Nhiệt miệng - Tổng hợp những vấn đề bạn cần biết

Nhiệt miệng là bệnh lý khá phổ biến mà ai cũng đã từng mắc. Nhiệt miệng gây khó khăn trong việc ăn uống, đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Nhưng không phải ai cũng biết rõ về căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật những thông tin liên quan về chứng nhiệt miệng trong bài viết dưới đây!

Bệnh nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (Recurrent Aphthous Stomatitis – RAS) là tình trạng viêm nhiễm gây ra các vết loét trong khoang miệng, khiến cho người bệnh đau đớn khi ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Khi mới xuất hiện, chúng chỉ là những đốm nhỏ trắng trên niêm mạc miệng. Lâu dần chúng to lên và đồng loạt vỡ ra tạo thành các vết loét có màu đỏ, kích thước từ 1-2mm.

Nhiet-mieng-la-tinh-trang-benh-ly-thuong-gap-o-mieng.webp

Nhiệt miệng là tình trạng bệnh lý thường gặp ở miệng

Triệu chứng của nhiệt miệng 

Nhiệt miệng là bệnh lý rất dễ nhận biết bởi nhìn thấy được từ bên ngoài. Thông thường, người bị nhiệt miệng sẽ có những biểu hiện sau:

  • Xuất hiện đốm đỏ, đau, dần phát triển thành các vết loét trong miệng. 
  • Thường xuất hiện ở vị trí: Mặt trong của má hoặc môi, lưỡi, mặt trên của miệng, đáy nướu.
  • Trung tâm của vết loét có màu trắng hoặc vàng.
  • Kích thước của vết loét từ 1-2mm.
  • Vết loét lành khi chúng có màu xám.

Ngoài những triệu chứng trên, nhiệt miệng còn có thể gây sốt, khó chịu, khiến hạch bạch huyết sưng. Cơn đau do nhiệt miệng thường kéo dài từ 7-10 ngày. Để lành hoàn toàn vết loét mất từ 1-3 tuần. Vết loét càng lớn thì thời gian lành càng lâu. Vậy nguyên nhân do đâu gây nhiệt miệng?

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Hiện nay chưa thể xác minh rõ nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiệt miệng, chỉ có thể xét trên 2 phương diện theo dân gian và y học hiện đại.

 

Do-an-cay-nong-la-mot-nguyen-nhan-gay-ra-tinh-trang-nhiet-mieng.webp

Đồ ăn cay nóng là một nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng 

  • Theo dân gian, nhiệt độc ở tỳ, vị hay thấp nhiệt ở tỳ, vị. Có thể hiểu là nhiệt miệng phát sinh khi nóng trong người, khiến khí nóng xâm nhập vào cơ thể gây ra loét miệng, khô miệng và đỏ lưỡi… Bên cạnh đó, nhiệt miệng còn do cơ thể hấp thụ quá nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng… gây khó tiêu, nhiệt độc.
  • Theo y học hiện đại thì nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn, virus, thay đổi nội tiết tố, thiếu dinh dưỡng như vitamin A, C, B12, B6… khiến cơ thể mất sức đề kháng, tạo cơ hội cho virus phát triển. 
  • Một số nguyên nhân gây nhiệt miệng khác như: Đánh răng sai cách, dị ứng, cắn vào má hay căng thẳng, miễn dịch kém…

Cách điều trị - Phòng ngừa và giải đáp thắc mắc bệnh nhiệt miệng 

Cách điều trị nhiệt miệng 

Để điều trị bệnh nhiệt miệng nhanh nhất, trước tiên nên đánh giá vết loét ở mức độ nặng hay nhẹ. Đối với vết loét nhỏ, không cần điều trị vì chúng thường tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên với những trường hợp nặng, vết loét lớn, dai dẳng và bất thường thì cần điều trị y tế.

Có thể liệt kê một số biện pháp điều trị bệnh nhiệt miệng như:

  • Lựa chọn và sử dụng nước súc miệng có chứa steroid dexamethason hoặc capocaine để giảm đau và kháng viêm. 
  • Dùng các thuốc bôi miệng đối với trường hợp nặng như benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide… để giảm đau, nhanh chóng liền vết loét. Bên cạnh đó chúng còn được coi như một lớp màng bảo vệ vết loét khỏi vi khuẩn và phục vụ cho quá trình ăn uống. 
  • Uống thuốc trị nếu vết loét trở nên nghiêm trọng. Nếu vết nhiệt miệng kéo dài quá 14 ngày cần đến khám tại cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh. 
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng như acid folic, vitamin B6, B12 hoặc kẽm…
  • Nếu trong trường hợp bị sưng đau có thể sử dụng đá lạnh để chườm lên vết nhiệt có tác dụng giảm đau. Hoặc đơn giản có thể sử dụng túi trà lọc để đắp lên vết nhiệt miệng ngay lập tức. 

Chuom-da-giup-giam-sung-dau-vet-nhiet-hieu-qua.webp

Chườm đá giúp giảm sưng đau vết nhiệt hiệu quả 

Nhưng tốt nhất bạn nên đến khám và điều trị tại các cơ sở nha khoa hoặc y tế uy tín với các trường hợp nặng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh nhiệt miệng 

Nhiệt miệng được phòng ngừa hiệu quả nhất bằng cách ngăn chặn các nguy cơ gây bệnh, trong đó có những biện pháp như:

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, hạn chế những thực phẩm gây kích thích miệng như đồ ăn cay nóng, rượu bia. Nên chọn những thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng như trái cây, rau xanh, ngũ cốc…
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn thức ăn mắc lại ở kẽ răng. Bạn nên chọn những bàn chải có đầu lông mềm hoặc sử dụng bàn chải điện thay cho bàn chải thông thường, tránh tình trạng làm tổn thương các mô miệng vốn đã nhạy cảm. 
  • Kiểm soát cảm xúc, tránh căng thẳng, stress kéo dài bằng cách tập các bài thiền hoặc yoga.

Giải đáp một số câu hỏi về bệnh nhiệt miệng 

Tuy nhiệt miệng là bệnh lý răng miệng phổ biến, nhưng có khá nhiều thắc mắc chưa được giải đáp. Dưới đây là một số câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất.

  • Nhiệt miệng có liên quan gì đến bệnh ung thư lưỡi?

Nhiệt miệng là bệnh lý nhẹ và lành tính nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi. Nếu bị nhiệt miệng kèm theo các dấu hiệu như: Sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi toàn thân, vết loét kéo dài, thậm chí lưỡi xuất hiện u cứng… thì bạn nên đến bệnh viện khám và điều trị.

  • Bệnh nhiệt miệng có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Nhiệt miệng ảnh hưởng đến sinh hoạt và vấn đề ăn uống hàng ngày, thường không tác động nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng áp xe trong miệng. Biến chứng này có thể gây viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, viêm mô tế bào lan tỏa, áp xe ngoài mặt, dẫn tới áp xe não, nhiễm trùng não, nguy hiểm tới tính mạng.

Sử dụng thảo dược trị nhiệt miệng hiệu quả và an toàn

Do nhiệt miệng hay tái phát nên cần có biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hiệu quả, an toàn. Việt Nam là nước có nền y học cổ truyền phát triển, đặc biệt về mảng dược liệu vô cùng phong phú. Chính vì vậy, các chuyên gia đã nghiên cứu và bào chế thành công dung dịch nha khoa Nutridentiz từ thảo dược vừa an toàn, vừa hiệu quả lại tiện lợi, giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng.

nutridentiz-moi.webp

Dung dịch nha Nutridentiz giúp khắc phục tình trạng nhiệt miệng hiệu quả

Nutridentiz chứa thành phần chính là sáp ong trong cồn, kết hợp các thảo dược quý được dân gian ứng dụng trong khắc phục bệnh răng lợi như: Lá trầu không, vỏ quả cau, vỏ rễ chay. 

Nghiên cứu tại Brazil năm 2011 cho thấy rằng sáp ong chứa 210 vitamin, khoáng chất, có khả năng điều hòa và nâng cao miễn dịch bằng cách tăng cường hoạt động đại thực bào, kích thích giải phóng chất chống oxy hóa nội sinh. Từ đó nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, bổ sung dinh dưỡng cho tế bào răng lợi.

Nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2015 cho thấy rằng trong cùi quả cau chứa hơn 59 hợp chất, điển hình như tannin, alkaloid, flavonoid, steroid, axit béo... có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống nhiễm khuẩn… Từ đó làm se khít chân răng, giảm đau, làm sạch mảng bám ở răng miệng và làm thơm miệng bằng các nguyên liệu hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên.

  • Nutridentiz dùng cho người bị hôi miệng và các bệnh lý răng miệng như: Viêm đau lợi, viêm quanh răng, chảy máu chân răng, sâu răng, tụt lợi, sưng đau lợi, viêm nha chu, rụng răng, răng lung lay, ê buốt răng…
  • Giúp làm sạch răng miệng, ngăn ngừa hôi miệng và sự hình thành mảng bám trên răng.
  • An toàn cho cả trẻ nhỏ.

Nhiều người đã tin tưởng sử dụng sản phẩm Nutridentiz trong cải thiện tình trạng nhiệt miệng, hôi miệng, viêm lợi,... Tiêu biểu như trường hợp của ông Phạm Văn Phong ở 97 Phùng Hưng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mời bạn xem chi tiết chia sẻ của ông Phong TẠI ĐÂY.

Hy vọng những thông tin từ bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh nhiệt miệng và cách điều trị hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh nhiệt miệng và dung dịch nha Nutridentiz, bạn có thể liên hệ qua số 0902207582 để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích