ÁP XE RĂNG có nguy hiểm không? Đây là câu trả lời dành cho bạn!

Áp xe răng còn là thuật ngữ khá xa lạ với nhiều người, thế nhưng ẩn sau bệnh lý răng miệng này là hàng loạt biến chứng vô cùng nguy hiểm. Tình trạng trên xuất hiện do quá trình nhiễm trùng chóp răng, dẫn đến phá hủy của các mô quanh răng. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng áp xe răng, mời bạn đọc đến  thông tin có trong bài viết sau đây. 

Áp xe răng là gì?

Bệnh áp xe chân răng là do biến chứng của việc nhiễm trùng răng miệng, vi khuẩn từ các mảng bám trên răng gây ra mủ chân răng hay nướu răng. Áp xe chân răng cũng có thể xảy ra khi răng bị chấn thương, sứt mẻ, khiến men răng vỡ ra làm vi trùng len lỏi vào tủy răng, nhiễm trùng răng, gây áp xe chân răng. Khi mủ nhiều, nó sẽ tạo nên một áp lực lớn ép vào dây thần kinh và gây ra những cơn đau dữ dội.

 Áp xe chân răng do biến chứng của việc nhiễm trùng răng miệng

Áp xe chân răng do biến chứng của việc nhiễm trùng răng miệng

>>>Xem thêm: Viêm chân răng có mủ - Coi thường là chết. Đây là lý do

Biểu hiện của áp xe răng

Áp xe răng là kết quả của việc viêm nhiễm các hốc răng, nếu không được điều trị sớm sẽ đe dọa đến tính mạng người mắc. Biểu hiện của áp xe răng qua các giai đoạn bao gồm:

- Giai đoạn đầu: Khi mới chớm bị áp xe răng, túi mủ hình thành ở vùng lợi, không gây đau nhức nhưng càng ngày càng sưng to, giai đoạn đầu, vùng chân răng bị hở và thỉnh thoảng chảy máu chân răng.

- Giai đoạn giữa: Khi túi mủ hình thành 1 thời gian sẽ khiến vùng lợi bị đau nhức, do lợi sưng to chèn lên môi và hàm, giai đoạn này khoang miệng sẽ xuất hiện mùi hôi miệng. Chân răng hở lớn khiến răng thường xuyên chảy máu, khó khăn trong việc ăn uống và đau nhức răng, làm bạn mất ngủ.

- Giai đoạn cuối: Đây là thời điểm vô cùng nguy hiểm, vùng lợi sưng bị loét, viêm nhiễm sang các vùng bên cạnh, răng lung lay, chân răng có thể tự rụng ra ngoài. Nếu không điều trị kịp thời, các vùng nướu khác cũng bị lây nhiễm, gây mất răng hàng loạt.

Nguyên nhân gây áp xe răng

Áp xe răng có thể được hình thành do biến chứng của bệnh sâu răng, viêm quanh mô răng, nhiễm trùng răng miệng,… khi không được điều trị kịp thời.

- Sâu răng: Sâu răng sau khi ăn mòn lớp men răng và ngà răng sẽ tiếp tục tấn công đến các mô của tủy. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm và làm chết tủy. Khi đó, vi khuẩn sâu răng sẽ phát triển mạnh, lan rộng xuống ống tủy, làm nhiễm trùng lan ra các mô xung quanh, cuối cùng tạo thành áp xe răng quanh cuống.

  Sâu răng là nguyên nhân gây ra hiện tượng áp xe răng

 Sâu răng là nguyên nhân gây ra hiện tượng áp xe răng

- Bệnh nha chu: Bệnh nha chu có thể khiến cho lợi tách khỏi bề mặt răng, tạo nên những túi nha chu quanh răng. Chính các túi này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập giữa răng và những mô lợi quanh răng. Nếu không kịp thời chữa trị, làm sạch vi khuẩn, áp xe răng sẽ hình thành.

- Chấn thương răng: Ngoài ra, những tổn thương về răng cũng có thể gây ra áp xe răng. Gãy răng, nứt răng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tới trung tâm của răng, gây nhiễm khuẩn mô tủy. Cuối cùng, áp xe răng cũng được tạo thành tương tự như sâu răng.

Gãy răng, nứt răng gây nhiễm khuẩn mô tủy, hình thành áp xe răng

Gãy răng, nứt răng gây nhiễm khuẩn mô tủy, hình thành áp xe răng

>>>Xem thêm: Nguy cơ tiềm ẩn của bệnh viêm quanh răng

Điều trị áp xe răng có khó không?

Tùy vào vị trí và nguyên nhân mà áp xe răng sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc điều trị chung là loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị nguyên nhân và bảo tồn răng, tránh các biến chứng.

Nước muối ấm giảm đau tạm thời

Muối có tác dụng sát khuẩn, nâng cao môi trường pH và ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Do vậy, súc miệng bằng nước muối ấm là cách đơn giản để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, nhiễm trùng ở vùng áp xe. Nên súc miệng sau khi ăn để ngăn các mẩu vụn thức ăn không kích thích áp xe răng.

 Súc miệng nước muối ấm hạn chế tạm thời cơn đau do áp xe răng gây ra

Súc miệng nước muối ấm hạn chế tạm thời cơn đau do áp xe răng gây ra

Cách thực hiện: Pha 500gram muối vào 300ml nước ấm, hòa tan rồi súc miệng 2 - 3 lần/ngày. Lưu ý, súc miệng bằng nước muối không chữa được áp xe răng, nó chỉ giúp bạn cảm thấy dễ chịu tạm thời, do đó cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị áp xe răng kịp thời.

Thăm khám, xác định mức độ viêm

Đối với tình trạng áp xe răng giai đoạn đầu, bác sĩ có thể dùng thuốc chống nhiễm trùng (thuốc kháng sinh Erytromycin 250mg và thuốc giảm đau Paracetamol 500 mg) để làm dịu các cơn đau do áp xe răng gây ra.

 Thuốc giảm đau làm dịu các cơn đau do áp xe răng

Thuốc giảm đau làm dịu các cơn đau do áp xe răng

Trong trường hợp bệnh áp xe răng nặng, tủy răng cũng bị viêm, không thể bảo tồn được thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để làm sạch mủ trong ổ răng, giảm đau răng nhanh chóng.

Trị liệu ống rễ răng

Có thể sử dụng phương pháp trị liệu ống rễ răng để bảo tồn răng bị áp xe. Theo phương pháp này thì phần dây thần kinh, mạch máu và phần bị hư hại được lấy ra hết, sau đó lỗ hổng sẽ được bít lại. Do đó, khi các tổn thương được khắc phục, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe răng miệng.

Lưu ý giúp phòng ngừa áp xe răng

Để phòng ngừa tình trạng áp xe răng, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng, súc miệng hàng ngày sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

- Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch răng sau các bữa ăn để loại trừ mảng bám gây sâu răng.

- Súc miệng bằng nước lọc sau khi ăn đồ ngọt.

- Cần đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sâu răng kịp thời, từ đó sẽ có cách điều trị thích hợp, tránh áp xe răng xảy ra.

- Bổ sung fluor bằng cách uống dạng viên và đánh răng bằng kem đánh răng có chứa flour.

- Chế độ ăn uống khi bị áp xe răng rất quan trọng, bạn nên tránh ăn hải sản và thực phẩm chứa nhiều chất béo, bổ sung nhiều rau xanh và các loại đậu, hạn chế đồ ăn ngọt, nhiều đường trước khi đi ngủ.

>>>Xem thêm: Bất ngờ với 5 lưu ý khi điều trị viêm nha chu

Dung dịch nha khoa Nutridentiz hỗ trợ điều trị áp xe răng

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ thông tin về chứng bệnh áp xe răng và tham khảo các cách điều trị khi bị áp xe răng, cách tốt nhất bạn nên lựa chọn, đó là kết hợp sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz để đạt hiệu quả hỗ trợ điều trị áp xe răng. Dung dịch nha khoa Nutridentiz nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên với thành phần chính là dịch chiết sáp ong trong cồn, kết hợp cùng lá trầu không, vỏ chay, cùi quả cau có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng lợi, đồng thời sát khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm lợi, ngăn chặn các yếu tố nguy cơ gây áp xe răng. Từ đó giúp làm giảm viêm, săn se niêm mạc lợi và ngăn chặn sự hình thành mảng bám cao răng, ngăn chặn tình trạng áp xe răng hiệu quả. 

 ung dịch nha khoa Nutridentiz giúp ngăn ngừa áp xe răng hiệu quả

          Dung dịch nha khoa Nutridentiz giúp ngăn ngừa áp xe răng hiệu quả

Cảm nhận của người dùng

Rất nhiều người đã sử dụng hiệu quả dung dịch nha khoa Nutridentiz, giúp cải thiện tình trạng hôi miệng, các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng. Dưới đây là chia sẻ của một số trường hợp tiêu biểu:

Hơn 10 năm liên tục gặp phải tình trạng sâu răng, chảy máu chân răng, hôi miệng nên chị Đỗ Thị Thu Hoài (SĐT: 0977305491, trú tại xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) rất ngại tiếp xúc với mọi người. Thời gian gần đây, chị phải nhổ đi 2 chiếc răng sâu. Mặc dù dùng nhiều loại nước súc miệng, uống thuốc để tránh tụt lợi nhưng bệnh vẫn không cải thiện. Nhờ sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz, chị Hoài đã khắc phục tình trạng sâu răng, hôi miệng, viêm lợi đeo bám suốt thời gian dài.

Mời bạn xem chia sẻ của chị Hoài qua video sau đây:

nutridentiz

>>>Xem thêm: Đánh giá của người dùng về tác dụng của dung dịch nha khoa Nutridentiz đối  với các vấn đề răng miệng TẠI ĐÂY

ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA

Lắng nghe phân tích của chuyên gia Nguyên Hồng Hải về cách hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược Nutridentiz. Chuyên gia chia sẻ:

“Sản phẩm Nutridentiz có chiết xuất từ thiên nhiên, nổi bật là từ dịch chiết sáp ong trong cồn có tác dụng tiêu độc, làm se niêm mạc, cầm máu, kháng khuẩn và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho nướu, giúp giảm các bệnh răng miệng”.

Xem chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn chi tiết trong video sau:

mua ngay
 

>>> Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia về tác dụng của dung dịch nha khoa Nutridentiz đối với các vấn đề răng miệng TẠI ĐÂY

Như vậy, bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin xung quanh bệnh áp xe răng và đặc biệt là giải pháp giúp ngăn ngừa, cải thiện tình trạng này từ dung dịch nha khoa Nutridentiz. Hãy sử dụng ngay hôm nay, bạn nhé!

Để được tư vấn về bệnh áp xe răng và dung dịch nha khoa Nutridentiz, quý độc giả vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước gọi)/ DĐ:0902207582 (ZALO/VIBER).

Phương Thanh



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích