Loét lưỡi - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả

Có rất nhiều bệnh về lưỡi nhưng phổ biến nhất là loét lưỡi do dễ tái phát nhiều lần và gặp ở hầu hết lứa tuổi, mọi giới tính. Loét lưỡi sẽ tự khỏi và không để lại di chứng. Tuy nhiên chúng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, do đó cần nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

Loét lưỡi là gì? 

Loét lưỡi hay lở lưỡi là những tổn thương nhỏ và nông phát triển trên bề mặt lưỡi, môi má, dưới lưỡi hoặc vòm miệng. Vết loét khiến người bệnh cảm thấy khá đau, dẫn đến ăn uống kém và khó khăn trong giao tiếp.

loet-luoi-la-nhung-ton-thuong-nho-va-nong-xuat-hien-o-nhieu-vi-tri.webp

Loét lưỡi là những tổn thương nhỏ và nông, xuất hiện ở nhiều vị trí

Đa số bệnh loét lưỡi thường lành tính và sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Nếu xuất hiện những triệu chứng như: Vết loét ngày càng lớn, gây đau nhiều hơn và không có dấu hiệu khỏi thì cần đến khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây loét lưỡi 

Hiện nay, các nhà khoa học đã đánh giá bệnh loét lưỡi không chỉ do 1 nguyên nhân duy nhất mà chúng còn tiềm ẩn một số yếu tố khác. 

Các nguyên nhân khởi phát

  • Tổn thương cơ học lên lưỡi như cắn vào lưỡi, tổn thương khi làm răng, đánh răng quá mạnh hay các chấn thương lên miệng khi chơi thể thao, làm việc nặng…
  • Đánh răng hoặc súc miệng với các sản phẩm có chứa thành phần muối lauryl sulfate. 
  • Thiếu vitamin B12, kẽm, sắt hay acid folic.
  • Phản ứng dị ứng với một số loại vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Căng thẳng, lo lắng kéo dài.
  • Một số vi khuẩn gây bệnh dạ dày như vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori).

Loét lưỡi xảy ra do các bệnh lý 

Nghiên cứu cho rằng, một số vết loét trên lưỡi hoặc các vị trí khác trên miệng có thể là triệu chứng của rối loạn khác như:

  • Bệnh tiểu đường: Rối loạn chuyển hóa gluten.
  • Bệnh suy giảm miễn dịch HIV/AIDS.
  • Bệnh viêm đại tràng, viêm loét đại tràng.
  • Bệnh behcet - bệnh viêm toàn bộ cơ thể.
  • Đáp ứng miễn dịch sai chỗ - thay vì tấn công các vi khuẩn, vi nấm có hại thì lại tấn công vi khuẩn có lợi tại lưỡi hoặc miệng.

Triệu chứng của bệnh loét lưỡi 

Triệu chứng chính mà đại đa số người cảm nhận được là đau. Cơn đau sẽ tồi tệ hơn khi tiếp xúc với các vật thể như thức ăn, bàn chải đánh răng… Một số loại thức ăn gây trầm trọng hơn vết loét, bao gồm các thức ăn nhiều gia vị, cay nóng.

vet-loet-co-hinh-tron-hoac-oval-be-ro-va-mau-do (2).webp

Vết loét có hình tròn hoặc oval, bề rõ và màu đỏ 

Vết loét ở lưỡi với dạng hình tròn hoặc oval có màu trắng, bờ rõ và viền màu đỏ. Vết loét thường xuất hiện trên bề mặt lưỡi, môi má, vòm họng hoặc nướu. Đối với các trường hợp loét nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, mệt mỏi hoặc nổi hạch.

Điều trị bệnh loét lưỡi 

Các vết loét lưỡi có xu hướng tự khỏi, nghiên cứu cho thấy rằng chúng tự lành sau 7-10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị sẽ giúp giảm bớt triệu chứng và nhanh lành vết loét. 

Đối với trường hợp loét kéo dài, không tự khỏi, tham khảo các cách điều trị sau:

  • Súc miệng: Lựa chọn loại súc miệng có chứa steroid giúp giảm đau, chống viêm hoặc chứa lidocain giúp giảm đau.
  • Thuốc bôi: Một số loại dạng tuýp, kem, gel hoặc dung dịch nha khoa có thể giúp giảm đau, làm lành vết loét. Sản phẩm chứa thành phần như benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide.
  • Thuốc uống: Chỉ sử dụng khi thuốc bôi không đáp ứng. Sử dụng sucralfate như một lớp chắn bảo vệ vết loét hoặc colchicin có tác dụng làm giảm đau và nhanh lành vết loét. Thuốc uống có chứa steroid được sử dụng khi các sản phẩm uống khác không đáp ứng. Tuy nhiên, hạn chế sử dụng do chúng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. 
  • Bổ sung thêm các loại vitamin các thiết cho cơ thể như vitamin B12, acid folic, kẽm…

Bên cạnh việc sử dụng thuốc và bổ sung vitamin cho cơ thể, bạn có thể sử dụng nước súc miệng từ thảo dược vừa an toàn vừa hiệu quả như dung dịch nha Nutridentiz.

Nutridentiz - Loại bỏ và phòng ngừa loét lưỡi nhanh chóng, an toàn

Hiện nay, với xu hướng bảo vệ sức khỏe răng miệng vừa hiệu quả vừa thân thiện với thiên nhiên, dung dịch nha Nutridentiz là một lựa chọn sáng suốt của nhiều người tiêu dùng. Nutridentiz chứa các thành từ thảo dược thiên nhiên như: Sáp ong, cùi quả cau, lá trầu không, vỏ rễ chay.

Trong đó, thành phần chính sáp ong có tác dụng chống viêm, ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, tiêu diệt vi nấm, một số trường hợp còn hiệu quả cao hơn thuốc kháng nấm. 

Đồng thời, sáp ong còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, có khả năng điều hòa và nâng cao miễn dịch trong khoang miệng. Từ đó, giúp ngăn ngừa, điều trị các bệnh răng lợi, cải thiện tình trạng loét lưỡi, hôi miệng, viêm lợi hiệu quả.

dung-dich-nha-nutridentiz-giup-loai-bo-va-phong-ngua-loet-luoi.webp

Dung dịch nha Nutridentiz giúp loại bỏ và phòng ngừa loét lưỡi

Ngoài ra, theo nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2015 cho thấy cùi quả cau chứa hơn 59 hợp chất, điển hình như tannin, alkaloid, flavonoid, steroid, axit béo... có khả năng chống viêm, giảm đau, chống nhiễm khuẩn… Từ đó làm se khít chân răng, giảm đau, làm sạch mảng bám trên răng miệng, phòng ngừa loét lưỡi, làm thơm miệng.

Dung dịch nha Nutridentiz được nhiều chuyên gia khuyên dùng và đông đảo người sử dụng đánh giá cao về mặt hiệu quả cũng như tính an toàn. Tiêu biểu như trường hợp của ông Phạm Văn Phon ở TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông Phon gặp tình trạng viêm lợi, răng lung lay nên rất tự ti khi giao tiếp. Mời bạn xem chi tiết chia sẻ của ông Phon TẠI ĐÂY.

Phòng ngừa loét miệng tránh tái phát 

Hiện nay, chưa có cách nào điều trị dứt điểm loét lưỡi. Bệnh có thể tái phát nhiều lần trong năm. Do đó, cần những biện pháp phòng ngừa bệnh như:

  • Lựa chọn loại kem đánh răng nhẹ hơn.
  • Sử dụng bàn chải có đầu lông mềm, dùng chỉ nha khoa và súc miệng mỗi ngày để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
  • Hạn chế các thức ăn gây kích thích miệng lưỡi như đồ ăn cay nóng, trái cây có nhiều acid và chua.

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh loét lưỡi

Loét lưỡi là tình trạng răng miệng thường gặp, tuy nhiên còn khá nhiều thắc mắc về vấn đề này. Bạn có thể xem một số thắc mắc dưới đây:

Nên xây dựng chế độ ăn như thế nào cho người bị loét lưỡi?

Với người bị loét lưỡi hoặc loét miệng thì nên ăn các thức ăn được chế biến dưới dạng thức ăn mềm, nhiều nước như súp, nước ép hoa quả, pate, sữa chua…

 

su-dung-chao-sup-thuc-an-mem-khi-bi-loet-luoi.webp

Sử dụng cháo, súp, thức ăn mềm khi bị loét lưỡi

Nên ăn từng miếng nhỏ và nhai thật kỹ. Hoặc sử dụng máy xay để xay nhỏ thức ăn, tránh gây tổn thương lên vết loét. Lựa chọn các loại thực phẩm như sữa, đậu nành, thạch… Trà hoa cúc cũng nằm trong danh sách đồ uống có tác dụng hiệu quả đối với người bị loét lưỡi hoặc nhiệt miệng. 

Điều trị loét lưỡi tại nhà như thế nào cho hiệu quả?

Để giảm đau do loét lưỡi hiệu quả tại nhà, bạn nên dùng nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng. Bổ sung sữa để cung cấp nhiều magie giúp lành vết thương nhanh chóng. Chườm đá giúp giảm đau do loét lưỡi (bọc đá vào mảnh vải và chườm trong vòng 10 phút, nghỉ khoảng 20 phút rồi chườm tiếp).

Vệ sinh răng miệng đúng cách, ít nhất 2 lần/ngày và trong vòng 2 phút. Đánh răng theo chiều dọc, tránh đánh theo chiều ngang vì nguy cơ gây viêm nướu và mòn chân răng.

ve-sinh-rang-mieng-dung-cach-giup-dieu-tri-loet-mieng-hieu-qua.webp

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp điều trị loét miệng hiệu quả

Hút thuốc lá nhiều có là nguyên nhân gây loét lưỡi? 

Hút thuốc lá nhiều làm tăng nguy cơ khiến bệnh nặng hơn và gây bội nhiễm. Do trong thuốc lá có thành phần nicotine gây giảm lượng máu đến lưỡi, nướu và làm chậm quá trình lành bệnh. 

Loét lưỡi có liên quan đến bệnh ung thư lưỡi không? 

Nhiều người thường lầm tưởng bệnh loét lưỡi chỉ liên quan đến nhiệt miệng thông thường. Tuy nhiên, nếu kéo dài có thể là bệnh lý nghiêm trọng. Vài năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư lưỡi ngày càng tăng, triệu chứng điển hình là loét lưỡi. Do đó, người bị loét lưỡi không nên coi thường, cần điều trị tích cực và tránh tái phát nhiều lần.

Loét lưỡi là tình trạng bệnh không đáng sợ, tuy nhiên nó sẽ trở nên nặng nề, khó điều trị hơn nếu không quan tâm và điều trị kịp thời. Với việc thay đổi thói quen, chất lượng cuộc sống theo hướng lành mạnh thì bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh loét lưỡi và điều trị, bạn có thể liên hệ qua số 0902207582 để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích