Nhiệt miệng kéo dài - phải làm sao? THAM KHẢO NGAY

Nhiệt miệng kéo dài là bệnh lý răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Mặc dù tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng hơn. Vậy cụ thể nhiệt miệng có biểu hiện như thế nào? Làm cách nào để cải thiện nhanh chóng? Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây!

Nhiệt miệng kéo dài là bệnh gì?

Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét niêm mạc miệng, có thể xảy ra ở môi, lưỡi hay bên trong má. Những vết loét này hình tròn hay bầu dục, có thể tái đi tái lại nhiều lần ở cùng một vị trí, gây nên nhiệt miệng kéo dài, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu ngay cả khi ăn uống hay nói chuyện.

Tình trạng này thường chỉ là kích ứng nhỏ nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng hơn như: Nhiễm virus herpes, khối u trong miệng,...

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiệt miệng, nhưng tình trạng này xuất hiện phổ biến ở thời thơ ấu, thanh thiếu niên và thường ảnh hưởng đến nữ nhiều hơn nam.

Nhiệt miệng kéo dài có triệu chứng gì?

Các biểu hiện của nhiệt miệng tương đối rõ ràng và dễ cảm nhận ngay từ khi xuất hiện, bao gồm các giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: Xuất hiện một vài đốm trắng, nhỏ khoảng 1 - 2 mm, hơi đau, nổi gồ lên trong niêm mạc miệng. Đốm trắng này to dần, bên trong tích tụ đầy dịch viêm và nhanh chóng vỡ ra, để lại ổ loét.

- Giai đoạn tiến triển: Khi các mụn nước vỡ, hình thành những đốm to 2 – 3 mm màu vàng nhạt, bám phủ trên bề mặt niêm mạc miệng, mảng hoại tử này sẽ tan rã dần hòa lẫn vào nước bọt và đi xuống đường tiêu hóa. Giai đoạn này thường ngắn, chỉ kéo dài 1- 2 ngày hoặc nhanh hơn.

- Giai đoạn loét: Đây là giai đoạn kéo dài nhất, thường từ  5 - 7 ngày, có thể lên tới 2 tuần. Thông thường bệnh nhân sẽ không chú ý, chỉ khi thấy ăn mặn bị xót và đau khi nói mới phát ra thì nhiệt miệng đã tiến triển tới giai đoạn này.

Thông thường, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì các vết loét sẽ lành lại và không để lại sẹo sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, nếu nhiệt miệng kéo dài thì thời gian tổn thương niêm mạc miệng và hồi phục sau đó lâu hơn, đồng thời cũng có thể tái phát nhanh chóng.

Nguyên nhân gây nên nhiệt miệng kéo dài

Lý do chính xác tại sao nhiệt miệng kéo dài vẫn chưa được xác định rõ ràng. Khoảng 40% những người gặp phải tình trạng này có tiền sử gia đình bị loét miệng.

Bên cạnh đó, một số yếu tố kích hoạt sự bùng phát và tổn thương kéo dài của vết loét nhiệt miệng bao gồm:

- Căng thẳng, lo âu, mất ngủ.

- Chấn thương do không may cắn phải hoặc vì tai nạn nào đó.

- Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B, sắt và axit folic.

- Dị ứng một số loại thực phẩm.

- Các loại kem đánh răng (liên quan đến thành phần natri laureth sulfate có vai trò tạo bọt trong sản phẩm).

- Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai,...

- Một số loại thuốc, chẳng hạn thuốc điều trị đau thắt ngực.

- Rối loạn hệ thống miễn dịch bởi một số yếu tố bên ngoài hay do các bệnh lý như: Viêm lợi, bệnh bạch cầu, tay chân miệng, nấm miệng, ung thư miệng, bệnh đường tiêu hóa,...

Cách điều trị nhiệt miệng kéo dài hiện nay

Điều trị viêm loét miệng, đặc biệt là nhiệt miệng kéo dài chủ yếu nhằm cải thiện triệu chứng và giúp nhanh lành tổn thương. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà như sau:

- Dùng mật ong thoa vào vết loét 3 - 4 lần/ngày.

- Dùng kem đánh răng không chứa natri laureth sulfate.

- Súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch kháng khuẩn khác để giảm viêm loét.

- Chú ý không nặn bóp các mụn nước hay vết loét.

- Tránh những thực phẩm cay, nóng, quá mặn, nhiều đường vì có thể làm trầm trọng thêm các vết loét.

- Tích cực bổ sung nhiều vitamin hoặc khoáng chất, đặc biệt là các loại rau củ quả giàu vitamin C, vitamin K,...

- Tránh hút thuốc lá, dùng rượu bia.

Nếu áp dụng các biện pháp trên chưa thấy cải thiện thì bạn nên sử dụng một số nhóm thuốc nhằm hỗ trợ điều trị tốt hơn, cụ thể:

- Sử dụng kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm khuẩn lan rộng: Tetracyclin và minocyclin là những kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất, có thể dùng tại chỗ hoặc toàn thân. Tuy nhiên, 2 loại thuốc này đều gây nên những tác dụng phụ tương đối nguy hiểm, đặc biệt là với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ nên tuyệt đối không được sử dụng nếu chưa có chỉ dẫn từ chuyên gia.

- Dùng thuốc chống viêm là cách hữu ích để tăng khả năng chữa lành và giảm các triệu chứng khi bị nhiệt miệng. Các hoạt chất nhóm corticoid được sử dụng dưới dạng bôi, uống hoặc súc miệng. Tuy nhiên, khi dùng corticoid có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm nấm họng nên tốt nhất cần súc họng lại bằng nước lọc để ngăn ngừa tình trạng này.

- Giảm đau do vết loét tốt hơn nhờ thuốc giảm đau chống viêm steroid hoặc gây tê tại chỗ giúp dịu cơn đau nhanh hơn.

- Bổ sung Vitamin C, phức hợp vitamin B, lysine giúp làm tăng khả năng chữa lành tổn thương khi dùng đường uống.

Nếu còn thắc mắc về bệnh nhiệt miệng kéo dài hoặc dung dịch nha khoa Nutridentiz, bạn vui lòng liên hệ đến số DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER) hoặc để lại thông tin bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng.

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích