Lưu ý quan trọng khi sử dụng dung dịch sát khuẩn hầu họng cho bệnh nhân F0 tại nhà

Chiều 26-8, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn tạm thời “Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm Covid-19 tại nhà” và dung dịch sát khuẩn hầu họng là một trong số đó. Vậy khi sử dụng dung dịch diệt khuẩn hầu họng cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tại sao sử dụng dung dịch sát khuẩn hầu họng rất cần thiết với bệnh nhân COVID-19?

Để biết tại sao sát khuẩn hầu họng lại cần thiết với bệnh nhân COVID-19, trước hết hãy cùng tìm hiểu về cơ chế nhiễm bệnh nhé:

- Giai đoạn ủ bệnh: Sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên, từ một con sẽ sản sinh ra hàng trăm con. Phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế chu trình phát triển được lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. 

- Giai đoạn phát bệnh: Khi số lượng virus đủ lớn phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của cơ thể thì sẽ phát bệnh.

Súc họng với dung dịch sát khuẩn là nút chặn quan trọng đối với bệnh nhân COVID -19, giúp giảm nồng độ virus. Bởi sau khi virus nhân lên phá vỡ tế bào để ra ngoài thì dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ tiêu diệt nó. Việc làm này không chỉ có ích cho người mắc mà còn góp phần ngăn chặn lây truyền bệnh cho người khác.

 Dung dịch sát khuẩn hầu họng rất cần thiết với bệnh nhân COVID-19

Dung dịch sát khuẩn hầu họng rất cần thiết với bệnh nhân COVID-19

Nước muối sinh lý natri clorid 0,9% 

Nước muối sinh lý có chứa 9g muối natri clorua tinh khiết vào một lít nước cất. Natri clorid 0,9% đem lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, trong đó có tác dụng dùng để sát khuẩn hầu họng. Súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể giúp bạn tạo môi trường khoang miệng sạch sẽ, nhanh khỏi bệnh hơn rất nhiều, đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Từ thời La Mã cổ đại đến Trung Quốc hay Ấn Độ đều sử dụng nước muối để vệ sinh răng miệng hàng trăm năm nay. Ngày nay, nước muối được dùng súc họng ngăn virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp.

Theo Viện cải thiện hệ thống lâm sàng và hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) khuyến nghị súc miệng bằng nước muối để làm dịu cơn đau họng. Theo ACS, việc sử dụng nước muối súc miệng thường xuyên có thể giúp giữ cho miệng sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm trùng.

   Nước muối nacl 0,9% dùng cho người mắc Covid-19 điều trị tại nhà 

Nước muối nacl 0,9% dùng cho người mắc Covid-19 điều trị tại nhà

Đặc biệt, hiện nay, nước muối sinh lý natri clorid 0,9% còn nằm trong “Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm Covid-19 tại nhà” do Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn tạm thời. Mới đây, chiều 28/8, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh triển khai chương trình trao tặng 10.000 túi thuốc hỗ trợ bệnh nhân mắc COVID-19 cách ly và theo dõi điều trị tại nhà. Cụ thể, trong 10.000 túi thuốc có 6 loại thuốc, khẩu trang y tế, nước muối sinh lý Nacl 0,9%, được thiết kế trên cơ sở hướng dẫn của ngành y tế thành phố.

Chính vì vậy, trong thời điểm dịch bệnh, người bệnh nên súc miệng và họng thường xuyên hơn, đặc biệt là trước khi ra ngoài hoặc sau khi tiếp xúc với người khác bằng nước muối nacl 0,9% hoặc dung dịch sát khuẩn hầu họng khác.

Việc tự pha nước muối tại nhà rất khó để định lượng bao nhiêu là đủ, mặn quá thì không tốt cho sức khỏe còn gây hại cho vùng hầu họng, nhạt quá sẽ ít tác dụng sát khuẩn. Chính vì vậy, bạn nên lưu ý pha nước muối đúng theo tỷ lệ 9g muối natri clorua tinh khiết vào một lít nước cất.

Các loại nước súc họng sát khuẩn khác

Bên cạnh nước muối nacl 0,9%, còn có một số loại dung dịch sát khuẩn hầu họng khác mà người bệnh có thể tham khảo như:

Nước súc miệng chứa chlorhexidine gluconate

Dung dịch chlorhexidine gluconate là dung dịch được WHO và các bác sĩ khuyến nghị sử dụng trong nước súc miệng để diệt virus. Dung dịch chlorhexidine gluconate có tác dụng sát khuẩn, diệt virus rất mạnh nhưng vị rất đắng và có thể gây ghê cổ, rát lưỡi cho người dùng. Theo đánh giá hệ thống vào năm 2016 cho thấy, việc tăng cường vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng có thể ngăn ngừa phát triển viêm phổi liên quan đến máy thở ở những bệnh nhân nặng. Các nghiên cứu khác nhau đã đánh giá tác dụng kháng virus của povidone iodine, chlorhexidine gluconate 0,12%,…

    Nước súc miệng chứa chlorhexidine gluconate có tác dụng sát khuẩn

Nước súc miệng chứa chlorhexidine gluconate có tác dụng sát khuẩn

Nước súc miệng chứa povidone-iod

Hiện nay, để giúp sát khuẩn hầu họng các bác sĩ thường khuyên dùng loại thuốc súc họng hoặc xịt họng có chứa hoạt chất povidone-iod. Đây là một phức hợp của povidone và iodine, có tác động trực tiếp lên các tác nhân vi sinh gây bệnh bám trên bề mặt niêm mạc họng miệng, bao gồm cả virus, vi khuẩn và vi nấm,… Trong dung dịch, iodine là chất sát khuẩn có khả năng diệt nhanh nhiều mầm bệnh, còn povidone đóng vai trò vận chuyển và phóng thích iodine một cách từ từ và liên tục nên nó mang lại tác dụng sát khuẩn hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu nồng độ chất povidone-iod cao có thể gây phù nề, viêm niêm mạc miệng, do đó hãy tìm sản phẩm có nồng độ 1% thích hợp để súc miệng hàng ngày.

Sử dụng dung dịch súc họng thường xuyên giúp việc ngăn ngừa lây nhiễm bệnh đạt được thành công nhất định, tuy nhiên, để có hiệu quả tối đa, bạn cần lựa chọn sản phẩm đạt chất lượng tốt và sử dụng đúng cách. Hiện nay, dung dịch nha khoa chứa thành phần sáp ong trong cồn, trầu không cũng đang được quan tâm. Trên thị trường hiện có rất nhiều thuốc sát khuẩn họng, chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần lựa chọn các sản phẩm uy tín, có nhãn mác ghi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm định bởi các cơ quan chức năng.

Bệnh nhân F0 sử dụng nước súc miệng sát khuẩn hầu họng như thế nào cho đúng và hiệu quả cao?

Nhiều người cho rằng sử dụng nước súc miệng hầu họng rất đơn giản, chỉ cần cho vào miệng là xong. Tuy nhiên, nếu chúng ta dùng không đúng cách hiệu quả mang lại không cao. Cụ thể, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

- Phải để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được. Súc họng chứ không đơn giản là súc miệng.

- Không cần sử dụng quá nhiều dung dịch sát khuẩn hầu họng, khoảng 5ml là đủ. Khi dùng quá nhiều bạn sẽ càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng họng.

- Súc miệng khoảng 2 phút, trong đó, 3 lần đưa xuống họng, mỗi lần ít nhất 15 giây. Sau đó không nên súc lại bằng nước.

- Nên súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà (hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác). Nếu trên máy bay thì nên dùng dung dịch sát khuẩn hầu họng mỗi 3 giờ hay ngay sau khi ăn.

- Trong vùng có dịch thì nên súc định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.

- Không nên chủ quan nghĩ rằng phương pháp này thay thế được các biện pháp khác mà hiệu quả phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả những biện pháp.

- Các dung dịch sát khuẩn họng thường được sử dụng sau khi đánh răng để có tác dụng lâu dài hơn ở niêm mạc họng.

- Không nên sử dụng cùng một lúc nhiều loại dung dịch súc hầu họng có chất sát khuẩn. Nếu gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào, phải dừng ngay việc súc họng và báo cho chuyên gia biết để kịp thời xử trí.

Trước tình hình diễn biến dịch Covid ngày càng phức tạp, khó lường với số ca mắc ngày càng tăng lên, mỗi người cần nâng cao ý thức trách nhiệm với bản thân và xã hội để cùng chung tay đẩy lùi Covid. Đặc biệt lưu ý, hãy sử dụng dung dịch sát khuẩn hầu họng để hỗ trợ cải thiện bệnh và ngăn ngừa lây lan cho người xung quanh nhé!

Hạnh Hoa

Tác giả bài viết: Dược Sĩ Hạnh Hoa

Dược Sĩ Hạnh Hoa, tốt nghiệp Dược sĩ Đại học, từng là cộng tác viên xuất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo về chuyên ngành hô hấp và đặc biệt được các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đã có những kiến thức vững vàng về các loại thuốc, sử dụng thuốc và tương tác thuốc.

Bài viết với mong muốn tăng cường nhận thức, hiểu biết của mọi người, đặc biệt ở người mắc COVID -19 về việc sử dụng dung dịch sát khuẩn hầu họng đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất cho người mắc covid điều trị tại nhà.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Bài viết của chúng tôi chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về dung dịch sát khuẩn hầu họng và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi không chấp nhận trách nhiệm nếu bệnh nhân sử dụng sai cách, không tuân theo chỉ định của bác sĩ. Xin cảm ơn.

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7482897/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/325238#uses

https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/thanh-pho-ho-chi-minh-trao-tang-10-000-tui-thuoc-ho-tro-benh-nhan-mac-covid-19-cach-ly-va-theo-doi-dieu-tri-tai-nha/33c9a7ee-2aab-47ea-a924-de2465ec2d42

https://ncov.moh.gov.vn/en/-/sat-khuan-vung-hong-chot-chan-virus-tu-y-kien-chuyen-gia

http://ttyttanphudong.vn/chi-tiet-tin?/suc-hong-thuong-xuyen-e-phong-covid-19/11605842

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/luu-y-khi-su-dung-nuoc-suc-mieng-diet-khuan/

https://bvaluoi.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=109&tc=12432

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích