Viêm chân răng, hôi miệng là 2 bệnh lý khá phổ biến và thường đi kèm với nhau. Nhiều người thắc mắc, không biết cách chữa viêm chân răng hôi miệng hiệu quả là gì? Làm thế nào để ngăn ngừa cả 2 bệnh lý này giúp nâng cao chất lượng cuộc sống? Nếu có chung những thắc mắc này, bạn đừng bỏ qua thông tin hữu ích trong bài viết sau đây.
Viêm chân răng là bệnh gì?
Viêm chân răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến gây chảy máu chân răng, khiến nướu sưng đỏ và đau. Bệnh xảy ra khi mảng bám tích tụ trên răng không được làm sạch, lâu dần, chúng kích ứng và gây chảy máu cũng như sưng, đau nướu. Nếu không điều trị sớm, viêm chân răng có thể trở nên tồi tệ hơn và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như áp xe, mất răng.
Viêm chân răng khiến bạn vô cùng khó chịu và ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày. Một số nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
- Vi khuẩn, virus xâm nhập: Chúng có thể tồn tại trong khoang miệng và gây nên các bệnh, trong đó có viêm chân răng.
- Vệ sinh răng miệng: Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng. Vệ sinh kém khiến các mảnh thức ăn giắt vào kẽ răng, từ đó tạo môi trường cho vi khuẩn hoạt động, gây viêm chân răng.
- Cơ thể thiếu dinh dưỡng: Điều này làm giảm sức đề kháng, từ đó dễ dẫn đến bệnh viêm chân răng.
- Thiếu vitamin C: Khi điều này xảy ra, tế bào mao mạch dễ bị phá vỡ, từ đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, gây viêm chân răng.
Hôi miệng là bệnh gì?
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng. Người bị hôi miệng thường cảm thấy bối rối, mất tự tin khi giao tiếp. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
- Tiêu thụ các thực phẩm gây khô miệng, như rượu, thuốc lá hoặc các thực phẩm có hàm lượng protein, lượng đường cao như sữa, bánh ngọt,...
- Ăn các thực phẩm gây mùi như hành, tỏi, bởi chúng chứa hàm lượng sulphur cao, có thể gây mùi khó chịu.
- Hút thuốc lá: Thói quen này làm khô miệng, từ đó gia tăng nguy cơ bị hôi miệng.
- Hôi miệng do các bệnh lý tại miệng, bao gồm:
+ Các bệnh như viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh thân răng, áp xe,...
+ Giảm tiết nước bọt do bệnh mạn tính, dùng một số loại thuốc có thể gây khô miệng.
+ Vệ sinh răng miệng không kỹ, không vệ sinh lưỡi.
+ Các dụng cụ nha khoa như răng giả, niềng răng,… không được vệ sinh kỹ lưỡng.
+ Các bệnh như viêm tủy xương, hoại tử xương hoặc viêm ổ răng và bệnh ác tính cũng có thể gây hôi miệng.
- Các bệnh về dạ dày - ruột: Hôi miệng được xem là triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Viêm loét dạ dày cũng là nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến.
- Bệnh tiểu đường, các bệnh về gan, thận,... cũng làm tăng nguy cơ hôi miệng.
Tại sao viêm chân răng gây ra hôi miệng?
Viêm chân răng là tình trạng phổ biến do vệ sinh răng miệng kém, khiến vi khuẩn tại mảng bám hoạt động mạnh, tấn công mô xung quanh răng gây tổn thương, khiến nướu sưng viêm, trong nhiều trường hợp còn xuất hiện các ổ mủ, khiến hơi thở có mùi hôi thối khó chịu.
Để được tư vấn về cách chữa viêm chân răng hôi miệng hoặc có bất cứ thắc mắc về dung dịch nha khoa Nutridentiz, quý độc giả vui lòng liên hệ số 0902207582 (ZALO/VIBER).