, có thể khiến bạn bị đau họng, khàn giọng, khó nói, thậm chí thay đổi cảm giác về vị giác.

>>>Xem thêm: Trị hôi miệng từ mật ong - Món quà từ thiên nhiên

Hôi miệng nên ăn gì? Top 5 thực phẩm bạn cần biết

Chế độ ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng. Vậy, bạn có biết, bị hôi miệng nên ăn gì để loại bỏ mùi hôi miệng nhanh chóng. 5 thực phẩm dưới đây sẽ là gợi ý hoàn hảo giúp bạn lấy lại hơi thở thơm mát.

Hoa quả chứa vitamin C

Các loại hoa quả, điển hình như: Cam, dâu tây, chanh, kiwi, bưởi, quýt, việt quất... có tác dụng làm sạch răng thơm miệng. Vitamin C trong các loại quả này có công dụng kháng khuẩn, hạn chế vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Đây cũng là chất chống oxy hóa giúp giảm các độc tố trong cơ thể, gồm cả độc tố do vi khuẩn trong miệng sản sinh. Những loại quả này còn góp phần gia tăng việc tiết nước bọt, giữ cho vùng miệng luôn sạch sẽ và ẩm ướt. Vì vậy, hãy bổ sung nhiều hoa quả giàu vitamin C để chống bệnh nướu răng và viêm lợi, khi cả hai bệnh này đều là các tác nhân gây hôi miệng.

Sữa chua

Ngoài tác dụng đẹp da, nhiều nghiên cứu cho thấy, việc ăn sữa chua hằng ngày giúp giảm thiểu chứng hôi miệng. Sở dĩ có được tác dụng như vậy là vì lợi khuẩn probiotics có trong sữa chua giúp loại bỏ hôi miệng. Mỗi ngày, ăn 2-3 hộp sữa chua sẽ giúp bạn vừa sở hữu một làn da trắng mịn màng, đồng thời khiến hơi thở thơm mát hơn, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây hôi miệng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn các sản phẩm không chứa thành phần đường.

Trà xanh

Trà xanh rất giàu chất flavonoid giúp ngăn chặn và làm giảm sự kết dính của các vi khuẩn gây mùi cho răng miệng, giúp miệng bạn được thơm tho. Ngoài ra, trà xanh có tác dụng chống oxy hóa tương đối mạnh, phòng chống được nhiều bệnh. Uống trà xanh rất tốt cho răng miệng, giúp răng khỏe mạnh, trắng đẹp. Lượng fluor lớn trong trà xanh, kết hợp với apatit trong răng giúp ngừa sâu răng. Bạn có thể hãm lá trà chanh để lấy nước uống, súc miệng, còn phần lá trà xanh có thể nhai để khử mùi hôi miệng.

Lá bạc hà

Không chỉ là một loại rau thơm, gia vị mà lá bạc hà còn có tác dụng chữa hôi miệng. Tinh dầu thơm trong lá bạc hà sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong miệng, ngăn chặn tình trạng hôi miệng và giúp hơi thở có mùi thơm mát, dễ chịu. Nếu thắc mắc bị hôi miệng nên ăn gì, thì lá bạc hà là sự lựa chọn số 1, bởi bạn chỉ cần nhai vài lá bạc hà sẽ thấy ngay hiệu quả khử mùi hôi miệng nhanh chóng.

Nho khô

Nho khô chứa axit oleanolic, oleanolic aldehyde, betulin, axit betulinic… có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng và ngăn vi khuẩn tạo bựa răng. Nhờ vậy, nho khô được đánh giá là một loại thực phẩm có thể khắc phục chứng hôi miệng rất tốt.

>>> Xem thêm: Sưu tầm các cách trị hôi miệng bằng muối hay nhất năm 2019

 


Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích