Hơi thở có mùi hôi còn được gọi là hôi miệng. Đây là tình trạng phổ biến, ai cũng gặp ít nhất 1 lần trong đời. Vậy hơi thở có mùi hôi là bệnh gì? Làm sao để thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên “hơi thở hôi”? Việc sử dụng Nutridentiz có tác dụng ra sao với tình trạng này? Nếu bạn đang cần lời giải đáp để tháo gỡ những khúc mắc trên, hãy đọc bài viết sau đây.
Hơi thở có mùi hôi là bệnh gì?
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Colorado (Hoa Kỳ), không phải tất cả hơi thở có mùi hôi đều được tạo ra như nhau. Sự hiện diện của một số khí trong miệng có thể chỉ ra các bệnh nghiêm trọng gây hôi miệng. Theo các nhà khoa học, lượng methylamine dư thừa báo hiệu bệnh gan và thận, amoniac là dấu hiệu của suy thận, nồng độ acetone tăng chỉ ra bệnh tiểu đường, nồng độ oxit nitric được sử dụng để chẩn đoán hen suyễn. Một nghiên cứu riêng biệt cho thấy, hỗn hợp nhất định của khí hôi miệng thậm chí có thể chỉ ra ung thư vòm họng ác tính. Dưới đây là một số bệnh bạn có thể mắc khi bị hôi miệng:
Viêm amidan
Một trong những đặc điểm nổi bật của viêm amidan là gây hôi miệng dai dẳng. Các vi khuẩn gây hôi miệng tương tự vi khuẩn gây amidan. Phẫu thuật cắt amidan có thể cải thiện cả tình trạng hơi thở hôi và viêm amidan.
Viêm amidan có thể gây nên chứng hôi miệng
Loét dạ dày
Theo nghiên cứu đã được công bố, vi khuẩn Helicobacter pylori gây loét dạ dày cũng như ung thư dạ dày có thể khiến hơi thở của bạn có mùi hôi.
Thừa cân
Bạn có thể thêm hôi miệng vào danh sách các vấn đề sức khỏe do thừa cân, theo một nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv (Israel). Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, một người càng thừa cân thì hơi thở của họ sẽ có càng có mùi khó chịu.
Tiểu đường
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Nghiên cứu cho thấy, bệnh tiểu đường cũng làm giảm lượng kẽm mà cơ thể hấp thụ, làm miệng bạn có mùi khó chịu.
Bệnh về gan
Khi gan suy yếu, chức năng phân giải độc tố kém, dẫn đến amoniac trong máu tăng cao, làm cho miệng thở ra mùi hôi thối.
Mắc bệnh về gan cũng có thể khiến hơi thở có mùi hôi
>> Xem thêm: Chứng hôi miệng có điều trị được không?
Nguyên nhân gây hôi miệng
Như vậy, hôi miệng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn có nguy cơ mắc nhiều bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hôi miệng?
- Hút thuốc lá: Đây là thói quen gây hôi miệng phổ biến. Ngoài ra, nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng, khiến cho hơi thở có mùi khó chịu.
- Thực phẩm: Việc phân hủy các mẩu thức ăn bị mắc kẹt trong răng sẽ gây ra mùi hôi. Một số thực phẩm như hành và tỏi cũng cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến hôi miệng. Sau khi chúng được tiêu hóa, các sản phẩm phân hủy của chúng được đưa vào máu đến phổi và ảnh hưởng đến hơi thở.
- Khô miệng: Nước bọt tự nhiên làm sạch miệng. Nếu miệng khô, hơi thở có thể xuất hiện mùi hôi.
- Vệ sinh răng miệng: Các mảnh thức ăn nhỏ mắc lại giữa các kẽ răng sẽ bị phân hủy, tạo ra mùi hôi thối. Ngoài ra, nếu không đánh răng thường xuyên, mảng bám có thể hình thành, gây kích ứng nướu, dẫn đến bệnh viêm nha chu. Bên cạnh đó, răng giả không được làm sạch thường xuyên hoặc đúng cách cũng chứa vi khuẩn gây ra chứng hôi miệng.
- Chế độ ăn kiêng: Các phương pháp ăn kiêng và ăn ít carbohydrate có thể dẫn đến chứng hôi miệng. Điều này là do sự phân hủy chất béo là ketone, khiến cho hơi thở có mùi hôi.
- Sử dụng một số loại thuốc: Điều này có thể làm giảm nước bọt và do đó gây mùi hôi miệng. Một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm: Nitrat được sử dụng để điều trị đau thắt ngực, hóa chất dùng hóa trị, thuốc an thần, chẳng hạn như phenothiazin. Những người sử dụng vitamin với liều lượng lớn cũng có nguy cơ cao bị hôi miệng.
Sử dụng một số loại thuốc có thể gây hôi miệng
- Tình trạng miệng, mũi và cổ họng: Trong nhiều trường hợp, viêm amidan có thể khiến hơi thở mang mùi khó chịu. Ngoài ra, nhiễm trùng hoặc viêm ở mũi, cổ họng, viêm xoang cũng gây ra chứng hôi miệng.
- Mắc bệnh: Một số bệnh ung thư, suy gan và các bệnh chuyển hóa khác có thể gây ra chứng hôi miệng do các hỗn hợp hóa chất mà chúng tạo ra. Ngoài ra, mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng khiến cho hơi thở có mùi khó chịu do trào ngược axit dạ dày thường xuyên.
Hơi thở có mùi hôi là do đâu và phải làm sao để cải thiện? TS Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn trong video sau:
Điều trị hôi miệng tại nhà ra sao hiệu quả?
Hôi miệng khiến bạn tự ti, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập, công việc. Một số cách giúp bạn thoát khỏi điều này bao gồm:
- Đánh răng: Hãy nhớ đánh răng ít nhất hai lần một ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa làm giảm sự tích tụ của các mảnh thức ăn và mảng bám ở răng. Theo một thống kê, đánh răng chỉ làm sạch khoảng 60% bề mặt của răng.
Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch răng, ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả
- Làm sạch răng giả: Bất cứ thứ gì trong miệng của bạn, bao gồm cả răng giả, cầu răng hoặc dụng cụ bảo vệ miệng cần được làm sạch. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ rất hiệu quả. Ngoài ra, hãy thay đổi bàn chải đánh răng sau mỗi 2 - 3 tháng để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng.
- Vệ sinh lưỡi: Vi khuẩn, thức ăn và tế bào chết thường tích tụ trên lưỡi, đặc biệt là ở những người hút thuốc hoặc bị khô miệng. Do đó, bạn cần cạo sạch lưỡi mỗi ngày.
- Tránh khô miệng: Uống nhiều nước, tránh rượu, bỏ thuốc lá, nhai kẹo cao su không đường để tăng tiết nước bọt, từ đó giảm nguy cơ bị hôi miệng.
- Chế độ ăn uống: Hãy hạn chế ăn hành, tỏi, thức ăn cay, thực phẩm nhiều đường; giảm tiêu thụ cà phê và rượu cũng có thể giảm nguy cơ bị hôi miệng.
>> Xem thêm: 6 thói quen gây hơi thở hôi có thể bạn chưa biết
Nutridentiz – Giải pháp khắc phục hôi miệng hiệu quả từ thảo dược
Sở hữu hơi thở hôi là điều mà không ai mong muốn. Do đó, bên cạnh những lưu ý về chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng kể trên, giới chuyên gia khuyên bạn nên tìm đến các sản phẩm thảo dược thiên nhiên, tiêu biểu là dung dịch nha khoa Nutridentiz để làm sạch miệng một cách hiệu quả, từ đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị chứng hôi miệng hiệu quả. Sản phẩm là sự kết hợp của các thành phần từ thiên nhiên như: Dịch chiết sáp ong trong cồn, dịch chiết xuất vỏ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, dịch chiết trầu không giúp tăng hiệu quả sát khuẩn, làm sạch răng miệng, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho răng lợi, từ đó trị hôi miệng an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, Nutridentiz còn giúp hỗ trợ cải thiện tích cực các bệnh răng miệng như: Viêm lợi, viêm nha chu, chảy máu chân răng,…
Dung dịch nha khoa Nutridentiz giúp ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả
Hy vọng qua thông tin bài viết chia sẻ, bạn có thêm thông tin về hôi miệng và các bệnh lý xung quanh, đặc biệt là giải pháp giúp cải thiện hôi miệng an toàn từ dung dịch nha khoa Nutridentiz. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng hôi miệng mà chưa tìm được phương pháp hiệu quả, hãy sử dụng sản phẩm Nutridentiz nhé!
Kinh nghiệm thoát khỏi bệnh hôi miệng hiệu quả
Ông Nguyễn Văn Phon (Phong) - (54 tuổi, SĐT: 0908358280, thường trú tại 94 Phùng Hưng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện làm việc tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) có quãng thời gian 7 năm bị răng lung lay, viêm lợi, chảy máu chân răng, hơi thở có mùi. Điều này khiến ông thiếu tự tin giao tiếp. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng Nutridentiz, ông đã cải thiện tình trạng của mình. Mời bạn xem chia sẻ của ông qua video dưới đây:
>>Xem thêm: Nhiều người đã cải thiện tình trạng hôi miệng nhờ sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz
Đánh giá của chuyên gia
Chữa hôi miệng tại nhà hiệu quả bằng cách nào? PGS.TS Dương Trọng Hiếu tư vấn trong video sau đây:
>> Xem thêm: Cách trị hôi miệng lâu năm bằng cách nào? PGS.TS Dương Trọng Hiếu tư vấn TẠI ĐÂY.
Để được tư vấn thêm về hơi thở có mùi hôi là bệnh gì và dung dịch nha khoa Nutridentiz, quý độc giả vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước gọi) hoặc hotline: 0902207582 (ZALO/VIBER).
Hạ An