Top 8 thắc mắc về bệnh răng miệng không phải ai cũng hiểu rõ!

Theo thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh răng miệng ở nước ta lên tới 90% dân số, điển hình là tình trạng: Hôi miệng, viêm lợi,... Để hiểu rõ hơn về những tình trạng này, cũng như cách khắc phục hiệu quả, mời bạn cùng tham khảo lời giải đáp từ 8 câu hỏi thường gặp trong bài viết sau đây!

1. Hôi miệng là bệnh gì? Bé bị hôi miệng là bệnh gì?

Hôi miệng hay hơi thở có mùi là vấn đề có thể gặp ở bất cứ ai, khiến người mắc thiếu tự tin trong giao tiếp, gây ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống hàng ngày.

Tình trạng này thường xuất phát từ khoang miệng hoặc cổ họng, hay đi kèm những tổn thương khác ở răng, nướu như: Chảy máu chân răng, sưng lợi,...

 Với đối tượng trẻ nhỏ cũng tương tự như vậy. Tình trạng các bé bị hôi miệng có thể xuất hiện bất chợt, nhưng đôi khi cũng kèm theo những viêm nhiễm khác, khiến con vô cùng khó chịu, có khi quấy khóc, bỏ ăn.

Bạn đang lo lắng vì tình trạng đau xót, tổn thương trong khoang miệng? Hãy gọi điện ngay cho chúng tôi qua Tổng đài tư vấn miễn cước 18006103 để được tư vấn nhanh chóng nhất 

tuvan

 

>> Xem thêm: Cách trị lở nướu răng cực hiệu quả!

2. Tại sao bị hôi miệng?

Thực tế, hôi miệng ở độ tuổi nào cũng có thể khởi phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

-  Vệ sinh khoang miệng chưa đúng cách: Đánh răng không thường xuyên, không chải lưỡi, ít dùng chỉ nha khoa, súc miệng sau khi ăn khiến chất thừa bám dính trên nướu hoặc trong khe kẽ, làm vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và tấn công nướu, lợi, gây viêm nhiễm, kèm theo mùi hôi khó chịu.

- Chế độ ăn uống: Các gia vị có mùi nặng như hành, tỏi,... là tác nhân thường gặp gây ra hôi miệng. Hoặc bữa ăn tiêu thụ quá nhiều chất đạm, chất béo sẽ khiến cơ thể phải tăng cường phản ứng chuyển hóa, sinh ra chất khí khó chịu, ảnh hưởng đến hơi thở. Bên cạnh đó, một số người thực hiện chế độ ăn kiêng cũng dễ khiến hơi thở có mùi “nặng” hơn bình thường.

- Một số bệnh lý: Viêm nhiễm đường hô hấp khiến cơ thể tăng tiết dịch nhầy có mùi khó chịu “ám” vào hơi thở. Hoặc bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm ruột,... cũng khiến hôi miệng có khả năng tiến triển.

   Hôi miệng khiến người mắc tự ti

Nguyên nhân nào gây hôi miệng?

Tuy nhiên, về “gốc rễ”, các chuyên gia cho rằng, việc chưa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho nướu, lợi hàng ngày khiến chúng kém chắc khỏe, suy giảm miễn dịch, dẫn đến viêm nhiễm và kéo theo mùi hơi thở khó chịu.

3. Làm gì để hết hôi miệng?

Hơi thở có mùi khiến chúng ta trở nên tự ti, ngại giao tiếp. Vậy hãy tham khảo ngay cách làm hết hôi miệng rất đơn giản mà hiệu quả sau đây, bạn sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng trên:

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Thực tế đây là việc làm hàng ngày của chúng ta, nhưng không phải ai cũng chú ý thực hiện nó đúng cách. Bạn nên đánh răng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám ngay khi nó có cơ hội hình thành, trước khi ngủ cũng là thời điểm quan trọng vì nếu không, thức ăn thừa có thể bám trên răng bạn suốt đêm.

Khi tiến hành đánh răng, hãy giữ bàn chải một góc 45 độ so với nướu, đưa theo đường tròn trên toàn bộ mặt trong, mặt ngoài của răng. Ngoài ra, đừng quên chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn, cặn thức ăn, giúp hơi thở thơm mát hơn.

Ngoài ra, sử dụng chỉ nha khoa, kết hợp với súc miệng sau khi ăn sẽ giúp làm sạch khoang miệng tối đa. Các chuyên gia cũng khuyên rằng, người bị hôi miệng nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, vừa an toàn, vừa có khả năng loại bỏ vi khuẩn rất tốt. Đây là cách làm hết hôi miệng khá tiện dụng mà an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

   Súc miệng là cách đơn giản mà hiệu quả giúp ngăn ngừa hơi thở có mùi

Súc miệng là cách đơn giản mà hiệu quả giúp ngăn ngừa hơi thở có mùi

Chú ý chế độ dinh dưỡng

- Bạn hãy tránh xa những thực phẩm có mùi “nặng” như hành, tỏi,... bởi khi chúng được tiêu hóa, sản phẩm đi theo đường máu, tới phổi và thoát ra ngoài bằng đường thở.

- Hạn chế ăn nhiều tinh bột: Chất đường bột rất dễ bám dính trên răng miệng, do đó, khi bạn ăn xong, nếu không vệ sinh tốt, vi khuẩn sẽ tới vị trí này và tấn công, gây sâu răng, viêm lợi,... Hãy tránh xa những thực phẩm sau đây: Khoai tây chiên, bánh mì, kẹo dẻo,...

- Ngừng hút thuốc lá: Đây là sản phẩm rất có hại cho sức khỏe, có thể làm tổn thương nướu, gây vàng ố răng và khiến hơi thở có mùi khó chịu. Như vậy, ngừng hút thuốc lá sẽ là cách làm hết hôi miệng hiệu quả mà tiết kiệm cho chính bạn.

>> Xem thêm: Bị sưng bọng răng uống thuốc gì?

4. Viêm lợi là gì?

Ngoài hôi miệng, tình trạng viêm lợi cũng là một trong những bệnh răng miệng hay gặp nhất, đồng thời có tỷ lệ tái phát cao. Đây là tình trạng tổn thương các mô mềm quanh răng, gây sưng đỏ nướu, đau nhức, kèm theo một số triệu chứng khác như: Chảy máu chân răng, hơi thở có mùi…

Tình trạng viêm lợi khiến người mắc không khỏi lo lắng, việc nhận biết cụ thể mức độ và các biểu hiện sẽ giúp bạn có biện pháp điều trị chính xác hơn. Dựa vào những triệu chứng điển hình mà người ta chia viêm lợi thành các dạng sau:

- Viêm lợi đỏ: Đây là loại thường gặp nhất, đặc trưng bởi tình trạng lợi sưng đỏ, hơi ngứa, dễ xuất huyết khi tác động, kể cả đánh răng hay ăn uống. Nếu không khắc phục kịp thời, lợi sẽ bị viêm loét nặng, hơn nữa tổn thương có thể xuất hiện ở niêm mạc má và cạnh lưỡi.

- Viêm lợi loét: Bên cạnh những triệu chứng viêm nhiễm tại nướu, vùng lợi của người mắc còn xuất hiện thêm chất nhầy xám do tổn thương nặng ở mô quanh răng, ngoài ra, còn nhiều vết loét ở mặt trong má và bờ lưỡi gây đau đớn, nhai nuốt khó khăn. Một số trường hợp còn xuất hiện hạch cổ hoặc dưới hàm, đồng thời có thể bị sốt 38 - 39 độ C.

   Tình trạng viêm lợi loét gây đau đớn

Tình trạng viêm lợi loét gây đau đớn

- Viêm lợi hoại tử: Tiến triển từ tình trạng viêm lợi loét, nếu không được kiểm soát đúng cách, sẽ dẫn đến viêm nặng, có thể bị hoại tử. Triệu chứng điển hình là loét ở các bờ lợi, lan sang lưỡi, có khi loét ra vùng môi, mặt, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Trong trường hợp này, người mắc cảm thấy đau đớn dữ dội, chảy máu chân răng nhiều, hơi thở bị hôi nặng, tăng tiết nước bọt,...

5. Viêm lợi uống thuốc gì?

Đây thường là lựa chọn đầu tay để khắc phục nhanh chóng các triệu chứng sưng đau do viêm lợi gây nên. Phác đồ điều trị được áp dụng là:

- Kháng sinh: Hay kết hợp 2 hoạt chất spiramycin và metronidazol - có hiệu lực kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh răng miệng.

- Chống viêm, kháng phù nề: Thường sử dụng alphachymotrypsin, serratiopeptidase, hoặc nhóm corticoid nhằm giảm triệu chứng.

- Có thể kết hợp thuốc giảm đau (như paracetamol, ibuprofen,...) nếu cơn đau không thể kiểm soát.

- Dùng kèm một số chế phẩm khác như: Rutin, vitamin C,... để giảm bớt tình trạng chảy máu chân răng.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng, hầu hết các loại thuốc trên đều tiềm ẩn tác dụng phụ trên cơ thể, chẳng hạn: Suy giảm chức năng gan, viêm thận, rối loạn chuyển hóa,... nên phải hết sức thận trọng, cần tham khảo kỹ tư vấn của chuyên gia.

    Thuốc trị viêm lợi (ảnh minh họa)

Thuốc trị viêm lợi (ảnh minh họa)

6. Bị viêm lợi nên ăn gì?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể cũng là biện pháp cần thực hiện nhằm giúp bệnh răng miệng được khắc phục nhanh chóng hơn. Bạn hãy bổ sung:

- Rau củ, trái cây: Chất xơ trong các loại rau xanh, trái cây có tác dụng làm sạch mảng bám, kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh, từ đó đẩy lùi bệnh viêm lợi. Vì vậy, chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như: Rau cải, xà lách, súp lơ, táo, lê,… để khắc phục bệnh này.

- Thực phẩm giàu omega-3: Đây là hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm hữu hiệu. Do đó, thường xuyên bổ sung thực phẩm chứa omega-3 từ các loại cá như: Cá hồi, cá trích, cá ngừ,... hoặc những loại hạt bao gồm: Hạnh nhân, óc chó, hạt điều,… sẽ giúp tổn thương trên lợi nhanh chóng hồi phục.

- Sữa chua không đường: Đây là thực phẩm chứa nguồn protein và lợi khuẩn phong phú, đồng thời làm dịu cơn đau nên bạn có thể ăn 1 - 2 hộp sữa chua mỗi ngày để giúp giảm đau đớn bị viêm lợi trùm một cách hiệu quả.

7. Viêm lợi kiêng ăn gì?

Hạn chế những thực phẩm sau đây sẽ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng viêm lợi nhanh chóng và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Cụ thể:

- Thực phẩm cứng, dai: Răng miệng đang bị viêm nhiễm, khi có bất kỳ tác động nào, kể cả việc ăn nhai mạnh do thực phẩm quá cứng, dai cũng có thể khiến tình trạng viêm lợi trùm của bạn tiến triển nghiêm trọng hơn.

- Đồ cay nóng: Tiêu thụ nhiều thức ăn cay nóng khi bị viêm lợi trùm có thể khiến cho vết thương bỏng rát, đau nhức nghiêm trọng hơn.

- Đồ ăn nhiều đường: Các loại bánh, kẹo, mứt, nước ngọt,... làm tăng nguy cơ tích tụ trên răng miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, sẽ khiến viêm lợi trùm tiến triển nặng hơn.

8. Tại sao nên sử dụng dung dịch nha khoa thảo dược Nutridentiz để ngăn ngừa bệnh răng miệng?

Cách chữa viêm lợi, hôi miệng nói trên mang lại hiệu quả nhất định, tuy nhiên, mới chỉ giúp khắc phục các triệu chứng tạm thời mà chưa đi vào nguyên nhân sâu xa của bệnh.

Do đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công dung dịch nha khoa có nguồn gốc từ thiên nhiên, rất an toàn mà giúp làm sạch, sát khuẩn, bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp răng nướu ngày càng chắc khỏe. Tiêu biểu hiện nay chính là sản phẩm Nutridentiz được đông đảo người dùng tin tưởng lựa chọn.

   Dung dịch nha khoa Nutridentiz giúp ngăn ngừa viêm lợi hiệu quả

Dung dịch nha khoa Nutridentiz giúp cải thiện bệnh răng miệng hiệu quả

mua ngay

Sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên, đã được ứng dụng hàng ngàn năm trong khắc phục các bệnh răng miệng như: Sáp ong trong cồn (thành phần chính), lá trầu không, cùi quả cau, vỏ chay, mang tới tác dụng vượt trội:

+ Kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa tổn thương do viêm lợi.

+ Nâng cao miễn dịch, tăng cường dinh dưỡng cho tế bào nướu răng, giúp chúng ngày càng chắc khỏe.

+ Giúp chân răng se khít, giảm đau, ngăn ngừa chảy máu, làm thơm miệng tự nhiên.

Trong chương trình Tư vấn sức khỏe trên kênh Truyền hình Quốc Hội, chuyên gia Văn Trọng Lân đã có những phân tích cụ thể: “Nghiên cứu tại Đức cho thấy, trong sáp ong chứa tới 210 vitamin, khoáng chất giúp kháng khuẩn, loại trừ những vi sinh vật gây bệnh trong khoang miệng - nguyên nhân gây ra phần lớn các bệnh răng miệng.

Một nghiên cứu khác tại Trung Quốc cho thấy, trong cùi quả cau chứa hơn 59 hợp chất như: Alcaloid, flavon, axit béo... giúp nuôi dưỡng các tế bào lợi, làm lợi săn chắc”.

Sự phối hợp của các thảo dược trên đã tạo nên một công thức độc đáo, giúp tình trạng viêm lợi, hôi miệng,... được khắc phục nhanh chóng và giảm nguy cơ tái phát.

Trong bối cảnh trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được quảng bá có khả năng cải thiện bệnh răng miệng, bạn hãy sáng suốt chọn lựa sản phẩm đã được chứng minh tác dụng, sản xuất - phân phối bởi công ty uy tín, đồng thời nhận được nhiều phản hồi tích cực... mà dung dịch nha khoa Nutridentiz là một trong số ít sản phẩm thảo dược hội tụ đầy đủ những tiêu chí này.

Chia sẻ của người dùng

Rất nhiều người đã sử dụng hiệu quả dung dịch nha khoa Nutridentiz giúp cải thiện tình trạng viêm lợi, hôi miệng và nhiều bệnh răng miệng khác. Dưới đây là chia sẻ của một số trường hợp tiêu biểu:

Hơn 10 năm gặp vấn đề răng miệng do uống rượu, hút thuốc nhiều, ông Nguyễn Thế Thiện (SN 1969, trú tại 26 Phù Long, phường Trần Tế Xương, TP. Nam Định) rất tự ti khi giao tiếp bởi ông liên tục viêm lợi, chân răng có mủ, rụng mất 3 chiếc răng và hơi thở có mùi hôi.

>> Xem thêm: Chia sẻ của người dùng đã cải thiện tình trạng răng miệng nhờ sản phẩm thảo dược Nutridentiz TẠI ĐÂY

Chuyên gia đánh giá

Mời bạn tham khảo tư vấn của chuyên gia Văn Trọng Lân về vấn đề: Hôi miệng nhiều năm, chảy máu chân răng dùng Nutridentiz có hiệu quả ra sao? trong video sau đây:

“Sản phẩm được rất nhiều người phản hồi tốt, có thành phần là dịch chiết sáp ong trong cồn, lá trầu không, cùi quả cau, vỏ chay giúp tế bào lợi khỏe mạnh và ngăn ngừa vi khuẩn trong khoang miệng, hơn nữa, hương tự nhiên sẽ giúp hơi thở thơm mát tự tin”.


Nếu còn thắc mắc về bệnh răng miệng, hoặc dung dịch nha khoa Nutridentiz, bạn vui lòng liên hệ đến tổng đài 18006103 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/ Viber: 0902207582 hoặc để lại thông tin bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng.

Minh Hằng



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích