Viêm chân răng uống thuốc gì để nhanh khỏi và giải pháp khắc phục mới từ thảo dược!

“Viêm chân răng uống thuốc gì?” là mối quan tâm của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Bởi, đây là phương pháp phổ biến, giúp khắc phục nhanh chóng và hiệu quả các triệu chứng bệnh. Vậy, nên sử dụng các loại thuốc trị viêm chân răng như thế nào? Cần chú ý điều gì? Mời bạn tham khảo ngay thông tin sau đây để có lời giải đáp chi tiết!

Viêm chân răng là gì?

Viêm chân răng là tình trạng các mô quanh răng bị nhiễm khuẩn, tổn thương, nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng tới các vị trí sâu hơn như: Tủy và xương ổ răng.

Trong thực tế, viêm chân răng được phân thành 2 loại chính, đó là: Viêm chân răng cấp tính và nếu không được khắc phục triệt để sẽ tiến triển thành dạng mạn tính.

- Dạng cấp tính: Các triệu chứng thường khởi phát nhanh chóng với biểu hiện: Nướu sưng tấy, chuyển màu đỏ sẫm, có thể hình thành túi mủ trắng, chân răng dễ xuất huyết chỉ với tác động nhỏ như: Đánh răng, dùng chỉ nha khoa,... Cùng với đó là những cơn đau dữ dội, có khi buốt tới đỉnh đầu, xuất hiện trong khoảng thời gian nhất định. Điều này khiến người mắc cho rằng, tình trạng viêm chân răng đã cải thiện nên không điều trị ngay, dẫn tới biểu hiện đau buốt xuất hiện đột ngột sau đó với mức độ nghiêm trọng hơn, đồng thời có nguy cơ tái phát nhiều lần.

- Dạng mạn tính: Trên thực tế, khi viêm chân răng cấp tính không được khắc phục dứt điểm, khiến các cơn đau lặp đi lặp lại liên tục trong thời gian dài, đồng thời tổn thương lan rộng ra nhiều vị trí sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

>> Xem thêm: Điểm mặt 8 thủ phạm gây HÔI MIỆNG bạn thường bỏ qua

Tại sao bạn bị viêm chân răng?

Tuy chưa khẳng định được nguyên nhân chính xác gây viêm chân răng, nhưng nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, việc nướu lợi không được cung cấp dinh dưỡng thường xuyên sẽ kém chắc khỏe, khó chống lại được những tác động có hại từ môi trường, dễ dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, nếu kết hợp một số yếu tố sau đây sẽ khiến tình trạng viêm chân răng tiến triển nhanh chóng và tồi tệ hơn: 

- Vệ sinh răng miệng kém: Khi mảng bám tồn đọng nhiều trên răng nhưng không được làm sạch thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, khiến mô liên kết quanh răng bị tổn thương, ngày càng trở nên lỏng lẻo, từ đó gây ra tình trạng viêm chân răng.

- Suy giảm miễn dịch: Một số bệnh lý có thể làm hệ thống miễn dịch bị suy yếu, khiến cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút, theo đó, nướu, lợi dễ bị nhiễm khuẩn từ môi trường.

- Thói quen sinh hoạt: Hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia, tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm cay nóng có thể khiến niêm mạc miệng dễ bị kích ứng hơn, từ đó hình thành nên viêm chân răng.

   Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị viêm chân răng

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị viêm chân răng

Viêm chân răng uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Khi bị viêm chân răng, sử dụng thuốc là một trong những phương pháp nhanh - gọn - nhẹ giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả. Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào và cần chú ý điều gì, hãy tham khảo phác đồ điều trị ngay sau đây:

Kháng sinh

2 hoạt chất được coi là bộ đôi kháng sinh hữu hiệu, có tác dụng với hầu hết các bệnh răng miệng là spiramycin và metronidazol. Spiramycin có tác dụng kìm hãm sự nhân lên của vi khuẩn, đồng thời thải trừ qua nước bọt nên rất tốt với tình trạng nhiễm khuẩn trong khoang miệng. Khi phối hợp với metronidazol sẽ giúp nâng cao hiệu lực kháng khuẩn, ngăn chặn tối đa sự tổn thương mô nướu, nhờ đó tiêu diệt yếu tố gây viêm nhiễm trong khoang miệng nhanh chóng hơn.  

Tuy nhiên, có một số điểm cần lưu ý khi sử dụng 2 loại thuốc này:

– Không dùng chung các chế phẩm có thành phần metronidazol với disulfiram, vì có thể gây ra biểu hiện rối loạn tâm thần.

- Chống chỉ định spiramycin với phụ nữ cho con bú vì hoạt chất này bài tiết qua sữa mẹ, có thể gây ảnh hưởng xấu đến bé.

Thuốc giảm viêm, chống phù nề

Nhóm này gồm những hoạt chất thường được sử dụng các phác đồ điều trị bệnh răng miệng, trong đó có viêm chân răng, đó là: Alpha-chymotrypsin, serratiopeptidase. Một số trường hợp có thể dùng nhóm corticoid nhưng cần được sự chỉ định của chuyên gia.

Tuy nhiên, nhóm thuốc trên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại với sức khỏe:

– Tăng nguy cơ rối loạn đông máu.

- Nhạy cảm với người bị bệnh gan nặng hoặc đục thủy tinh thể bẩm sinh.

– Với phụ nữ mang thai, cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

Bổ sung vi chất khác

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc cải thiện tình trạng viêm chân răng thì bạn nên bổ sung thêm vitamin C, vitamin E, vitamin B3 (hay còn gọi là niacin), rutin vì: Vitamin C giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, rutin làm tăng cường độ bền thành mạch, vitamin E có khả năng ức chế quá trình viêm, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, vitamin B3 giúp thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc, làm lành nhanh các vết thương hở, trầy xước trong khoang miệng.

Tuy việc sử dụng thuốc sẽ giúp bạn cải thiện nhanh tình trạng chảy máu chân răng nhưng hầu hết các hoạt chất đều có thể gây nên những tác dụng phụ cho cơ thể, đặc biệt trên gan, thận,... bởi vậy, bạn cần cẩn trọng khi sử dụng.

Mời bạn lắng nghe thêm tư vấn từ chuyên gia Nguyễn Đình Bách về vấn đề: Viêm chân răng gây đau nhức và hơi thở có mùi phải làm sao? trong video dưới đây:

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích