Bạn đang loay hoay tìm mọi cách làm sao để hơi thở không có mùi? Bạn đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ vậy mà chứng hơi thở hôi cứ mãi “đeo bám” bạn. Mở miệng nói thì mùi hôi bốc ra khiến bạn cảm thấy vô cùng xấu hổ, nhưng không nói thì lại không được. Vậy làm sao để hơi thở không có mùi hôi khó chịu? Hãy tìm hiểu ngay biện pháp khắc phục qua bài viết dưới đây nhé!
Làm sao để hơi thở không có mùi?
Làm sao để hơi thở không có mùi không phải là câu hỏi mới nhưng luôn là câu hỏi “hot” được nhiều người tìm kiếm. Những thông tin hữu ích mà bài viết dưới đây cung cấp sẽ giúp bạn làm khắc phục hiệu quả mùi hôi miệng mà bạn đang phải khổ sở hứng chịu hàng ngày.
- Giữ vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng thật tốt đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng và ngăn chặn tình trạng hơi thở có mùi hôi. Theo các nha sĩ, chúng ta nên vệ sinh răng miệng bằng cách chải răng ít nhất 2 lần trong ngày sau bữa sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể đánh sau bữa trưa, tuy nhiên không đánh răng quá 3 lần/ ngày. Không chà bàn chải quá mạnh để tránh làm trầy xước nướu và làm răng bị tổn thương dẫn đến sâu răng.
- Làm sạch lưỡi hàng ngày
Bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm hoặc dụng cụ chuyên cạo lưỡi để làm sạch lưỡi, loại bỏ các mảng bám trên lưỡi và những mảnh thức ăn thừa trên bề mặt lưỡi, loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi miệng.
- Thay vì dùng tăm, hãy dùng chỉ nha khoa
Tăm thường được sử dụng từ rất nhiều năm nay để loại bỏ thức ăn giắt trong kẽ răng. Tuy nhiên, việc sử dụng tăm không chỉ không làm sạch hoàn toàn thức ăn dư thừa ở kẽ răng mà nó còn làm tổn thương lợi, làm cho các khe, kẽ răng rộng hơn và làm hở lợi. Điều này lại vô tình khiến cho tình trạng hôi miệng nặng hơn bởi thức ăn tích tụ vào các khe, kẽ răng đó nhiều hơn, phân hủy gây ra mùi hôi miệng hoặc gây viêm lợi, hình thành các ổ viêm nhiễm khiến hơi thở có mùi hôi.
- Chọn loại kem đánh răng có hàm lượng Fluoride cao
Kem đánh răng có hàm lượng Fluoride cao sẽ giúp ngăn chặn sự hình thành của mảng bám thức ăn, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về răng miệng, giúp hơi thở thơm tho.
- Uống nhiều nước
Rất nhiều người đã tìm đủ mọi biện pháp miễn sao hơi thở không có mùi mà không hề hay biết rằng có một biện pháp vô cùng đơn giản cũng giúp làm giảm mùi hôi miệng đáng kể đó là uống đủ nước mỗi ngày. Uống đủ nước là cách tốt nhất để giữ ẩm, tránh bị khô miệng, loại bỏ thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn, loại bỏ vi khuẩn gây mùi từ đó ngăn chặn hôi miệng.
- Khám sức khỏe răng miệng định kỳ
Khám sức khỏe răng miệng định kỳ sẽ giúp loại bỏ các mảng bám cao răng, phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu từ đó có hướng xử trí hiệu quả, ngăn ngừa hôi miệng do các nguyên nhân này gây ra. Theo các chuyên gia, bạn nên đến các cơ sở y tế để khám sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất 2 lần/năm để phát hiện sớm các bệnh răng miệng và có biện pháp chủ động phòng tránh.
- Bỏ thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu bia
Cứ 10 người hút thuốc lá thì có tới 9 người gặp phải tình trạng hôi miệng, tùy thuộc vào mức độ nghiện thuốc lá và vệ sinh răng miệng ở mỗi người là khác nhau mà mức độ hôi miệng cũng khác nhau. Nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng do thuốc lá là do trong thành phần của thuốc lá có chứa nicotine làm giảm bài tiết nước bọt, làm các gai lưỡi phát triển quá mức tạo thành những nếp gấp từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn ẩn nấp và gây hôi miệng. Ngoài ra, sử dụng thuốc lá thường xuyên còn làm hình thành các mảng bám cao răng khiến răng bị ố vàng và gây viêm lợi, viêm chân răng,… Tương tự, uống nhiều rượu bia cũng khiến cho miệng bị khô, hình thành mảng bám cao răng và gây ra hôi miệng.
- Sử dụng dung dịch nha khoa sau mỗi bữa ăn
Sử dụng dung dịch nha khoa sau mỗi bữa ăn đang được nhiều chuyên gia đánh giá là biện pháp đem lại hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và khắc phục các bệnh lý về răng miệng bao gồm cả chứng hôi miệng. Việc sử dụng dung dịch nha khoa sau mỗi bữa ăn không chỉ giúp làm hơi thở bạn thơm tho tức thì mà còn giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi miệng, loại bỏ các mảnh vụn thức ăn thừa ở các khe, kẽ răng từ đó mà ngăn ngừa được chứng hôi miệng hiệu quả.
Nên sử dụng dung dịch nha khoa nào thì tốt?
Chính bởi những ưu điểm mà dung dịch nha khoa đem lại trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về răng miệng, hôi miệng nên sử dụng dung dịch nha khoa hàng ngày sau mỗi bữa ăn đang là biện pháp được nhiều nha sĩ và đông đảo người dùng tin tưởng sử dụng. Tại Việt Nam, điển hình cho dòng sản phẩm này đó là dung dịch nha khoa Nutridentiz có thành phần chính là dịch chiết sáp ong trong cồn và các dược liệu quý khác như dịch chiết xuất vỏ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, dịch chiết trầu không giúp trị hôi miệng một cách hiệu quả:
- Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho lợi giúp nuôi dưỡng tế bào lợi, giúp tăng cường dinh dưỡng cho lợi, góp phần giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa hôi miệng do các bệnh lý tại miệng.
- Sát khuẩn mạnh, chống loét, cầm máu, giảm đau, giảm sưng, giúp cho các vết loét trong khoang miệng chóng lành, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng và giúp bảo vệ tế bào lợi, trị hôi miệng.
Sản phẩm được bào chế với công nghệ hiện đại giúp khả năng thẩm thấu các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, dạng dùng đơn giản, dễ sử dụng.
Xem thêm kinh nghiệm trị hôi miệng của một số người sau khi sử dụng Nutridentiz
Nhiều người sau khi sử dụng Nutridentiz thấy cải thiện chứng hôi miệng rõ rệt, hơi thở thơm mát hơn giúp họ tự tin trong giao tiếp. Chị Hồng và chị Loan là những người trong số đó, các chị vui vẻ phản hồi những thông tin tích cực về sản phẩm:
Các chuyên gia y tế nói gì về tác dụng của dung dịch Nutridentiz trong điều trị các bệnh răng lợi, ngăn ngừa hôi miệng?
Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải đánh giá về tác dụng của sản phẩm Nutridentiz trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, ngừa hôi miệng:
“ Dung dịch nha khoa Nutridentiz là sản phẩm có hiệu quả trị hôi miệng rất tốt, nguồn gốc từ thiên nhiên, với thành phần chính là dịch chiết sáp ong trong cồn, sáp ong có chứa nhiều flavonoid, acid béo không no, vitamin và các khoáng chất giúp làm se niêm mạc, làm sạch răng miệng, tiêu độc. Do vậy mà sáp ong có tác dụng nuôi dưỡng niêm mạc miệng, kết hợp với cồn y tế làm tăng cường khả năng kháng khuẩn trong niêm mạc miệng”.