Tại sao bị đau nhức răng? Cách xử trí hiệu quả

Có rất nhiều vấn đề răng miệng dẫn đến hậu quả là nhức răng như: Sâu răng, mọc răng khôn, áp xe răng,... Nếu không xác định đúng nguyên nhân và điều trị kịp thời sẽ rất khó để chấm dứt tình trạng này. Việc ngăn ngừa nhức răng cũng rất quan trọng, bài viết này sẽ bật mí cho bạn những thông tin hữu ích.

Nhức răng là gì?

Nhức răng là cảm giác đau buốt xuất hiện trong hoặc xung quanh răng. Đau có thể dai dẳng hoặc xuất hiện từng cơn, dữ dội hay âm ỉ. Những kích thích như uống nước lạnh hoặc khi nhai đều gây đau buốt. Đôi khi cơn nhức răng xảy ra mà không có bất kỳ tác động nào. Tùy theo nguyên nhân mà các triệu chứng đi kèm đau có chút khác biệt. Người bệnh thường có một số biểu hiện điển hình như:

  • Sưng quanh răng.
  • Sốt hoặc đau đầu.
  • Dịch chảy ra từ răng có mùi hôi.

nhuc-rang-khien-nguoi-benh-dau-don-va-kho-chiu.webp

Nhức răng khiến người bệnh đau đớn và khó chịu

Những nguyên nhân nào khiến bạn bị đau nhức răng

Việc xác định nguyên nhân gây nhức răng rất quan trọng vì nó quyết định cách chữa trị về sau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nhức răng hay gặp nhất:

Sâu răng

Nhức răng do sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất, đặc biệt ở trẻ em. Khi vệ sinh răng không sạch sẽ, vi khuẩn từ đường và tinh bột còn sót lại trên răng tạo ra acid gây ăn mòn răng, tạo thành các lỗ sâu răng. 

Vi khuẩn phá hủy từ lớp men răng đến ngà răng và cuối cùng là tủy răng. Sâu răng chạm tủy gây đau dữ dội do trong tủy răng có rất nhiều dây thần kinh cảm giác. Sâu răng đến tủy còn gây viêm tủy, khiến người bệnh rất đau đớn.

Mọc răng khôn

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau đớn là tình trạng hay gặp ở người trưởng thành. Khi xương hàm không có đủ khoảng trống, răng khôn sẽ mọc nghiêng hoặc nằm ngang và đâm vào răng bên cạnh, gây đau nhức âm ỉ kéo dài. 

Mặt khác, răng khôn mọc thẳng cũng có thể gây viêm lợi trùm, khiến nướu sưng đau. Do khi mới mọc, nướu che lấp mặt nhai răng khôn, làm cho thức ăn kẹt lại giữa nướu và mặt nhai này rất khó để vệ sinh. Lâu ngày vi khuẩn sẽ tích tụ ở đây và gây ra tình trạng nướu viêm, sưng tấy và có thể mưng mủ.

Bệnh nha chu

Viêm nướu và viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng vùng nướu quanh răng. Viêm nha chu có thể dẫn tới các hậu quả nặng nề nếu không chữa trị như: Tụt nướu, tiêu xương ổ răng, mất răng,... Nhức răng do bệnh nha chu thường do áp lực từ viêm và độc tố của vi khuẩn.

Áp xe răng

Áp xe răng là một túi mủ hình thành do nhiễm khuẩn. Bất cứ nguyên nhân nào tạo khe hở cho vi khuẩn xâm nhập vào răng và mô xung quanh răng đều có thể dẫn đến áp xe. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm: Sâu răng, nứt vỡ răng, viêm nha chu,... Áp xe là tình trạng viêm, gây đau cho người bệnh. Ngoài ra còn có các triệu chứng đi kèm như sốt, hơi thở hôi, đỏ và sưng nướu,...

Chấn thương răng, mẻ răng

Răng bị suy yếu dần theo thời gian do áp lực cắn và nhai. Khi nhai thức ăn cứng hay va đập có thể khiến răng bị nứt, mẻ. Điều này sẽ làm bạn cảm thấy đau nhức, đặc biệt khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh. 

Mòn men răng

Các hoạt động như tẩy trắng răng quá thường xuyên sẽ khiến răng bị mài mòn lớp men bảo vệ. Lúc này răng trở nên yếu đi và nhạy cảm hơn và dễ bị đau nhức khi gặp các tác động như ăn uống đồ nóng, lạnh hay nhai, cắn mạnh.

sau-rang-la-nguyen-nhan-gay-dau-nhuc-rang-pho-bien_11zon.webp

Sâu răng là nguyên nhân gây đau nhức răng phổ biến

Làm gì để ngăn ngừa nhức răng?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhức răng là giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ. Bạn nên chú ý các vấn đề sau:

  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày trong khoảng 2 phút với kem đánh răng có chứa fluor.
  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc dùng nước súc miệng.
  • Giảm đồ ăn ngọt và nên hạn chế nước có ga.
  • Bạn nên đi khám, điều trị sớm các răng sâu trước khi sâu răng nặng hơn và gây đau.

Sử dụng nước súc miệng Nutridentiz ngăn ngừa nhức răng hiệu quả

Nutridentiz là dung dịch súc miệng có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên như sáp ong, cùi quả cau, lá trầu không,... rất an toàn và tốt cho sức khỏe răng miệng. Súc miệng thường xuyên với dung dịch nha Nutridentiz không chỉ giúp làm sạch mảng bám trên răng mà còn tiêu diệt được các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, nhờ đó ngăn chặn được tình trạng sâu răng, viêm nha chu, mòn men răng - nguyên nhân gây ra nhức răng.

dung-dich-nha-khoa-nutridentiz-giup-ngan-ngua-nhuc-rang.png

Dung dịch nha khoa Nutridentiz giúp ngăn ngừa nhức răng

  • Dịch chiết sáp ong: Trong y học cổ truyền, sáp ong là dược liệu có khả năng làm săn se niêm mạc, sát khuẩn. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra dịch chiết sáp ong chứa hoạt chất nhóm flavonoid có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn khoang miệng. Ngoài ra, sáp ong còn chứa thành phần gồm các acid amin, vitamin nhóm B và A, D, E cùng với nhiều nguyên tố vi lượng khác giúp nuôi dưỡng nướu khỏe mạnh.
  • Dịch chiết lá trầu không: Theo đông y, lá trầu không có vị cay, nồng, tính ấm, công dụng giảm viêm và kháng khuẩn. Bên cạnh đó, trong lá trầu có chứa vitamin C, vitamin nhóm B giúp tăng cường dinh dưỡng cho nướu lợi.
  • Dịch chiết cùi quả cau: Cùi quả cau vị cay, tính ôn, chứa thành phần alkaloid có khả năng kháng khuẩn. Không những thế, dịch chiết cùi quả cau còn chứa hợp chất polyphenol giúp vết thương mau lành.

Ý kiến của chuyên gia

Nước súc miệng Nutridentiz được chuyên gia đánh giá cao với công dụng bảo vệ sức khỏe răng miệng. Chuyên gia Phạm Hưng Củng đã nhận xét: “Các trường hợp bị hôi miệng, nhức răng hay viêm lợi nên sử dụng dung dịch nha Nutridentiz. Sản phẩm chứa thành phần sáp ong trong cồn cùng với dịch chiết từ lá trầu không, cùi quả cau giúp tăng cường dinh dưỡng cho nướu, kháng khuẩn, cầm máu và giảm mùi hôi miệng”.

chuyen-gia-pham-hung-cung-danh-gia-ve-nutridentiz.jpg

Chuyên gia Phạm Hưng Củng đánh giá về Nutridentiz

Đánh giá của người dùng

Đã có rất nhiều người sử dụng nước súc miệng Nutridentiz đem lại hiệu quả tốt trong việc khắc phục các vấn đề răng miệng. Như trường hợp của ông Phong ở trú tại 97 Phùng Hưng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế bị viêm nha chu nặng, răng lung lay. Sau khi dùng Nutridentiz một thời gian thì răng miệng được cải thiện hẳn. Ông cho biết: “Mỗi sáng ngủ dậy, tôi bắt đầu ngậm Nutridentiz. Hướng dẫn ghi ngậm 30 giây trở lên, nhưng tôi toàn ngậm 10 -15 phút đến khi thấy hết vị the the, cay cay thì mới nhổ ra. Sau khi dùng xong, thấy răng lợi không còn ê buốt, đau nhức, cảm giác rất dễ chịu”. 

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng nhức răng. Nếu còn thắc mắc về tình trạng này hoặc dung dịch nha khoa Nutridentiz, bạn có thể đặt câu hỏi theo hotline 0902.207.582 hoặc để lại số điện thoại xuống bên dưới. Chuyên gia sẽ tư vấn tận tình.

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích