Hơi thở có mùi thịt thối - Thủ phạm nào gây ra tình trạng khó chịu này?

Nhiều người cảm thấy lo lắng khi xuất hiện hơi thở có mùi thịt thối, mặc dù cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Vô số các câu hỏi được đặt ra: Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo điều bất thường đang diễn ra bên trong cơ thể? và phải làm thế nào để xác định chính xác nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi thịt thối? Đừng quá lo lắng, tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Tác giả: Phương Loan| Cố vấn nội dung: TS Phạm Hưng Củng

Chứng hôi miệng là gì?

Chứng hôi miệng là tình trạng miệng người phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khó chịu khi nói. Chứng hôi miệng không do bất kỳ một bệnh lý nào gây ra, tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi thịt thối

Việc sở hữu hơi thở có mùi thịt thối khiến nhiều người xuất hiện tâm lý ái ngại, xa lánh đám đông. Để lý giải nguyên nhân của hiện tượng này, hãy xem phân tích dưới đây:

Do viêm nhiễm

Việc xuất hiện tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng như viêm lợi, sâu răng, viêm quanh răng, viêm amidan, viêm xoang,… sẽ tạo điều kiện hình thành các ổ viêm có mùi hôi do bị vi khuẩn phân hủy nhanh chóng. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra hơi thở có mùi thịt thối. Bên cạnh đó, những lỗ hổng trên răng khiến thức ăn bám lại trong quá trình dùng bữa, cũng là nguyên nhân sản sinh ra mùi thịt thối khó chịu trong khoang miệng.

Khô miệng

Khô miệng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng hôi miệng. Bởi khi nước bọt không được tiết thường xuyên sẽ khuyến khích sự phát triển của các vi khuẩn gây mùi, đây chính là lý do khiến hơi thở “nặng mùi”, thậm chí xuất hiện hơi thở có mùi thịt thối. Do đó, để khắc phục tình trạng hôi miệng, bạn hãy uống nước thường xuyên, đặc biệt là thời điểm khi vừa thức dậy và sau khi ăn.

Sỏi amidan

Hơi thở có mùi thịt thối là biểu hiện do sỏi amidan gây ra, bởi sỏi amidan là những cục nhỏ mắc ở amidan, bao gồm dịch nhầy, vi khuẩn và những mẩu thức ăn thừa. Những viên sỏi này tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn tạo mùi phát triển, hình thành các ổ nhiễm khuẩn gây viêm amidan. Hơi thở có mùi được cho là xuất phát từ những ổ viêm nhiễm này, từ đó sản sinh ra khí lưu huỳnh gây ra mùi thịt thối.

Suy gan

Gan đóng vai trò quan trọng trong việc thanh lọc độc tố và trao đổi chất trong cơ thể. Nếu gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm thì độc tố không được đào thải ra ngoài, tích tụ gây hôi miệng. Khi xuất hiện tình trạng hôi miệng do nóng gan, các triệu chứng có thể phát triển kèm như: Nổi mụn nhọt hoặc mề đay, ngứa da,... thậm chí xuất hiện hơi thở có mùi thịt thối.

Trào ngược dạ dày thực quản

Đây là bệnh lý về đường tiêu hóa, xảy ra khi các chất dịch trong thành dạ dày như HCL, pepsin, dịch mật… bị đẩy ngược lên thực quản. Các dịch vị này có tính axit, kích thích niêm mạc thực quản gây ra các chứng trào ngược với những biểu hiện ợ hơi, ợ nóng,… Đặc biệt hơi thở có mùi, nhất là mùi thịt thối là biểu hiện thường gặp ở những người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Bởi lý do khi dạ dày hoạt động co bóp nhiều sẽ làm cho hơi từ dạ dày bị đẩy lên khoang miệng, từ đó tạo ra mùi hôi khó chịu.

Chăm sóc răng miệng kém

Đánh răng và vệ sinh khoang miệng không sạch là nguyên nhân hàng đầu gây ra hơi thở hôi. Khi thức ăn bị kẹt giữa răng và nướu răng, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập gây nên mùi hôi như thịt thối, thậm chí còn xuất hiện như mùi phân.

>>> Xem thêm: Bị hôi miệng khám ở đâu - Xem ngay câu trả lời ở đây

Khắc phục hơi thở có mùi thịt thối như thế nào?

Một hơi thở có mùi thịt thối sẽ trở thành rào cản lớn trong công việc và cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp được phát hiện và điều trị sớm, tình trạng hôi miệng trên sẽ được giảm thiểu đáng kể. Cùng tham khảo các cách khắc phục hơi thở có mùi thịt thối sau đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đây là việc đầu tiên cần làm khi bạn đang gặp phải tình trạng hơi thở có mùi thịt thối. Hãy chăm chỉ vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn xong hoặc đều đặn 2 lần vào buổi sáng và tối để hạn chế việc hình thành mảng bám cũng như ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, từ đó làm giảm tình trạng hơi thở hôi hiệu quả.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp duy trì độ ẩm trong khoang miệng, từ đó cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng do nguyên nhân khô miệng gây ra. Ngoài ra, nhai kẹo cao su (tốt hơn là không đường) cũng kích thích tiết nước bọt, giúp làm sạch thức ăn và vi khuẩn còn bám lại trong khoang miệng.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Chữa hơi thở có mùi thịt thối không hề khó nếu như bạn biết cách “kết thân” với các thực phẩm chứa nhiều chất xơ hoặc thực phẩm tươi sống chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp răng miệng sạch sẽ. Đặc biệt, trái cây và rau củ có hàm lượng vitamin C cao như chanh, bưởi, cà chua,... sẽ giúp làm giảm mảng bám trong miệng, đem lại hàm răng chắc khỏe cùng hơi thở thơm tho.

>>>Xem thêm: Chứng hôi miệng - Nguyên nhân đánh mất sự tự tin khi giao tiếp của tất cả mọi người

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích