Trị hôi miệng bằng nước muối - Cách hiệu quả mà cực đơn giản!

Muối là gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn. Ngoài ra, nó còn giúp kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Nhiều người đã áp dụng cách trị hôi miệng bằng nước muối và đạt được hiệu quả tuyệt vời. Vậy làm thế nào để sử dụng muối ngăn ngừa mùi hơi thở khó chịu? Các biện pháp khác giúp ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả là gì? Mời bạn đọc thông tin bài viết sau!

Nguyên nhân gây hôi miệng

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. Nó có thể xuất hiện khi bạn nói, thở và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, chúng bao gồm:

- Vấn đề của khoang miệng: Sự xuất hiện của các mảng bám có thể khiến cho hơi thở của bạn mang mùi khó chịu - đây là một màng dính vi khuẩn không màu, hình thành trên răng, nếu không được chải đi, chúng sẽ gây kích ứng nướu, dẫn đến viêm nha chu. Ngoài ra, lưỡi hoặc răng giả không được làm sạch thường xuyên cũng có thể chứa vi khuẩn và các hạt thức ăn gây mùi.

- Khô miệng: Nước bọt giúp làm sạch miệng, loại bỏ các tác nhân gây ra mùi hôi. Một tình trạng khô miệng mạn tính (xerostomia) có thể góp phần dẫn đến hôi miệng vì khiến việc sản xuất nước bọt giảm. Khô miệng xảy ra một cách tự nhiên trong khi ngủ, khiến hơi thở có mùi khó chịu khi ngủ dậy. Tình trạng này trầm trọng hơn nếu khi ngủ bạn mở miệng. Khô miệng mạn tính còn được gây ra bởi vấn đề với tuyến nước bọt hoặc một số bệnh.

- Sử dụng một số thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm khô miệng hoặc giải phóng các hóa chất, gây ra mùi hơi thở khó chịu.

- Nhiễm trùng trong miệng: Hôi miệng có thể do vết thương sau nhổ răng, sâu răng, bệnh nướu răng hoặc lở miệng.

- Tình trạng miệng, mũi và cổ họng khác: Hôi miệng đôi khi có thể xuất phát từ những viên sỏi nhỏ hình thành trong amidan (sỏi amidan) và được bao phủ bởi vi khuẩn tạo ra mùi. Nhiễm trùng hoặc viêm mạn tính ở mũi, xoang hoặc cổ họng có thể gây hôi miệng.

- Các nguyên nhân khác: Mắc một số bệnh: Ung thư và tình trạng rối loạn chuyển hóa có thể gây ra mùi hơi thở khó chịu, đặc biệt do các hóa chất mà chúng tạo ra. Trào ngược axit dạ dày mạn tính (bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc GERD) có thể liên quan đến hôi miệng.

>> Xem thêm: Bị chảy máu chân răng do thiếu vitamin gì?

Mách bạn cách trị hôi miệng bằng nước muối hiệu quả

Nước muối từ lâu đã được sử dụng để cải thiện các bệnh răng miệng như viêm lợi, chảy máu chân răng,… hiệu quả. Nó cũng giúp thổi bay mùi hôi miệng rất tốt. Bạn có thể áp dụng cách như sau:

- Dùng nước muối tinh khiết: Loại nước này giúp ngăn ngừa đau họng, sâu răng, rát cổ,... Vị mặn từ muối có tác dụng sát khuẩn, đánh bay các mảng bám trong răng, diệt khuẩn ở lợi, lưỡi và kẽ răng. Cách chữa hôi miệng bằng nước muối tinh khiết rất đơn giản: Bạn lấy muối hạt hòa tan với một cốc nước. Súc miệng với dung dịch này đều đặn khoảng 2 - 3 lần/ngày, liên tục trong vài tuần sẽ đẩy lùi được mùi hơi thở khó chịu.

- Dùng muối và cồn: Cồn có tác dụng sát khuẩn, sát trùng vết thương vô cùng hiệu quả. Chính vì thế, sự kết hợp muối ăn và cồn sẽ giúp trị hôi miệng rất tốt. Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn chọn cồn 50 - 70 độ, nhỏ vài giọt ra một chiếc khăn, sau đó, dùng khăn lau các chân răng một cách kỹ lưỡng. Làm xong, bạn đánh răng lại và súc miệng bằng nước muối loãng để đạt hiệu quả tối ưu.

- Muối hạt và ngò gai: Ngò gai vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, kết hợp với muối hạt có tác dụng chữa hôi miệng rất tốt. Bạn lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng. Áp dụng cách này 2 – 3 lần/ngày trong vài tuần, bạn sẽ thấy rõ hiệu quả.

- Chanh và muối hạt: Vắt lấy nước cốt chanh (1 quả chanh) và pha với khoảng 100ml nước, sau đó cho 1 thìa muối biển vào. Dùng dung dịch trên súc miệng đều đặn 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa hôi miệng bằng muối có tốt không? Chuyên gia Phạm Hưng Củng tư vấn trong video sau:

Một số biện pháp khác giúp cải thiện tình trạng hơi thở hôi

Ngoài cách chữa hôi miệng bằng nước muối ở trên, để ngăn ngừa hơi thở có mùi khó chịu, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Đánh răng sau khi ăn: Bạn hãy chải răng bằng kem đánh răng có chứa fluoride ít nhất hai lần một ngày, đặc biệt là sau bữa ăn. Nên dùng loại kem đánh răng có đặc tính kháng khuẩn bởi nó đã được chứng minh là làm giảm mùi hôi miệng hiệu quả.

- Làm sạch răng ít nhất 2 lần/ngày bằng chỉ nha khoa sẽ loại bỏ các hạt thức ăn và mảng bám từ giữa răng, từ đó giúp kiểm soát mùi hôi miệng.

- Chải lưỡi: Lưỡi chứa vi khuẩn, vì vậy, vệ sinh lưỡi hàng ngày giúp làm giảm mùi hôi miệng hiệu quả. Bạn có thể dùng dụng cụ chuyên dụng hoặc bàn chải để làm sạch lưỡi, từ đó ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi hôi thối.

- Làm sạch răng giả hoặc dụng cụ nha khoa: Nếu bạn đeo niềng hoặc răng giả, hãy làm sạch nó ít nhất 1 lần/ngày.

- Tránh khô miệng: Giữ cho miệng ẩm; bỏ hút thuốc lá; uống nhiều nước; tránh cà phê, nước ngọt hoặc rượu,… có thể làm giảm mùi hôi miệng. Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo (tốt nhất là không đường) để kích thích nước bọt.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn: Tránh các thực phẩm như hành và tỏi, bởi chúng có thể gây hôi miệng. Ăn nhiều thực phẩm có đường cũng liên quan đến hôi miệng, do đó bạn hãy hạn chế chúng.

- Thay bàn chải đánh răng thường xuyên, chú ý chọn loại lông mềm để không làm tổn hại nướu răng.

>> Xem thêm: Hơi thở có mùi hôi phải làm sao?

Nutridentiz – “Giải pháp vàng” cho người bị hôi miệng và các bệnh răng miệng khác

Để có hơi thở thơm mát, bạn hãy chú ý đến các phương pháp mà bài viết đã cung cấp ở trên. Ngoài ra, để khử mùi hôi miệng hiệu quả, giới chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz - đây là sản phẩm được đánh giá cao và chiếm được lòng tin của hàng triệu người đang sử dụng để trị hôi miệng. Sản phẩm có sự kết hợp của các thành phần từ thiên nhiên như dịch chiết sáp ong trong cồn, dịch chiết xuất vỏ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, dịch chiết trầu không giúp trị hôi miệng một cách hiệu quả thông qua tác dụng:

- Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho răng nướu như: Acid amin, chất béo, carbohydrat, các khoáng chất (Ca, P,...) và các loại vitamin A, D, E,... nuôi dưỡng tế bào nướu nên giúp tăng cường dinh dưỡng nướu, góp phần làm răng chắc khỏe, tránh sâu răng do mòn men răng, ngăn ngừa hôi miệng do các bệnh lý tại miệng.

- Sát khuẩn mạnh, chống loét, cầm máu, giảm đau, giảm sưng, giúp cho các vết loét trong khoang miệng chóng lành, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng và giúp bảo vệ tế bào nướu, giảm mùi hôi miệng.

Nutridentiz chứa thành phần từ thảo dược nên có thể sử dụng cho mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em. Bạn nên súc miệng bằng dung dịch nha khoa Nutridentiz mỗi ngày 3 lần, ngậm trong miệng tối thiểu 30 giây rồi nhổ bỏ.

Bài viết đã cung cấp cho bạn các phương pháp trị hôi miệng bằng nước muối hiệu quả. Hãy duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, kết hợp sử dụng Nutridentiz hàng ngày để hàm răng luôn chắc khỏe và hơi thở thơm tho, bạn nhé!

>> Xem thêm: Điều trị hôi miệng có khó không?

Chia sẻ của những người đã khắc phục chứng hôi miệng hiệu quả

Ông Nguyễn Văn Phon (tên thường gọi là Phong, sinh năm 1964, thường trú tại 97 Phùng Hưng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện làm việc tại Đồng Nai – SĐT: 0908.358.280). Ông Phon đã cải thiện tình trạng hôi miệng, chảy máu chân răng sau khi dùng Nutridentiz. Mời bạn xem ông chia sẻ cụ thể trong video dưới đây:

>> Xem thêm: Nhiều người đã cải thiện hiệu quả viêm chân răng, hôi miệng, sâu răng. Xem thêm TẠI ĐÂY.

Chuyên gia cho lời khuyên hữu ích

Lắng nghe chuyên gia Dương Trọng Hiếu chia sẻ về các loại thuốc chữa hôi miệng hiệu quả trong video sau:

>> Xem thêm: Vệ sinh răng miệng kém có thể gây ra những ảnh hưởng như thế nào? TS Nguyễn Thị Vân Anh giải đáp TẠI ĐÂY.

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích