Lở miệng - Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Lở miệng hay loét miệng là một trong những tình trạng bệnh lý thường gặp và dễ tái phát, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này gây khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Do đó, bạn cần nắm rõ nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Lở miệng là gì?

Lở miệng (loét miệng) là hiện tượng xuất hiện vết loét nông và kích thước nhỏ tại niêm mạc miệng. Vùng quanh vết loét sưng đỏ, vết loét có màu trắng và chuyển dần sang màu vàng. Bệnh lý này thường không nghiệm trọng, sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày, tuy nhiên chúng rất dễ tái phát.

lo-mieng-la-vet-loet-co-mau-trang-xung-quanh-vet-loet-sung-do.webp

Lở miệng là vết loét có màu trắng, xung quanh vết loét sưng đỏ 

Nguyên nhân dẫn đến lở miệng 

Lở miệng là bệnh lý thường gặp. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Những nguyên nhân chính là do:

  • Hệ thống miễn dịch bị suy giảm khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công dẫn đến lở loét miệng, nướu hay bất kỳ vùng nào trong khoang miệng.
  • Việc hút thuốc và đeo răng giả cũng là nguyên nhân gây lở miệng.
  • Các chấn thương: Bỏng miệng do ăn phải đồ quá nóng, các tổn thương ở vòm miệng. Do đụng chạm hoặc té ngã, bị đánh. Đặc biệt, đối với trẻ em là do vật sắc nhọn làm tổn thương khoang miệng. 
  • Trong quá trình niềng răng, các dụng cụ nha khoa chà xát vào mô mềm của miệng gây tổn thương và lở miệng. Bên cạnh đó, khi vận động quá mạnh gây tổn thương miệng cũng dễ dẫn tới tình trạng này.
  • Nhiễm virus: Viêm do nhiễm virus herpes với các vết mụn mọc quanh môi, mép, niêm mạc miệng, có thể sốt, nổi hạch và gây viêm họng 
  • Nguyên nhân khác: Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, căng thẳng, nhạy cảm với một số loại thực phẩm dễ kích ứng miệng như cafe, cam, quýt…

Triệu chứng khi bị lở miệng 

Lở miệng có một số triệu chứng thường gặp như:

  • Vết loét ở bên trong miệng, vòm miệng, trên lưỡi, trong má.
  • Vết loét màu trắng hoặc xám, có hình tròn và viền màu đỏ.
  • Với trường hợp nặng, bạn có thể bị sốt, mệt mỏi hoặc sưng hạch bạch huyết gây đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như ăn uống hay giao tiếp.

vet-lo-mieng-thuong-xuat-hien-o-ben-trong-mieng-vom-mieng-trong-ma.webp

Vết lở miệng thường xuất hiện ở bên trong miệng, vòm miệng, trong má 

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh lở miệng hiệu quả 

Đối với vết loét nhỏ không cần điều trị, sau 7-10 ngày sẽ tự khỏi, nhưng thường ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Do đó, bạn có thể sử dụng một số cách điều trị như sau:

  • Sử dụng nước súc miệng để giảm sưng đau.
  • Chườm đá lạnh để giảm đau và sưng, chúng sẽ khiến vết loét dịu đi.
  • Hạn chế sử dụng các gia vị mạnh như ớt, chanh, đồ chiên dầu, nướng để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng bã trà, chất tanin có trong trà làm giảm viêm nhanh và hiệu quả. 
  • Sử dụng gel bôi hoặc thuốc uống giúp giảm tình trạng lở miệng hiệu quả. Trong các trường hợp nặng, bác sĩ sẽ kê kháng sinh đồ giúp điều trị được nhanh chóng.

Nếu muốn tình trạng lở miệng không tái phát, bạn cần lưu ý:

  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tốt cho cơ thể. Tránh các thực phẩm gây kích ứng cho miệng.
  • Xây dựng kế hoạch vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh tình trạng bội nhiễm. Trong đó, kem đánh răng có thành phần natri lauryl sulfate dễ gây kích ứng đối với một số người. Chính vì vậy, nên tránh các loại kem đánh răng có chứa thành phần này để hạn chế ảnh hưởng đến niêm mạc miệng.
  • Duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng căng thẳng, stress.
  • Nên tập yoga, thiền hoặc hít thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác, tăng cường sức đề kháng.
  • Bên cạnh đó, sử dụng thảo dược cũng giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa lở miệng rất hiệu quả, tiêu biểu như dung dịch nha Nutridentiz.

che-do-an-nhieu-nuoc-rau-xanh-va-hoa-qua-de-ngan-ngua-lo-mieng.webp

Chế độ ăn nhiều nước, rau xanh và hoa quả để ngăn ngừa lở miệng 

Dung dịch nha Nutridentiz - Loại bỏ và phòng ngừa lở miệng an toàn, triệt để

Hiện nay, xu hướng sử dụng thảo dược trong bảo vệ sức khỏe, bao gồm cả răng miệng được nhiều người lựa chọn. Thấu hiểu điều này, các chuyên gia đã kết hợp thảo dược dân gian với dây chuyền sản xuất hiện đại tạo ra dung dịch nha Nutridentiz vừa an toàn vừa hiệu quả cho người sử dụng. 

Nutridentiz với các vị thuốc dân gian tốt cho răng miệng như sáp ong, cùi quả cau, vỏ rễ chay và lá trầu không giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa lở miệng. Dung dịch nha Nutridentiz còn giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng khác như viêm quanh răng, hôi miệng, sâu răng, viêm lợi…

dung-dich-nha-nutridentiz-loai-bo-lo-mieng-hieu-qua.webp

Dung dịch nha Nutridentiz loại bỏ lở miệng hiệu quả

Trong đó, thành phần sáp ong vừa có tác dụng chống viêm, vừa ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, tiêu diệt vi nấm (theo nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Justus-Liebig ở Đức vào năm 2009). Do đó, sáp ong giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn trong khoang miệng, từ đó ngăn ngừa, điều trị các bệnh răng miệng, cải thiện tình trạng lở miệng và hơi thở có mùi hiệu quả.

Dung dịch nha Nutridentiz được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao đối với tác dụng bảo vệ sức khỏe răng miệng. Trong đó, chuyên gia Phạm Hưng Củng đã có những nhận xét về sản phẩm Nutridentiz như sau: “Với những trường hợp gặp phải bệnh lý về răng miệng như sâu răng, lở lưỡi, lở miệng hay viêm chân răng có thể tham khảo sử dụng dung dịch nha Nutridentiz. Sản phẩm có chứa các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên như sáp ong, lá trầu không, vỏ rễ chay đem lại tác dụng loại bỏ các mảng bám, hết tụt lợi, từ đó ngăn ngừa lở miệng, cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả”.

Không chỉ cải thiện lở miệng, dung dịch nha Nutridentiz còn giúp khắc phục các tình trạng răng miệng khác. Tiêu biểu như trường hợp của chị Đỗ Thị Thu Hoài trú tại Gia Lai. Trước đây, chị Hoài thường xuyên gặp phải các tình trạng về răng miệng như hơi thở có mùi, tụt lợi kèm sâu răng. Chị Hoài đã thử nhiều cách khác nhau nhưng tình trạng không được cải thiện. Sau khi biết tới và sử dụng dung dịch nha Nutridentiz, tình trạng hôi miệng không còn, răng lợi cũng chắc khỏe hơn. Cùng xem chia sẻ thêm của chị Đỗ Thị Thu Hoài TẠI ĐÂY.

Giải đáp thắc mắc về bệnh lở miệng 

Lở miệng là bệnh lý thường gặp và dễ tái phát nhiều lần. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng này, dưới đây là một số thắc mắc thường gặp:

  • Bệnh lở miệng có thật sự nguy hiểm?

Không. Lở miệng là bệnh lý lành tính chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày như ăn uống, giao tiếp chứ không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

  • Bị lở miệng nên ăn gì để mau khỏi?

Khi bị lở miệng, bạn nên ăn một số thực phẩm mềm, mát như sữa chua, rau xanh, hoa quả. Bên cạnh đó, nhiều người lại ngại bổ sung vitamin C từ hoa quả vì chúng khiến chỗ lở miệng bị sót, gây đau đớn. Do đó, nên bổ sung thường xuyên vitamin C dưới dạng thuốc để mau khỏi và tránh tái phát.

  • Thuốc chữa lở miệng gồm những loại nào?

Thuốc chữa nhiệt miệng có tác dụng giảm đau, tiêu viêm và ngừa nhiễm trùng, bao gồm:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Dạng gel bôi trực tiếp lên vết lở loét có chứa benzocaine, lidocain. 
  • Miếng dán giảm đau: Giúp bảo vệ vết lở loét khi chúng đang lành lại.
  • Thuốc bôi tiêu viêm có chứa các thành phần steroid. 
  • Kháng sinh: Được bác sĩ kê khi có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Viên ngậm chứa kẽm, vitamin C hay B.
  • Những loại thuốc có tác dụng giảm đau.

thuoc-tri-nhiet-mieng-giup-giam-dau-tieu-viem-va-nua-nhiem-trung.webp

Thuốc trị nhiệt miệng giúp giảm đau, tiêu viêm và ngừa nhiễm trùng 

Lở miệng là tình trạng bệnh không đáng sợ, tuy nhiên nó sẽ trở nên khó điều trị hơn nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời. Với việc thay đổi thói quen, chất lượng cuộc sống theo hướng lành mạnh thì bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh lở miệng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lở miệng và điều trị, bạn có thể liên hệ qua số 0902207582 để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích