Hơi thở của bé có mùi hôi là biểu hiện của bệnh gì?

Hơi thở của bé có mùi hôi thối khó chịu là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ. Rất nhiều bậc phụ huynh chủ quan cho rằng đó là biểu hiện bình thường do trẻ chưa biết cách vệ sinh răng miệng đúng cách nên có biểu hiện như vậy. Quan điểm đó của các bậc phụ huynh là đúng, tuy nhiên chưa đủ, hơi thở bé có mùi hôi còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác mà bé có thể đang mắc phải. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, mời các mẹ cùng tham khảo để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe bé yêu tốt nhất nhé.

Cảnh báo: Hơi thở của bé có mùi hôi có thể là biểu hiện của 6 bệnh này!

Hơi thở của bé có mùi hôi ngày càng gia tăng và không có dấu hiệu ngừng lại, việc tìm kiếm nguyên nhân sẽ giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Dưới đây là 6 “thủ phạm” khiến hơi thở của trẻ có mùi hôi khó chịu thường gặp nhất:

Bệnh răng miệng

Theo các bác sĩ nhi khoa, nguyên nhân gây ra hiện tượng hơi thở bé có mùi hôi là rất nhiều, nhưng đa số nguyên nhân đều liên quan đến việc vệ sinh răng miệng kém. Các loại vi sinh vật trú ngụ trong khoang miệng sẽ phân hủy axit amin hoặc axit béo có trong thức ăn thừa ở các kẽ răng hay nước bọt của trẻ tạo thành hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và gây ra mùi hôi khó chịu. Một số bệnh lý về răng miệng thường gặp đó là:

- Nhiễm trùng nướu răng, chân răng, nhiễm trùng quanh cổ răng,…: Mảng cao răng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ.

- Sâu răng: Răng sâu tạo thành nhiều lỗ hổng rất thuận tiện cho vi khuẩn ẩn nấp, sinh sôi và gây bệnh.

- Viêm lưỡi do không vệ sinh đúng cách: Thức ăn bám trên bề mặt lưỡi hoặc các rãnh nứt trên lưỡi của trẻ là môi trường tốt cho vi khuẩn gây mùi hôi miệng trú ẩn.

- Khô miệng: Nước bọt ngoài vai trò duy trì độ ẩm của lưỡi, môi, má… còn có chứa men giúp tiêu hóa thức ăn và cân bằng nồng độ pH trong khoang miệng. Khi miệng thiếu nước bọt, tính axit tăng cao làm vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn. Kèm theo đó là hiện tượng trẻ khát nước liên tục, đau họng, rát lưỡi, môi nứt nẻ.

Bệnh về mũi, xoang

Nếu sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé mà hiện tượng hơi thở của bé vẫn có mùi hôi thối thì rất có thể bé đang mắc bệnh lý về viêm mũi, viêm xoang,… Khi bị viêm xoang thì khoang mũi sẽ là những ổ nhiễm trùng chứa đầy mủ. Dịch mủ tích tụ lâu ngày sẽ theo họng chảy xuống đường hô hấp bên dưới và khiến hơi thở của bé có mùi thối. Nếu được phát hiện sớm và điều trị khỏi viêm xoang thì tình trạng hôi miệng cũng được cải thiện nhanh chóng. Một số trường hợp bé có dị vật kẹt trong mũi như mẩu thức ăn thừa, đồ chơi,… cũng gây ra mùi hôi khó chịu và chảy nước mũi nhiều.

Bệnh về đường hô hấp

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp vì hệ miễn dịch rất yếu, dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố như môi trường, thời tiết,… Viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh, cúm, nặng hơn là viêm tiểu phế quản, viêm phổi,… cũng có thể là nguyên nhân làm hơi thở của bé có mùi hôi. Khi hệ hô hấp của trẻ bị vi khuẩn xâm hại sẽ sinh ra chất nhầy và các vi khuẩn ăn tế bào, gây mùi hôi miệng. Ngoài ra, việc ngạt mũi, tắc mũi khiến trẻ phải thở bằng đường miệng dẫn đến khô miệng và tạo cho vi khuẩn gây mùi sinh sôi gây mùi hôi miệng.

Bệnh đường tiêu hóa

Hơi thở của bé có mùi thối, chua hoặc tanh kèm theo triệu chứng nôn trớ sau ăn, biếng ăn, rất có thể em bé của bạn đang mắc các chứng bệnh liên quan đến dạ dày hoặc bé bị trào ngược dạ dày. Hơi thở có mùi chua là dấu hiệu trẻ bị mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Mùi tanh là dấu hiệu hệ trao đổi chất của trẻ có vấn đề.

Bệnh gan

Hơi thở của bé có mùi thối giống như mùi trứng thối nghĩa là chức năng gan của trẻ đang gặp vấn đề. Khi gặp phải tình trạng này, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám sớm để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Bệnh đái tháo đường

Những trẻ mắc bệnh đái tháo đường type 1 hơi thở sẽ thường có mùi như mùi táo thối do máu không lưu thông bình thường.

Ngoài những lý do trên, cũng có một số trường hợp hơi thở của trẻ có mùi hôi là do thói quen mút tay, ngậm ti giả,… tạo điều kiện cho vi khuẩn đi vào khoang miệng và làm hơi thở của trẻ có mùi hôi bất thường.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp trẻ bị hôi miệng không phải do bệnh lý mà do thói quen mút tay, ngậm ti giả…. Các vi khuẩn sẽ đi vào khoang miệng và làm hơi thở của trẻ có mùi hôi bất thường.

>>> Xem thêm nguyên nhân gây hôi miệng TẠI ĐÂY

Ảnh hưởng của hôi miệng tới trẻ như thế nào?

Hôi miệng ở trẻ nhỏ có thể khiến trẻ không còn hứng thú với đồ ăn, chán ăn từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, hôi miệng còn khiến trẻ mất tự tin khi giao tiếp, rụt rè khi nói chuyện từ đó dần dần hình thành tính cách nhút nhát, không dám nói chuyện với ai và có thể dẫn đến trầm cảm.

Hơi thở của trẻ có mùi hôi chữa như thế nào?

Lưu ý đầu tiên cần làm khi phát hiện hơi thở của trẻ có mùi hôi đó là cần phải vệ sinh răng miệng tốt và đúng cách cho trẻ. Vệ sinh răng miệng cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng khi trẻ bị hôi miệng. Việc vệ sinh răng cần có căn cứ vào độ tuổi của trẻ để có những phương pháp phù hợp.

- Với trẻ nhỏ, chưa thể tự mình vệ sinh răng miệng thì sau khi ăn cha mẹ nên dùng gạc mềm thấm nước rồi chà sát trong khoang miệng của bé.

- Những trẻ trên 3 tuổi, cần tập cho bé có thói quen chải răng tối thiểu 2 lần/ngày. Dùng bàn chải lông mềm và có hình ngộ nghĩnh để kích thích tính tự giác của bé. Đồng thời phối hợp với sử dụng dung dịch nha khoa để giúp loại bỏ mùi hôi miệng và các bệnh răng miệng hiệu quả hơn.

Nên dùng dung dịch nha khoa nào để trị hôi miệng cho trẻ?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước súc miệng dành cho trẻ em, nhưng đa phần đều được tổng hợp từ các hợp chất hóa học nên nhiều bậc phụ huynh khá e ngại về tính an toàn khi cho con sử dụng. Nắm bắt được nỗi băn khoăn này của bậc phụ huynh, các nhà khoa học Việt Nam đã bào chế thành công dung dịch nha khoa Nutridentiz - sản phẩm là sự kết hợp độc đáo từ các thảo dược quý như dịch chiết sáp ong trong cồn, dịch chiết xuất vỏ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, dịch chiết trầu không giúp làm giảm mùi hôi miệng, hơi thở thơm tho rất hiệu quả. Các thành phần có trong dung dịch nha khoa Nutridentiz đều có tác dụng sát khuẩn, chống loét, cầm máu, giảm đau, giảm sưng, giúp cho các vết loét trong khoang miệng chóng lành, ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi hôi rất tốt. Đặc biệt sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn cho trẻ nhỏ. Với trường hợp trẻ nhỏ bị hôi miệng bạn lấy 2,5 ml dung dịch nha khoa pha loãng với 5ml nước sạch và cho bé súc miệng 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất!

Tìm hiểu thêm chia sẻ của một số người đã cải thiện chứng hôi miệng sau khi sử dụng Nutridentiz

Chị Diễm My chia sẻ về kinh nghiệm vượt qua chứng hôi miệng, chảy máu chân răng của mình

Lắng nghe chia sẻ của chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn về phương pháp vệ sinh răng miệng để cải thiện tình trạng đau nhức răng và cách điều trị hôi miệng hiệu quả nhất:

“Để giảm tình trạng đau nhức răng và cải thiện chứng hôi miệng thì bạn cần bỏ thuốc lá và thăm khám bác sĩ nha khoa 6 tháng/ lần để xem có cao răng hay viêm lợi, sau răng hay không từ đó có hướng điều trị thích hợp. Bạn nên đánh răng nhẹ nhàng, dùng chỉ tơ nha khoa và cuối cùng là dùng dung dịch nha khoa Nutridentiz để giúp sát khuẩn và làm lành vết thương, cải thiện viêm lợi, viêm chân răng, giảm hôi miệng ”

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích