Hơi thở có mùi hôi phải làm sao? Sử dụng Nutridentiz giúp cải thiện hơi thở có mùi hôi ra sao?

Hơi thở có mùi hôi (hay hôi miệng) thực sự là nỗi ám ảnh của nhiều người, khiến họ luôn cảm thấy tự ti khi nói chuyện. Vậy hơi thở có mùi hôi phải làm sao? Giải pháp cải thiện hiệu quả tình trạng này là gì? Việc sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz có tác dụng như thế nào với chứng bệnh hôi miệng? Mời bạn đọc thông tin bài viết sau đây.

Hơi thở có mùi hôi là gì?

Hôi miệng là chứng bệnh gây nên mùi khó chịu khi bạn thở hay nói chuyện. Tình trạng này khá phổ biến, bất kỳ ai cũng đều gặp ít nhất 1 lần trong đời. Theo thống kê, khoảng 40% dân số bị hôi miệng thường xuyên. Tuy không gây nguy hiểm nhưng chứng bệnh này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày. Những người có hơi thở khó chịu luôn cảm thấy mất tự tin và bối rối khi giao tiếp.

>> Xem thêm: 6 quan niệm sai lầm về hôi miệng – Đọc ngay!

Hơi thở có mùi hôi phải làm sao?

Điều trị hôi miệng càng sớm, bạn càng tự tin và nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn sớm “thổi bay” hơi thở khó chịu hiệu quả.

- Súc miệng nước muối: Nước muối có thể ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn trong miệng hoặc cổ họng. Điều này ngăn chặn môi trường phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng.

- Nhai quế: Quế được biết là có tác dụng kháng khuẩn. Nó cũng được chứng minh có hiệu quả chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng miệng trong một số nghiên cứu. Ngoài ra, thảo dược này cũng được cho là có lợi ích về tiêu hóa và hô hấp. Do đó, quế giúp giảm mùi hôi miệng tích cực.

- Trà xanh: Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trà xanh tạm thời làm giảm mùi hôi do tác dụng kháng khuẩn và khử mùi của nó. Điều này là do hoạt động của polyphenol, chất chống oxy hóa có trong trà xanh. Bạn có thể uống 3 - 5 tách trà xanh mỗi ngày hoặc bổ sung polyphenol EGCG để hơi thở luôn thơm mát.

- Nha đam giúp kháng nấm và kháng khuẩn tự nhiên. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nó hiệu quả như nước súc miệng chlorhexidine giúp giảm mảng bám, tăng cường tạo ra collagen, từ đó cải thiện tình trạng hôi miệng. Bạn có thể tự làm nước súc miệng lô hội để chống hôi miệng bằng cách đun sôi một ít nước và thêm gel lô hội, để nguội và sử dụng.

- Ngăn ngừa thiếu oxy: Thiếu oxy là một trong những nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi khó chịu. Oxit nitric được giải phóng qua mũi. Điều này làm tăng lưu lượng máu và cung cấp oxy đến các tế bào. Ngược lại, thở bằng miệng kéo không khí lạnh, khô đến phổi, khiến lượng oxy cung cấp cho cơ thể giảm xuống. Thở bằng miệng cũng có thể làm giảm lưu lượng nước bọt và cho phép microbiota (các vi sinh vật gây bệnh) đi vào miệng và cổ họng. Để giảm bớt điều này, bạn hãy tập cho cơ thể thở bằng mũi bằng cách sử dụng một miếng vải hoặc băng kín miệng khi ngủ vào ban đêm để tránh hơi thở hôi khi ngủ dậy. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách sau: Giữ lưỡi trong vòm miệng, phía sau răng cửa. Hít vào bằng mũi đến khi bụng của bạn căng lên. Hít vào trong 3 giây và thở ra trong 4 giây. Làm điều này 2 - 3 phút mỗi ngày.

- Hãy uống nhiều nước hơn: Hydrat hóa sẽ giúp duy trì lưu lượng nước bọt và giữ cho miệng của bạn ẩm ướt, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn tích tụ trên nướu và răng của bạn. Bạn hãy dùng chỉ nha khoa làm sạch thức ăn và đánh răng sau khi ăn để ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả.

- Tập thể dục đã được chứng minh rất tốt cho việc duy trì sức khỏe microbiome, từ đó ngăn ngừa tình trạng hôi miệng hiệu quả.

- Giảm căng thẳng: Hôi miệng là dấu hiệu cho thấy cả hệ thống miễn dịch và microbiome không hoạt động đúng cách. Căng thẳng mạn tính có thể làm hệ miễn dịch suy yếu và làm giảm khả năng phản ứng với môi trường của bạn.

- Nghỉ ngơi hợp lý: Thiếu ngủ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch, microbiome và phản ứng với căng thẳng, từ đó làm tăng nguy cơ hôi miệng. Nếu bạn có hơi thở hôi, hãy xem xét kiểu ngủ và thời gian ngủ hợp lý.

- Sử dụng các loại tinh dầu: Nhiều loại kem đánh răng và nước súc miệng thường được quảng cáo sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Tuy nhiên, chúng có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn. Do đó, bạn nên sử dụng các loại tinh dầu dưới đây để đảm bảo an toàn cho những vi khuẩn “thân thiện”.

+ Tinh dầu bạc hà: Khi bị hơi thở hôi, hãy súc miệng bằng tinh dầu bạc hà – Đây là chất chống vi khuẩn mạnh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây hại và làm cho hơi thở thơm tho. Hãy cho 1 - 2 giọt tinh dầu bạc hà vào nước và súc miệng trong 30 giây.

+ Tinh dầu sả: Sả có đặc tính kháng khuẩn, giúp ức chế một số vi khuẩn, cả bên trong và bên ngoài miệng. Hãy cho 1 - 2 giọt tinh dầu sả vào nước và súc miệng trong 30 giây.

+ Tinh dầu khuynh diệp: Dầu khuynh diệp giúp giảm sản xuất chất nhầy, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm và hoạt động như một chất chống oxy hóa, kháng khuẩn cũng như giảm đau. Bạn có thể sử dụng loại tinh dầu này bằng cách nhỏ 2 – 3 giọt vào nước rồi súc miệng trong 30 giây.

+ Tinh dầu đinh hương: Dầu đinh hương chứa các hợp chất chống nấm và kháng khuẩn có thể chống lại vi khuẩn gây hôi miệng cũng như giải quyết triệt để các vấn đề tiêu hóa. Bạn có thể thêm một vài giọt dầu đinh hương vào nước, sau đó súc miệng để giảm mùi hôi hiệu quả.

+ Tinh dầu cam có đặc tính chống mùi rất hiệu quả. Nó rất giàu chất chống oxy hóa limonene, giúp chống lại vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn có thể thêm một vài giọt dầu cam đậm đặc vào nước để làm nước uống hoặc nhai vỏ cam để loại bỏ mùi hôi miệng.

>> Xem thêm: Hôi miệng do ăn tỏi – Phải làm sao?

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích