Hôi miệng khi đói là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Đừng bỏ lỡ!

Hôi miệng khi đói là tình trạng khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân thực sự gây ra hơi thở có mùi khó chịu khi bạn đang mang“chiếc bụng rỗng” là gì? Mời bạn đọc bài viết sau đây để được giải đáp những nguyên nhân gây hôi miệng và các biện pháp điều trị vấn đề tế nhị này hiệu quả, an toàn. Đừng bỏ lỡ!

Tại sao bạn bị hôi miệng khi đói?

Thông thường, hôi miệng là do các nguyên nhân phổ biến như: Sâu răng, bệnh nướu răng, vệ sinh răng miệng kém, các vấn đề về tiêu hóa, cảm cúm,… Tuy nhiên, khi đói, hơi thở phát ra cũng có mùi hôi khó chịu? Vì sao lại như vậy?

- Khi bạn đói và mất nước, lượng nước bọt được sản xuất sẽ giảm xuống, nó không thể rửa sạch mảng bám hay vi khuẩn trên lưỡi và khoang miệng, từ đó gây ra mùi hôi khó chịu.

- Dịch tiêu hóa trong dạ dày vẫn được sản xuất nhưng vì không có thức ăn, những loại nước có tính axit này bắt đầu bị phá vỡ, từ đó gây ra mùi hôi.

- Khi đói, cơ thể bắt đầu sự phân hủy chất béo để tạo ra năng lượng, duy trì các hoạt động hàng ngày. Điều này dẫn đến sự giải phóng ketone, một số loại được giải phóng qua phổi sẽ gây mùi hôi miệng.

Bị hôi miệng khi đói có phải là dấu hiệu của bệnh dạ dày không? Chuyên gia Phạm Hưng Củng tư vấn trong video sau đây:

Nguyên nhân gây hôi miệng là gì?

Hôi miệng là tình trạng phổ biến, bất kỳ ai cũng sẽ gặp 1 lần trong đời. Có nhiều nguyên nhân gây nên vấn đề này? Đó là gì?

- Thực phẩm: Một số thực phẩm, chẳng hạn như tỏi, hành tây, thực phẩm cay, một số loại phô mai, cá và đồ uống có tính axit như cà phê rất dễ để lại mùi khó chịu trong miệng. Ngoài ra, sau khi ăn, thực phẩm bị mắc kẹt trong răng sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và mảng bám, gây ra mùi hôi miệng. Chế độ ăn kiêng, ít carbohydrate khiến cơ thể đốt cháy chất béo để tạo ra nguồn năng lượng. Sản phẩm cuối cùng của việc tạo ra năng lượng này là ketone, có mùi giống như acetone khi thở ra.

- Hút thuốc lá không chỉ để lại hóa chất trong miệng mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh răng nướu hoặc ung thư miệng.

- Sức khỏe răng miệng kém: Nếu không đánh răng hoặc xỉa răng thường xuyên, các hạt thức ăn còn lại trong miệng có thể bị thối và gây ra mùi hôi. Việc chăm sóc răng miệng kém dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong miệng, gây ra mùi của chính nó. Mảng bám tích tụ trên răng cũng có thể dẫn đến bệnh nha chu, thậm chí là mất răng.

- Vấn đề sức khỏe: Mắc bệnh nhiễm trùng xoang, viêm phổi, viêm họng, cảm lạnh, cúm, viêm amidan, nhiễm nấm, viêm phế quản, đái tháo đường, axit trào ngược (trào ngược dạ dày bệnh hoặc GERD), không dung nạp đường sữa, các vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa khác và một số bệnh về gan, thận có thể liên quan đến hôi miệng.

- Khô miệng: Nước bọt giúp làm ẩm và sạch miệng. Khi cơ thể không sản xuất đủ nước bọt sẽ khiến hơi thở có mùi hôi. Khô miệng có thể do các vấn đề về tuyến nước bọt, rối loạn mô liên kết, sử dụng thuốc hoặc thở qua miệng.

- Bệnh răng miệng: Sâu răng, bệnh nướu răng hoặc răng bị ảnh hưởng có thể gây hôi miệng.

- Sử dụng răng giả hoặc niềng răng: Các hạt thực phẩm không được làm sạch đúng cách khi niềng răng có thể bị thối, gây ra vi khuẩn và mùi hôi. Răng giả bị lỏng gây lở loét hoặc nhiễm trùng trong miệng, từ đó dẫn đến hôi miệng.

- Sử dụng một số loại thuốc: Nhiều loại thuốc, bao gồm cả thuốc kháng histamine để điều trị dị ứng và thuốc lợi tiểu, có thể gây khô miệng, khiến cho hơi thở xuất hiện mùi khó chịu. Các loại thuốc khác dẫn đến hôi miệng bao gồm triamterene và paraldehyd.

- Mang thai: Bản thân việc mang thai không gây hôi miệng, nhưng buồn nôn và ốm nghén lại có thể dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, thay đổi nội tiết tố, mất nước và ăn các loại thực phẩm khác nhau do nghén cũng góp phần khiến cho hơi thở có mùi khó chịu khi mang bầu.

- Ngoài ra, những người bị nghẹt mũi, nghiện rượu và bổ sung vitamin liều lớn cũng có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng.

>> Xem thêm: Cách chữa hôi miệng bằng vỏ bưởi hiệu quả

Giải pháp ngăn ngừa bệnh hôi miệng hiệu quả

Hôi miệng trở thành nỗi ám ảnh của người bệnh, khiến họ tự ti, né tránh giao tiếp. Vậy phải làm sao để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng này?

- Nếu bạn đeo răng giả, hãy tháo chúng vào ban đêm và làm sạch để loại bỏ vi khuẩn tích tụ từ thức ăn, đồ uống.

- Uống nhiều nước: Điều này tránh tình trạng khô miệng, giúp cho hơi thở của bạn không còn mang mùi khó chịu.

- Đánh răng sau mỗi bữa ăn và dùng chỉ nha khoa, ít nhất 2 lần một ngày.

- Thay bàn chải đánh răng của bạn 2 – 3 tháng 1 lần.

- Vệ sinh lưỡi mỗi sáng bằng dụng cụ cạo lưỡi hoặc thìa để giảm vi khuẩn, nấm và tế bào chết có thể gây ra mùi.

- Nhai một nắm đinh hương, hạt cây thì là giúp sát trùng khoang miệng, từ đó chống lại vi khuẩn gây hôi miệng.

- Nhai một miếng vỏ chanh hoặc cam để mang lại hơi thở thơm mát. Axit citric trong loại vỏ này sẽ kích thích tuyến nước bọt và chống hôi miệng.

- Nhai một nhánh tươi của rau mùi tây, húng quế, bạc hà hoặc rau mùi. Chất diệp lục trong những cây này giúp trung hòa mùi hiệu quả.

- Sử dụng nước súc miệng thảo dược để ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả.

>> Xem thêm: Cách chữa hôi miệng hở van dạ dày hiệu quả

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích