Khi bị viêm lợi nên ăn gì và không nên ăn gì? Đây là lời giải đáp chi tiết cho bạn!

Viêm lợi nên ăn gì là nỗi băn khoăn của nhiều người đang gặp phải tình trạng sưng viêm lợi. Theo các chuyên gia răng miệng, việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn khắc phục đáng kể tình trạng viêm lợi. Để có được lời giải đáp chi tiết nhất, mời bạn tham khảo bài viết sau đây!

Viêm lợi là gì?

Viêm lợi là tình trạng các mô bao quanh có tác dụng nâng đỡ và hỗ trợ răng bị nhiễm trùng. Đây là bệnh lý răng miệng khá phổ biến tại Việt Nam, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây tổn thương đến lợi, xuất hiện mủ quanh cổ răng dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm, làm tổn thương toàn bộ tổ chức xung quanh răng.

Nguyên nhân gây viêm lợi

Viêm lợi không chỉ khiến cho răng bị tổn thương mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân viêm lợi sẽ giúp bạn tìm ra cách điều trị và phòng tránh hiệu quả nhất.

- Vệ sinh răng miệng kém: Khi mảng bám thức ăn tồn đọng nhưng không được làm sạch sẽ khiến cho vi khuẩn tấn công đến tận chân răng và sản sinh những enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô (nối lợi và răng), khiến cho sự liên kết giữa răng và lợi trở nên lỏng lẻo, từ đó gây ra viêm lợi.

- Dinh dưỡng kém: Thiếu dưỡng chất nuôi nướu, lợi cũng gây ra tình trạng viêm. Một chế độ dinh dưỡng mất cân bằng là nguyên nhân gây nên những mảng bám trên răng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm lợi tiến triển. Điển hình là việc thiếu vitamin C, vitamin K dễ gây viêm lợi do sức đề kháng giảm.

- Giảm miễn dịch: Một số bệnh có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó giảm khả năng đề kháng của cơ thể và viêm lợi có thể xảy ra nếu bạn vệ sinh răng miệng không tốt.

Khi bị viêm lợi nên ăn gì?

Viêm lợi là giai đoạn đầu của bệnh nướu răng, biểu hiện thường gặp bao gồm: Nướu đỏ, sưng và chảy máu. Các chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, giúp cải thiện viêm lợi hiệu quả. Do đó, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có tác dụng làm sạch mảng bám, kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh, từ đó đẩy lùi bệnh lý viêm lợi. Vì vậy, chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như: Rau cải, xà lách, súp lơ, táo, lê,… để khắc phục bệnh lý này.

Dùng trà xanh hàng ngày

Trà xanh có chứa chất polyphenols, được coi là tinh chất quý giúp tăng cường sức khỏe răng miệng của mỗi người. Đặc biệt, chất này còn có khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây mảng bám. Do đó, bạn nên uống trà xanh mỗi ngày để nhanh chóng đẩy lùi chứng viêm lợi.

Trái cây giàu vitamin C

Các loại trái cây giàu vitamin C như: Bưởi, chanh, cam, quýt,... được coi là vũ khí lợi hại, giàu chất chống oxy hóa, thúc đẩy việc sửa chữa mô trong cơ thể, chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, các loại trái cây này thường có tính axit cao, có thể gây hại cho men răng. Do đó, khi thưởng thức các loại trái cây này, bạn nên sử dụng ống hút để hạn chế sự tiếp xúc của các axit với men răng.

Các loại cá giàu omega-3

Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích,... chứa lượng protein, omega-3 dồi dào. Đây là chất cần thiết giúp nướu lợi phát triển khỏe mạnh. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Diectetic Asociation cho thấy, tăng cường tiêu thụ các axit béo omega-3 giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm lợi. Ngoài ra, protein được tìm thấy trong các loại cá trên cũng hỗ trợ khả năng miễn dịch, chống lại nhiễm trùng, giúp làm lành vết thương nhanh chóng.

Các loại hạt dinh dưỡng

Các loại hạt dinh dưỡng như: Hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó,… rất giàu vitamin, chất xơ, protein và khoáng chất, đặc biệt là kẽm - hợp chất có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây bệnh, cung cấp canxi cần thiết cho răng.

Khi bị viêm lợi không nên ăn gì?

Quan tâm đúng cách đến chế độ dinh dưỡng sẽ giúp bạn cải thiện viêm lợi nhanh chóng. Do đó, ngoài những thực phẩm nên tăng cường tiêu thụ ở trên, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

Các loại thịt có tính chất dai

Người bị viêm lợi không nên lựa chọn các loại thịt dai như: Thịt chó, thịt gà, thịt bò,… bởi rất dễ gây bám, giắt chân răng, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn cư trú, tấn công và gây viêm nhiễm nặng.

Đồ ăn quá nóng hoặc lạnh

Đặc điểm của bệnh viêm lợi là nướu sưng tấy, dễ chảy máu,… Do đó, nếu bạn sử dụng thực phẩm hay đồ uống quá nóng, lạnh sẽ khiến cho vết thương bị bỏng rát dẫn tới việc điều trị kéo dài. Nếu không may là “nạn nhân” của chứng viêm lợi, bạn cần tránh xa các loại thực phẩm như ớt, hạt tiêu, đá lạnh, kẹo cứng,…

Thực phẩm chứa nhiều đường

Thực phẩm chứa nhiều đường là “thủ phạm” chính tạo ra mảng bám cao răng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập, khiến viêm lợi trở nên nặng nề. Loại bỏ các loại bánh kẹo, hoa quả, nước soda,... ra khỏi danh sách đồ ăn yêu thích sẽ giúp bạn rời xa cơn đau nhức, sưng đỏ do viêm lợi gây ra.

Thực phẩm gây khô miệng

Nước bọt có tác dụng giúp khoang miệng sạch mảng bám, đồng thời giúp nướu răng được bảo vệ khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Vì thế, nếu bạn bị khô miệng, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập khiến bệnh phát triển nặng hơn. Do đó, khi mắc viêm lợi, bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống dễ gây khô miệng như: Bia rượu, thuốc lá, cà phê, nước tăng lực,…

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích