Nguyên nhân gây ra sâu răng cùng biện pháp điều trị hiệu quả

Sâu răng là hiện tượng phần men răng bị phá hủy hay ăn mòn, xuất hiện phổ biến ở đối tượng trẻ em. Sâu răng không những thiếu thẩm mỹ mà lâu dài còn có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây sâu răng cùng biện pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả nhất.

Sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng cấu trúc men răng bị phá hủy (thường do vi khuẩn hay acid) gây ra tổn thương vĩnh viễn tại bề mặt răng. Bạn đầu, tổn thương chỉ là những lỗ nhỏ, sau đó sẽ tiến triển thành những lỗ lớn hơn, có thể chạm đến phần tủy gây ra viêm tủy răng.

Sâu răng giai đoạn sớm thường không có triệu chứng nào đáng kể. Những dấu hiệu sẽ xuất hiện rõ rệt khi tổn thương lớn dần, cụ thể:

  • Đau răng: Xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ hay đau dai dẳng liên tục suốt cả ngày.
  • Ê buốt răng: Khi lớp men răng bị mòn đi, các yếu tố kích thích như đồ ăn lạnh, nước lạnh hay gió lùa gây ra tình trạng răng ê buốt.
  • Răng có các lỗ, rãnh màu đen, hơi thở xuất hiện mùi hôi khó chịu. 

hinh-anh-lo-sau-rang.webp

Hình ảnh lỗ sâu răng

Nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng

Sâu răng có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào do vi khuẩn, cấu trúc răng hay vệ sinh răng miệng không đúng cách, cụ thể:

Vi khuẩn gây sâu răng

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý sâu răng. Hàng ngày, khoang miệng là nơi tiếp nhận lượng lớn thức ăn. Vì vậy, các mảng thức ăn dễ bị kẹt lại tại kẽ chân răng hay kẽ lợi. Nếu lười vệ sinh răng miệng, những mảng thức ăn này sẽ không được loại bỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Vi khuẩn cùng với nước bọt và mảng bám lâu ngày tạo nên cao răng. Tình trạng cao răng nặng có thể gây ra kích ứng lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ dẫn đến sâu răng. 

Sâu răng do cấu trúc răng

Những trường hợp cấu trúc hàm răng mọc lệch, không thẳng hàng cũng dễ bị sâu răng hơn bình thường. Nguyên nhân do quá trình vệ sinh không làm sạch hoàn toàn những vị trí bị khuất. Lâu ngày vi khuẩn sẽ xâm nhập và phát triển tại những khu vực này.

Chăm sóc răng miệng sai cách

Chải răng hàng ngày là biện pháp cần thiết tối thiểu để phòng tránh sâu răng hay các bệnh răng lợi khác. Những trường hợp lười chải răng, chải răng quá nhanh hay quá lâu có thể gây mòn men răng hoặc không làm sạch mảng bám. Do đó vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập và gây ra lỗ sâu răng.

Sâu răng có nguy hiểm không?

Sâu răng là bệnh lý rất dễ xuất hiện, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em, cấu trúc men răng chưa được chắc khỏe như người lớn. Tình trạng sâu răng kéo dài mà không được điều trị có thể gây viêm tủy răng, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu rất nhiều. Biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như viêm chân răng, viêm nha chu, mất răng vĩnh viễn. Vì vậy, bạn cần nhận biết sâu răng sớm để có biện pháp điều trị và phòng tránh phù hợp.

sau-rang-co-the-dan-den-bien-chung-mat-rang.webp

Sâu răng có thể dẫn đến biến chứng rụng răng

>>>XEM THÊM: Sâu răng kiêng ăn gì? Đây là câu trả lời chi tiết dành cho bạn

Cách điều trị sâu răng hiệu quả nhất

Phương pháp điều trị sâu răng tùy thuộc vào mức độ sâu, tổn thương nhẹ hay nặng. Sau khi thăm khám, nha sĩ sẽ tiến hành điều trị cho bạn, cụ thể:

Bổ sung florua

Phương pháp này thích hợp khi tình trạng sâu răng mới xuất hiện, tổn thương còn ít. Florua có khả năng khôi phục lớp men răng, bằng các cách như sử dụng kem đánh răng, súc miệng chứa ion flo. Ngoài ra, nha sĩ cũng có thể dùng các chế phẩm lỏng dạng gel hay vecni chưa ion flo để bổ sung cho người bị sâu răng.

Điều trị bằng thuốc

Sâu răng có thể kèm theo tình trạng sưng và đau lợi. Vì vậy, bác sĩ có thể kê đơn một số nhóm thuốc sau cho người bệnh:

Thuốc kháng sinh: Sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn khi bị viêm lợi, viêm chân răng. Những kháng sinh tiêu biểu thường được sử dụng như Metronidazol, Spiramycin, Amoxicillin.

Thuốc chống viêm: Sử dụng để giảm tình trạng viêm, sưng lợi cho người bệnh. Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau NSAIDS như Diclofenac, Ibuprofen thường được chỉ định trong trường hợp này.

Can thiệp y khoa

Thực hiện các thủ thuật nha khoa khi sâu răng đã ở mức độ nặng. Nha sĩ sẽ thực hiện biện pháp hàn, trám lại các lỗ răng bị sâu. Khi tình trạng sâu răng kèm theo viêm tủy, người bệnh sẽ được điều trị tủy sau đó mới tiến hành hàn răng. Thay răng giả mới được thực hiện khi chiếc răng sâu không thể cứu chữa được nữa, tránh tổn thương đến răng, bộ phận khác.

Khắc phục sâu răng bằng đông y

Bên cạnh điều trị bằng tây y, các bài thuốc đông y cũng có thể được sử dụng cho trường hợp bị sâu răng. Một số nguyên liệu từ thiên nhiên như sáp ong, lá trầu không, vỏ rễ chay hay được đưa vào nhiều bài thuốc chữa sâu răng, giúp giảm đau, chống viêm, tiêu diệt các vi khuẩn có hại, từ đó ngăn ngừa sâu răng tiến triển.

sap-ong-giup-chua-benh-ly-sau-rang-hoi-mieng.webp

Sáp ong giúp chữa bệnh lý sâu răng, hôi miệng

Làm sao để phòng tránh sâu răng quay trở lại?

Sâu răng là bệnh lý dễ dàng xuất hiện, nhất là khi bạn thực hiện vệ sinh răng miệng không đúng cách. Vì vậy để phòng tránh sâu răng hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

Chải răng hàng ngày

Đánh răng mỗi ngày là biện pháp tối thiểu để làm sạch, phòng tránh các bệnh lý răng miệng. Bạn hãy lưu ý chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào lúc trước khi đi ngủ và khi thức dậy vào buổi sáng. Lưu ý sử dụng bàn chải lông mềm, chải toàn bộ các mặt của răng, hạn chế mảng bám tồn đọng lại.

Dùng chỉ nha khoa

Do đánh răng có thể không loại bỏ hết mảng bám tại các kẽ răng nên bạn cần kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa để tăng khả năng làm sạch mảng bám. Khi dùng chỉ nha khoa, bạn cần tham khảo hướng dẫn của nhân viên y tế để đem lại hiệu quả cao nhất.

Hạn chế đồ ngọt

Đồ ăn ngọt chứa nhiều đường có thể là cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây ra sâu răng. Do đó, bạn nên lưu ý điều này, đặc biệt là phụ huynh có con nhỏ cần giáo dục trẻ biết được. Hãy giảm những món ăn nhiều đường trong khẩu phần ăn hàng ngày, súc miệng lại bằng nước sạch, chải răng để hạn chế nguy cơ bị sâu răng.

Sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz

Nhằm phòng tránh tình trạng sâu răng, bạn cũng nên kết hợp sử dụng dung dịch súc miệng để làm sạch khoang miệng mỗi ngày. Tiêu biểu là sản phẩm súc miệng chứa thành phần thiên nhiên như Nutridentiz.

Trong dung dịch súc miệng Nutridentiz có chứa các thành phần như sáp ong trong cồn, cùi quả cau, lá trầu không – đây đều là những nguyên liệu từ lâu đã được dân gian sử dụng để chữa bệnh răng miệng. Khoa học hiện đại đã có những nghiên cứu về thành phần sáp ong, cho thấy khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường sức khỏe cho nướu. Sự kết hợp của các thảo dược như trầu không, cùi quả cau làm tăng khả năng sát khuẩn, bổ sung dinh dưỡng cho lợi, từ đó hạn chế nguy cơ sâu răng xuất hiện.

Dung dịch nha khoa Nutridentiz được nhiều chuyên gia đánh giá cao với khả năng bảo vệ sức khỏe răng miệng. Chuyên gia Phạm Hưng Củng đã có những nhận định về sản phẩm Nutridentiz như sau: “Những trường hợp gặp phải bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi hay viêm chân răng có thể kết hợp sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz. Sản phẩm có chứa thành phần từ nhiên nhiên như sáp ong, lá trầu không, cùi quả cau đem lại công dụng loại bỏ mảng bám, hết tụt lợi, ngăn ngừa sâu răng, cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hiệu quả”.

dung-dich-nha-khoa-nutridentiz-ngan-ngua-sau-rang-hieu-qua.webp

Dung dịch nha khoa Nutridentiz ngăn ngừa sâu răng hiệu quả

Sản phẩm Nutridentiz cũng nhận được sự tin tưởng và phản hồi tích cực từ người dùng. Tiêu biểu là trường hợp của chị Đỗ Thị Thu Hoài ở tỉnh Gia Lai. Trước đây chị liên tục gặp phải vấn đề sâu răng, hôi miệng đeo bám. Dù thực hiện nhiều cách nhưng bệnh không được cải thiện là bao. Từ khi biết đến và sử dụng sản phẩm Nutridentiz có thành phần chính là sáp ong trong cồn, sức khỏe răng miệng của chị đã cải thiện đáng kể, không còn sâu răng hay hôi miệng nữa. Mời bạn xem chi tiết trong video dưới đây:

Sâu răng có thể để lại nhiều biến chứng về sau, vì vậy bạn cần phát hiện sớm và tiến hành điều trị. Hãy chải răng sạch sẽ hàng ngày, xây dựng lối sống khoa học kết hợp sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz để phòng ngừa sâu răng nhé. Nếu có thông tin nào còn thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0902.207.582 để nhận được tư vấn.

>>>XEM THÊM: Mật ong có làm sâu răng không?

Link tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/tooth-decay/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cavities/symptoms-causes/syc-20352892

https://www.msdmanuals.com/professional/dental-disorders/common-dental-disorders/caries

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích