Khi cơ thể bạn bị đái tháo đường, cấu trúc của mạch máu bị thay đổi. Điều này dẫn đến một loạt các vấn đề của cơ thể, trong đó có gây yếu xương răng và lợi, khiến chúng dễ bị nhiễm trùng hơn. Bệnh nha chu là hậu quả tất yếu của quá trình này.
Mối liên quan mật thiết giữa đái tháo đường và viêm nha chu
Theo ước tính tại Anh, cứ 3 người bị đái tháo đường (ĐTĐ) sẽ có 1 người gặp phải biến chứng răng miệng như viêm lợi hoặc nặng hơn là bệnh nha chu... đặc trưng bởi sự phá hủy cấu trúc quanh răng như dây chằng, lợi, nướu răng. Nếu không điều trị triệt để, người bệnh dễ bị mất răng vĩnh viễn cùng với nhiều rủi ro khác.
Đái tháo đường là khởi nguồn bệnh viêm nha chu
Biến chứng răng miệng do đái tháo đường là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Đường máu cao ức chế hoạt động của hệ miễn dịch và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bệnh đái tháo đường làm mạch máu bị tổn thương, chít hẹp, khiến cho dòng máu đến nuôi dưỡng nướu răng bị suy giảm, nên người đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng răng lợi (giai đoạn đầu của bệnh nướu răng), lâu dần dẫn đến bệnh nha chu (viêm nướu răng nghiêm trọng).
Nhiều bằng chứng cho thấy, có sự gia tăng rõ rệt về bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận ở những người bệnh đái tháo đường bị viêm nha chu. Theo Hiệp hội đái tháo đường Mỹ, bệnh nướu răng và đái tháo đường luôn tồn tại mối quan hệ hai chiều: Người bệnh đái tháo đường dễ bị biến chứng nướu răng nghiêm trọng, nhưng bệnh nướu răng lại làm ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường trong máu.
Do đó, người bệnh đái tháo đường cần đặc biệt quan tâm đến các dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm nha chu, bao gồm:
- Chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
- Đỏ, đau và sưng nướu răng.
- Hôi miệng; Tụt lợi hoặc có mủ giữa răng và nướu răng; Răng dễ lung lay.
Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm nha chu do đái tháo đường
Điều trị bệnh viêm nha chu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà nó gây ra. Có thể là lấy cao răng và làm sạch nướu, dùng kháng sinh, hoặc phẫu thuật nướu để loại bỏ nguy cơ mất răng trong trường hợp nặng.
Lời khuyên trong việc phòng ngừa bệnh răng miệng:
- Kiểm soát hiệu quả đường huyết bằng chế độ ăn, tập luyện, dùng thuốc.
- Chăm sóc răng miệng bằng cách đánh răng bằng kem có fluoride với bàn chải mềm sau các bữa ăn khoảng 30-40 phút. Thay bàn chải 3 tháng/lần hoặc sớm hơn.
- Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng thay vì dùng tăm, nhằm hạn chế làm tổn thương nướu.
- Nếu bạn đeo răng giả, nhớ vệ sinh chúng sau khi ăn và tháo chúng ra khi đi ngủ.
- Từ bỏ thuốc lá. Súc miệng bằng nước muối 0,9% hoặc các dung dịch nha khoa chuyên dụng. Khám răng định kỳ 2 lần/năm hoặc khi thấy có các dấu hiệu bất thường nghi ngờ bị bệnh răng miệng.
- Stress oxy hóa tế bào và phản ứng viêm dễ dàng được kích hoạt khi đường trong máu tăng cao mạn tính, được cho là một trong những nguyên nhân quan trọng sinh biến chứng đái tháo đường. Vì thế, một số hoạt chất sinh học tự nhiên có khă năng giảm stress oxy hóa tế bào như hoài sơn, câu kỳ tử,… hay giúp phục hồi chức năng tuyến tụy, làm giảm đường huyết như mạch môn; tăng cường miễn dịch như nhàu, đều là những thảo dược quý để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường đường nói chung và biến chứng nha chu do đái tháo đường nói riêng.
Dịch chiết sáp ong phòng và hỗ trợ điều trị viêm nha chu
Nói riêng về dung dịch súc miệng, hiện nay, để giảm thiểu tình trạng viêm nha chu cũng như giải quyết các vấn đề về răng miệng khác như: viêm lợi, chảy máu chân răng, sâu răng… phòng ngừa tình trạng mất răng sớm, mỗi người cần có giải pháp giúp tăng cường sức khỏe nướu răng hàng ngày. Để đạt được điều đó, cần đảm bảo 2 mục tiêu cụ thể:
- Một là tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng nướu răng, duy trì sự chắc khỏe của nướu. Khi nướu răng được khỏe thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng viêm nha chu.
- Hai là tăng cường sát khuẩn, ngăn ngừa sự hình thành cao răng hay các mảng bám trên răng, giúp răng luôn sạch sẽ. Không có cao răng thì sẽ không dễ gặp phải tình trạng chảy máu chân răng hoặc viêm lợi, viêm nha chu.
Với sự phát triển của công nghệ bào chế dược phẩm, các nhà khoa học đã ứng dụng những tác dụng của sáp ong và lựa chọn dịch chiết sáp ong trong cồn làm thành phần chính của dung dịch nha khoa đảm bảo được cả 2 mục tiêu chăm sóc răng miệng kể trên. Với các thành phần dinh dưỡng dồi dào, sáp ong giúp nuôi dưỡng niêm mạc miệng, nướu lợi. Bên cạnh đó, sáp ong cũng có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm sưng, cầm máu trong chảy máu chân răng nên giúp làm sạch răng miệng, nướu lợi, từ đó bảo vệ niêm mạc nướu khỏi bị viêm nhiễm. Những tác dụng này càng được tăng cường khi sáp ong kết hợp với các thành phần thảo dược khác như: dịch chiết cùi quả cau, dịch chiết lá trầu không, chiết xuất vỏ chay để bào chế thành công dung dịch nha khoa Nutridentiz.
Nutridentiz chứa sáp ong ngừa viêm nha chu
Dựa theo cơ chế chung bảo vệ răng miệng của các dung dịch nha khoa, Nutridentiz giúp bảo vệ răng lợi hiệu quả qua 2 tác động: cung cấp các dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng nướu từ bên trong, bảo vệ nướu lợi từ bên ngoài bằng cách làm sạch, loại bỏ vi khuẩn có hại, các mảng bám trên răng. Bên cạnh đó, nhờ tác dụng chống loét, chống độc và làm se niêm mạc của sáp ong nên Nutridentiz còn giúp làm dịu niêm mạc, nhanh liền vết lở, loét do nhiệt miệng, trầy xước trong khoang miệng. Bởi vậy, dung dịch nha khoa Nutridentiz là giải pháp hiệu quả giúp bạn tăng cường sức khỏe răng miệng, cải thiện tình trạng chảy máu chân răng hay bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nướu răng, viêm quanh răng…; ngăn ngừa nguy cơ mất răng sớm một cách hiệu quả. Hơn nữa, đây là sản phẩm chăm sóc răng miệng hoàn toàn từ tự nhiên nên an toàn với sức khỏe của cả gia đình.
Nhiều người sau khi sử dụng Nutridentiz đã có những cải thiện tích cực trong vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng. Dưới đây là một số phản hồi tiêu biểu :
Sau đây chúng ta cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Hồng Hải chia sẻ giải pháp mới từ thiên nhiên giúp lợi chắc răng bền:
Duy trì sử dụng Nutridentiz 2 lần mỗi ngày, kết hợp với đánh răng đúng cách, hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, không hút thuốc lá… sẽ giúp bạn xua tan nỗi lo bị viêm nha chu do đái tháo đường.
Liên hệ hotline: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ 0902207582 (ZALO/VIBER) để được tư vấn các bệnh răng miệng!
Khánh Vũ