Điều trị sau lấy cao răng cần lưu ý những gì?

Cao răng là gì?

Cao răng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của nướu và răng?

Điều trị sau khi lấy cao răng như thế nào để có hàm răng chắc khỏe?

Lựa chọn loại nước súc miệng nào để cao răng không còn “đất bám”?

Chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng có vai trò quan trọng bởi lúc này men răng đang rất yếu. Vì vậy áp dụng đúng cách sẽ giúp ngăn chặn các vi khuẩn gây hại cho nướu và răng, từ đó ngăn chặn sự hình thành trở lại của các mảng bám cao răng. Vậy cần phải lưu ý gì sau khi lấy cao răng? Hãy đọc ngay bài viết sau nhé!

Cao răng là gì?

Ngay cả khi bạn chăm sóc và vệ sinh răng miệng thật cẩn thì vẫn có một số loại vi khuẩn nhất định tồn tại trong khoang miệng của bạn. Chúng kết hợp với protein và các sản phẩm phụ của thực phẩm để tạo thành một màng dính gọi là mảng bám răng. Mảng bám cao răng này sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển làm hỏng men răng và dẫn đến sâu răng hoặc các bệnh nướu răng. Nếu bạn loại bỏ mảng bám thường xuyên, bạn có thể ngăn ngừa sâu răng vĩnh viễn và bệnh nướu răng.

Cao răng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của nướu và răng?

Cao răng nếu không được loại bỏ sớm có thể dẫn đến sâu răng và các bệnh lý về nướu răng. Đó là vì các mảng bám cao răng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây kích ứng và làm hư hại nướu răng của bạn. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến các bệnh nướu răng tùy theo mức độ khác nhau ở mỗi người.

Dạng bệnh nướu răng nhẹ nhất được gọi là viêm nướu. Bệnh có thể được cải thiện nếu bạn chải răng, dùng chỉ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát trùng, và được làm sạch thường xuyên từ nha sĩ của bạn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn, đến mức hình thành các túi vi khuẩn giữa nướu và răng. Tình trạng này còn được gọi là viêm nha chu. Kết quả là làm tiêu xương ổ răng và tổn thương các mô giữ răng tại vị trí viêm, từ đó gây rụng răng sớm.

Điều trị sau khi lấy cao răng như thế nào để có hàm răng chắc khỏe?

Rất nhiều trường hợp sau khi lấy cao răng, chỉ sau một thời gian ngắn mảng bám cao răng đã quay trở lại bởi đa số họ không biết cách chăm sóc răng miệng, cũng như cách ăn uống, sinh hoạt không hợp lý khiến các vụn thức ăn bị mắc lại bám dính trên răng và hình thành cao răng. Để hạn chế sự xuất hiện và hình thành của cao răng, bạn cần lưu ý khi lấy cao răng cụ thể như sau:

- Đánh răng thường xuyên, hai lần một ngày trong 2 phút. Bạn nên sử dụng một bàn chải với lông mềm đủ nhỏ để có thể đi đến mọi vị trí trong khoang miệng của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể đưa bàn chải đến các vị trí khó tiếp cận nhất của răng như mặt trong các răng, đặc biệt là răng hàm. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bàn chải đánh răng điện tử có thể loại bỏ mảng bám tốt hơn so với cách chải răng thông thường. Bất kể bạn sử dụng loại nào, hãy chắc chắn rằng nó đã được kiểm định bởi Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), chúng đã trải qua quá trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt và có độ an toàn cao.

- Chọn kem đánh răng có thành phần ngăn chặn mảng bám cao răng với florua. Florua sẽ giúp sửa chữa sự hư hại men răng.

- Sử dụng chỉ tơ nha khoa giúp loại bỏ thức ăn dư thừa và các mảng bám giữa răng của bạn.

- Chế độ ăn uống: Vi khuẩn trong miệng của bạn thường phát triển mạnh trên các loại thực phẩm có đường và tinh bột. Khi chúng tiếp xúc với những thực phẩm đó, chúng sẽ giải phóng các acid có hại phá hủy men răng của bạn. Hãy cố gắng ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn vặt và thức ăn có đường. Hãy nhớ, mỗi lần bạn ăn, tức là bạn cũng đang cho vi khuẩn trong miệng của bạn ăn. Bạn không phải từ bỏ kẹo hay các bữa ăn nhỏ mà chỉ cần lưu ý về mức độ thường xuyên của nó. Hãy nhớ chải răng 2 lần mỗi ngày và uống nước trong và sau bữa ăn để giảm bớt lượng acid phá hủy men răng của bạn.

- Đừng hút thuốc: Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác có nhiều khả năng bị cao răng.

- Cuối cùng và cũng là điều quan trọng nhất đó là sử dụng nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và ngăn chặn nguy cơ hình thành các mảng bám cao răng sau mỗi bữa ăn. Sử dụng dung dịch nha khoa sau mỗi bữa ăn không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh răng miệng mà còn làm giảm nồng độ acid trong khoang miệng đáng kể, từ đó ngăn chặn sự hình thành của các mảng bám cao răng một cách hiệu quả.

Lựa chọn loại nước súc miệng nào để cao răng không còn “đất bám”?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm nước súc miệng, nhưng hầu như chỉ tạo cảm giác the mát sau khi súc miệng, còn khả năng ngăn chặn sự hình thành của các mảng bám cao răng thì chưa được khẳng định rõ ràng. Các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu, đúc kết những tinh hoa của y học cổ truyền cùng với công nghệ bào chế hiện đại và cho ra đời một sản phẩm mới giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng. Đó chính là dung dịch nha khoa Nutridentiz – đây là sản phẩm đầu tiên có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên với các vị thảo dược quý như dịch chiết vỏ chay, dịch chiết trầu không, dịch chiết cùi quả cau. Trong đó, đặc biệt có thành phần chính dịch chiết sáp ong là một dược liệu quý dồi dào dinh dưỡng, giúp nuôi dưỡng niêm mạc miệng, lợi răng. Bên cạnh đó, sáp ong cũng có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm sưng, cầm máu nên giúp làm sạch răng lợi, từ đó bảo vệ niêm mạc lợi khỏi bị viêm nhiễm và ngăn chặn sự hình thành của các mảng bám cao răng.

Nutridentiz giúp bảo vệ răng miệng tốt hơn nhờ 2 tác động sau: Cung cấp các dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng lợi từ bên trong, bảo vệ lợi từ bên ngoài bằng cách làm sạch, loại bỏ vi khuẩn có hại, các mảng bám cao răng. Bên cạnh đó, nhờ tác dụng chống loét, chống độc và làm se niêm mạc của sáp ong nên Nutridentiz còn giúp làm dịu niêm mạc, nhanh liền vết lở, loét do nhiệt miệng, trầy xước trong khoang miệng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bởi vậy, dung dịch nha khoa Nutridentiz là giải pháp hiệu quả giúp bạn tăng cường sức khỏe răng miệng, ngăn chặn sự xuất hiện của mảng bám cao răng, ngăn ngừa các bệnh về răng miệng khác như viêm quanh răng (viêm nha chu), viêm lợi, tụt lợi, mất răng sớm, sâu răng,…

Chuyên gia răng hàm mặt

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích