Loét họng - Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Loét họng là tình trạng bệnh lý gây khá nhiều đau đớn cho người mắc. Vết loét xuất hiện bên trong cổ họng hoặc các vùng lân cận như thực quản và dây thanh âm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tổng quan về bệnh loét họng cũng như cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả.

Loét họng là gì?

Loét họng là tình trạng xuất hiện vết loét ở trong cổ họng của người bệnh. Bên cạnh đó, vết loét có thể hình thành trong ống thực quản và trên dây thanh quản. Loét họng xuất hiện khi gặp chấn thương hoặc bệnh tật làm loét niêm mạc cổ họng hay màng nhầy bị vỡ/không lành được.

loet-hong-xuat-hien-o-co-hong-ong-thuc-quan-hoac-tren-day-thanh-quan.webp

Loét họng xuất hiện ở cổ họng, ống thực quản hoặc trên dây thanh quản

Vết loét thường sưng hoặc tấy đỏ, khiến việc ăn uống hoặc giao tiếp hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, loét họng gây sốt, đau, nổi cục u trong cổ họng, hôi miệng, khó cử động hàm, ợ nóng và tức ngực.

Nguyên nhân gây loét họng

Hiện nay, các nhà khoa học chia từng nguyên nhân theo vị trí loét ở cổ họng, thực quản và dây thanh quản.

Nguyên nhân gây loét cổ họng 

Loét ở cổ họng có khá nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Bệnh nhân ung thư điều trị bằng hai phương pháp hóa trị và xạ trị.
  • Nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm men.
  • Ung thư hầu họng - phần cổ họng nằm ngay sau miệng.
  • Bệnh Herpangina do virus ở trẻ em gây ra hình thành các vết loét ở miệng và phía sau cổ họng.
  • Hội chứng Behcet gây viêm da, niêm mạc miệng và các bộ phận khác trong cơ thể.

Nguyên nhân gây loét ở phần thực quản

Loét ở phần thực quản chủ yếu là do các bệnh về dạ dày thực quản, bao gồm:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Biểu hiện điển hình là sự trào ngược của acid từ dạ dày lên thực quản một cách thường xuyên.
  • Bệnh nhiễm trùng thực quản do một số virus như herpes simplex (HSV), HIV virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch, virus u nhú ở người (HPV) hoặc cytomegalovirus (CMV).
  • Chất kích thích như một số loại thuốc và bia rượu.
  • Bệnh nhân ung thư điều trị bằng hai phương pháp hóa trị và xạ trị.
  • Nôn mửa quá nhiều.

loet-thuc-quan-gay-kho-chiu-cho-nguoi-mac.webp

Loét thực quản gây khó chịu cho người mắc

Nguyên nhân loét ở dây thanh quản 

Nguyên nhân thường gặp gây loét ở dây thanh quản bao gồm:

  • Nói quá nhiều làm kích thích dây thanh quản.
  • Bệnh trào ngược dạ dày.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát nhiều lần.
  • Phẫu thuật ống nội khí quản đặt vào cổ họng giúp người bệnh thở.

Điều trị loét họng hiệu quả 

Phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra loét họng.

Điều trị loét cổ họng

Để điều trị loét cổ họng, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc như:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm kê đơn để điều trị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm.
  • Thuốc giảm đau để giảm đau, khó chịu do vết loét.
  • Thuốc súc họng để làm dịu và nhanh lành vết loét.

Điều trị loét thực quản

Với loét thực quản, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc điều trị như:

  • Sử dụng thuốc kháng acid, thuốc chẹn thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton để trung hòa lượng acid trong dạ dày hoặc giảm lượng acid mà người bệnh tạo ra.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus để điều trị nhiễm trùng.

Điều trị loét ở phần dây thanh quản

Loét ở phần dây thanh quản được điều trị với các loại thuốc như:

  • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Hạn chế giao tiếp.
  • Tiến hành phẫu thuật nếu các biện pháp khác không có hiệu quả.

Nếu bạn muốn giảm đau do loét họng, có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Không sử dụng các thức ăn cay nóng, rượu bia hay thuốc lá và thực phẩm nhiều acid do chúng có thể gây kích thích vết loét.
  • Hạn chế các loại thuốc gây kích ứng họng như: Aspirin, ibuprofen…
  • Uống nhiều nước.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng nước súc miệng hoặc thuốc giảm đau cổ họng.
  • Sử dụng nước muối ấm.

che-do-dinh-duong-cung-la-bien-phap-giup-giam-loet-hong-hieu-qua.webp

Chế độ dinh dưỡng cũng là biện pháp giúp giảm loét họng hiệu quả

Đa phần loét họng sẽ thuyên giảm sau 1-2 tuần điều trị. Đối với loét dây thanh quản sẽ cải thiện sau vài tuần nghỉ ngơi. 

Biện pháp phòng ngừa loét họng

Đối với loét họng, rất khó để ngăn chặn tuyệt đối vì có những nguyên nhân như điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị là không thể hạn chế. Tuy nhiên, có thể phòng ngừa bằng các cách sau:

  • Vệ sinh vòm họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa tình trạng cổ họng có hạt màu trắng, đau rát, chảy máu họng.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung thêm các loại nước ép trái cây trong thực phẩm để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Không ăn các thực phẩm lạnh, dầu mỡ, nhiều gia vị, không uống nước đá,...
  • Hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá.
  • Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao.
  • Luôn vui vẻ, không nên căng thẳng, lo lắng.
  • Bên cạnh đó, sử dụng nước súc miệng có nguồn gốc thảo dược cũng là một trong những cách hay vừa điều trị vừa phòng ngừa hiệu quả. Tiêu biểu là dung dịch nha Nutridentiz được nhiều chuyên gia khuyên dùng và đông đảo người tiêu dùng đánh giá cao.

Dung dịch nha Nutridentiz - Xu hướng mới trong điều trị và phòng ngừa loét họng

Dung dịch nha Nutridentiz chứa các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên như: Sáp ong trong cồn, lá trầu không, cùi quả cau, vỏ rễ chay. Trong đó, sáp ong chứa nhiều vi chất giúp tăng cường dinh dưỡng cho phần nướu lợi, chống viêm hiệu quả. Đặc biệt khi được chiết xuất trong cồn sẽ nâng cao hiệu quả làm sạch răng nướu. Nghiên cứu năm 2017 của nhiều nhóm tác giả đã cho kết quả: Sáp ong ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh khác nhau trong miệng như vi khuẩn, nấm, virus, hiệu quả cải thiện loét họng, viêm lợi, sâu răng. 

 dung-dich-nha-nutridentiz-ho-tro-dieu-tri-va-phong-ngua-loet-hong-hieu-qua.webp

Dung dịch nha Nutridentiz hỗ trợ điều trị và phòng ngừa loét họng hiệu quả

Trong lá trầu không có chứa các thành phần như vitamin C, vitamin nhóm B giúp tăng cường dinh dưỡng cho nướu lợi, tiêu viêm, sát trùng, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, dịch chiết lá trầu không giúp làm dịu các vết thương tại nướu lợi, bảo vệ răng lợi, ngăn ngừa vết loét họng và hơi thở có mùi. 

Trong thành phần cùi quả cau có chứa thành phần alkaloid giúp kháng khuẩn, kháng nấm rất tốt. Ngoài ra hoạt chất polyphenol có trong quả cau cũng giúp tổn thương tại nướu lợi nhanh lành lại. 

Dung dịch nha Nutridentiz được nhiều chuyên gia khuyên dùng và đông đảo người sử dụng đánh giá cao về mặt hiệu quả cũng như tính an toàn. Tiêu biểu như trường hợp của ông Phạm Văn Phon ở 97 Phùng Hưng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mời bạn xem chi tiết chia sẻ của ông Phon TẠI ĐÂY.

Một số thắc mắc về bệnh loét họng 

Loét họng là bệnh lý thường gặp, tuy nhiên còn một số thắc mắc chưa được giải đáp rõ ràng. Dưới đây sẽ là câu trả lời chính xác:

Bệnh loét họng có nguy hiểm không?

Có. Bệnh loét họng chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Chính vì vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn nên đi khám tại các cơ sở uy tín để điều trị sớm và hiệu quả nhất.

Khi nào nên đi khám bác sĩ? 

Nếu bạn điều trị bằng các biện pháp tại nhà mà không có tiến triển thì nên đi khám bác sĩ. Hoặc khi có các triệu chứng như: Nuốt cảm giác đau, phát ban, sốt hoặc ớn lạnh, ợ nóng tiểu ít. Cần gọi đến cơ sở y tế ngay khi có các triệu chứng: Khó thở, khó nuốt, ho hoặc nôn ra máu, đau tức ngực và sốt trên 40 độ C.

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh loét họng. Đừng quên sử dụng dung dịch nha Nutridentiz hàng ngày để không còn lo lắng bị loét họng nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh loét họng và cách điều trị cũng như đặt mua sản phẩm Nutridentiz chính hãng với giá tốt nhất, bạn có thể liên hệ qua số 0902.207.582.

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích