Loét miệng - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Loét miệng là tình trạng bệnh lý thường gặp, lành tính và sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần. Nếu chúng không thuyên giảm sau 3 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận phác đồ điều trị hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu thêm về bệnh loét miệng ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Loét miệng là gì?

Loét miệng là những tổn thương nhỏ, nông, phát triển thành các mô mềm trong miệng hoặc đáy ở nướu răng. Loét miệng có thể gây nên tình trạng đau, khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày.

Loet-mieng-gay-dau-va-kho-chiu_-anh-huong-den-an-uong_-giao-tiep-cua-nguoi-mac.webp

Loét miệng gây đau và khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống, giao tiếp của người mắc

Đa số các vết loét miệng sẽ tự khỏi sau một đến hai tuần. Hãy đến kiểm tra nha khoa khi vết loét ngày càng lớn và không có dấu hiệu tự khỏi. 

Nguyên nhân gây bệnh loét miệng

Hiện nay, các nhà khoa học chưa nghiên cứu và tìm ra được nguyên nhân chính gây ra tình trạng loét miệng mà nó là sự kết hợp của nhiều nguy cơ tiềm ẩn. 

Các nguyên nhân có thể gây ra vết loét bao gồm:

  • Tổn thương cơ học: Tổn thương do làm răng, đánh răng quá mạnh, tập thể dục thể thao hay khi vô tình cắn vào má.
  • Do thành phần sodium lauryl sulfate trong kem đánh răng và nước súc miệng.
  • Nhạy cảm với một số thực phẩm như socola, cà phê, chế phẩm từ sữa, thức ăn cay nóng hoặc có tính acid…
  • Chế độ ăn thiếu hụt vitamin B12, sắt, kẽm hoặc acid folic.
  • Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn có trong khoang miệng.
  • Do vi khuẩn helicobacter pylori gây ra tình trạng loét dạ dày.
  • Do thay đổi nội tiết tố nữ trong quá trình mang thai hay chu kỳ kinh nguyệt.
  • Do căng thẳng, lo lắng kéo dài.

Các vết loét lớn và sâu cũng có thể xảy ra do một số bệnh lý nhất định, chẳng hạn như:

  • Bệnh Celiac - Hội chứng rối loạn đường ruột nghiêm trọng do nhạy cảm với gluten, một loại protein có trong ngũ cốc.
  • Bệnh Crohn và viêm loét đại tràng có liên quan đến viêm ruột.
  • Bệnh Behcet - Hội chứng rối loạn hiếm gặp gây viêm khắp cơ thể, bao gồm cả miệng.
  • Hệ thống miễn dịch xảy ra lỗi sẽ tấn công các tế bào khỏe mạnh trong miệng thay vì tác nhân gây bệnh.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch hay còn gọi là HIV/AIDS.

Triệu chứng của loét miệng

Đại đa số các vết loét có hình tròn hoặc oral với tâm màu trắng hay vàng và viền đỏ. Loét miệng thường xuất hiện phía trên hoặc dưới lưỡi, bên trong má, môi, ở gốc nướu hoặc trên vòm miệng. Bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu ngứa ran hoặc bỏng rát sau một hoặc hai ngày trước khi vết loét thực sự xuất hiện.

nhiet-mieng-tong-hop-nhung-van-de-ban-can-biet.webp

Vết loét miệng có hình tròn hoặc oval màu trắng 

Có thể phân chia thành các loại vết loét như vết loét nhỏ, vết loét lớn:

Vết loét nhỏ

  • Thường có kích thước nhỏ.
  • Hầu hết có hình bầu dục với viền màu đỏ.
  • Có khả năng tự lành sau một đến hai tuần.

Vết loét lớn

Các vết loét lớn ít gặp hơn:

  • Có kích thước lớn và sâu hơn vết loét nhỏ.
  • Thường tròn với các đường viền xác định. Các viền có thể không đều khi kích thước rất lớn.
  • Rất đau đớn.
  • Có thể mất tới sáu tuần để tự khỏi và thậm chí để lại sẹo rộng.

Biện pháp điều trị và phòng ngừa loét miệng hiệu quả

Tuy không nguy hiểm nhưng vết loét miệng gây khó chịu cho người bệnh, nhất là trong việc ăn uống. Vì vậy, cần có biện pháp điều trị sớm và phòng ngừa tái phát.

Điều trị loét miệng 

Khi chỉ xuất hiện những vết loét nhỏ, không quá nghiêm trọng thì không nhất thiết phải đến gặp nha sĩ mà có một số cách cải thiện như:

  • Sử dụng nước súc miệng hoặc tự làm nước súc miệng bằng các nguyên liệu như baking soda, nước ép lô hội, nước ấm. Súc miệng trong vòng 10 giây và 2-3 lần/ngày để tiêu diệt hoặc loại bỏ bất kỳ vi khuẩn nào trong khoang miệng.
  • Sử dụng đá lạnh để chườm giúp giảm sưng và đau. Tuy nhiên, để tránh bỏng lạnh nên sử dụng một tấm vải bọc đá lạnh rồi chườm. Bằng cách này sẽ giúp làm dịu cơn đau và viêm.
  • Chế độ ăn lành mạnh, tránh các đồ ăn cay nóng, cứng, món nướng hoặc rán để hạn chế kích thích lên chỗ loét miệng.
  • Sử dụng túi trà như trà hoa cúc để đắp vùng bị tổn thương. Do trong trà có chứa chất tanin giúp giảm đau và giảm viêm.

Nếu tình trạng loét không tự khỏi sau 3 tuần và vết loét ngày càng nghiêm trọng, bạn nên đến gặp nha sĩ để có hướng điều trị tích cực.

Phòng ngừa loét miệng tránh tái phát 

Loét miệng là tình trạng bệnh lý lành tính, tuy nhiên chúng rất dễ tái phát trên cùng một người và trong một năm. Chính vì vậy, bạn nên có những biện pháp phòng ngừa tái phát loét miệng hiệu quả.

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Tránh những loại thực phẩm gây kích ứng răng miệng như đồ ăn cay nóng, chứa nhiều acid, món nướng hoặc rán, đồ ăn quá cứng gây tổn thương khoang miệng. Nên lựa chọn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt tốt cho sức khỏe và răng miệng.
  • Tạo thói quen vệ sinh răng miệng tốt: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau bữa ăn 30 phút và trước khi đi ngủ giúp răng sạch sẽ, không còn thức ăn bám vào gây khó chịu. Sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải mềm. Tránh sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa thành phần muối sodium lauryl sulfate.
  • Tập yoga giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng kéo dài

Lua-chon-che-do-an-nhieu-rau-xanh-va-hoa-qua-giup-han-che-loet-mieng-tai-phat.webp

Lựa chọn chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả giúp hạn chế loét miệng tái phát 

Nutridentiz -  Giải pháp “vàng” giúp phòng ngừa loét miệng ngay tại nhà

Chăm sóc răng miệng đúng cách được các chuyên gia khuyến nghị nhằm hạn chế loét miệng tái phát. Theo đó, sử dụng các loại nước súc miệng từ thiên nhiên được ứng dụng sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Tiêu biểu là dung dịch nha khoa Nutridentiz được chuyên gia đánh giá cao trong việc làm sạch khoang miệng, hôi miệng và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng cực kỳ hiệu quả.

Dung dịch nha khoa Nutridentiz có chứa các thành phần quý từ thiên nhiên như sáp ong trong cồn, lá trầu không, cùi quả cau và vỏ quả chay:

Sáp ong trong cồn: Trong sáp ong chứa nhiều vi chất giúp tăng cường dinh dưỡng cho nướu lợi, chống viêm hiệu quả. Đặc biệt khi chiết xuất trong cồn sẽ làm nâng cao hiệu quả làm sạch răng nướu. Nghiên cứu năm 2017 của nhiều nhóm tác giả cho kết quả: Sáp ong ức chế các vi sinh vật gây bệnh khác nhau trong miệng như vi khuẩn, nấm và virus, hiệu quả cải thiện loét miệng, viêm lợi và sâu răng.

Lá trầu không: Trong lá trầu không chứa các thành phần vitamin C, vitamin nhóm B giúp tăng cường dinh dưỡng cho nướu lợi, tiêu viêm, sát trùng, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, dịch chiết lá trầu không giúp làm dịu các vết thương tại nướu, bảo vệ răng lợi, ngăn ngừa vết loét miệng và hơi thở có mùi

Cùi quả cau: Trong thành phần cùi quả cau có chứa alkaloid giúp kháng khuẩn, kháng nấm rất tốt. Ngoài ra hoạt chất polyphenol trong quả cau cũng giúp tổn thương tại nướu lợi mau lành lại.

Vỏ quả chay: Trong vỏ quả chay chứa thành phần hoạt chất phenolic có công dụng kháng khuẩn, chống viêm và cải thiện chứng viêm lợi. Ngoài ra, vỏ quả chay cũng giúp làm sạch răng miệng và hạn chế tình trạng hơi thở có mùi.

dung-dich-nha-nutridentiz-giup-cai-thien-tinh-trang-nhiet-luoi_11zon.webp

Dung dịch nha khoa Nutridentiz có tác dụng tốt cho bệnh loét miệng

datmua.png

Chính vì vậy, dung dịch nha khoa Nutridentiz có công dụng: 

  • Sát khuẩn, cân bằng pH trong khoang miệng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
  • Tăng cường dinh dưỡng cho tế bào nướu lợi, ngăn ngừa hình thành mảng bám, từ đó giúp chúng ngày càng chắc khỏe.
  • Làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa hơi thở có mùi khó chịu.

Nhiều người đã tin tưởng sử dụng sản phẩm Nutridentiz trong cải thiện tình trạng loét miệng, hôi miệng, viêm lợi,... Tiêu biểu như trường hợp của ông Phạm Văn Phong ở 97 Phùng Hưng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mời bạn xem chi tiết chia sẻ của ông Phon TẠI ĐÂY.

Câu hỏi thường gặp về bệnh lý loét miệng

Bệnh loét miệng thường gặp thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng này. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi thắc mắc về bệnh loét miệng.

Bệnh loét miệng có nguy hiểm không?

Loét miệng là bệnh lý lành tính và không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu điều trị sai cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày.

Khi bị loét miệng ăn gì để khỏi nhanh?

Khi bị loét miệng, không nên ăn những đồ cay nóng, món chiên xào, trái cây chứa nhiều acid hoặc quá ngọt gây kích ứng vết loét. Thay vào đó, bổ sung nhiều vitamin khoáng chất từ các loại hoa quả, rau xanh như rau đắng, khổ qua, rau má, nước dừa, nha đam, đu đủ, cà chua. 

Uống các loại trà xanh do có chứa chất chống oxy hóa giúp thu ngắn thời gian phát tán của vi khuẩn, vi nấm trong khoang miệng.

Loét miệng là bệnh thông thường có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên nặng nề, khó điều trị hơn nếu không quan tâm và có hướng điều trị kịp thời. Với việc thay đổi thói quen, chất lượng cuộc sống theo hướng tích cực thì bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh loét miệng. Đừng quên sử dụng Nutridentiz hàng ngày để không còn lo lắng bị loét miệng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ qua số 0902207582 để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích