Răng ê buốt khi ăn lạnh: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Răng ê buốt khi ăn lạnh là dấu hiệu cho thấy tình trạng răng nhạy cảm hay các bệnh răng lợi khác. Răng ê buốt ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, thậm chí còn dẫn đến biến chứng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra vấn đề này cùng phương pháp khắc phục hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến răng ê buốt khi ăn lạnh

Răng ê buốt khi ăn lạnh là dấu hiệu của vấn đề răng nhạy cảm. Khi đó, phần ngà răng thường bị lộ ra hoặc lớp men răng mỏng khiến các ngọn thần kinh răng dễ chịu tác động bởi kích thích. Những nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt khi ăn lạnh bao gồm:

Lớp men răng bị bào mòn

Bình thường, lớp men răng có tác dụng bảo vệ răng, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây sâu răng. Nếu men răng bị bào mòn, dây thần kinh sẽ phải chịu kích thích bởi các tác động từ như đồ ăn lạnh, nóng hay gió lùa. Một số yếu tố khiến lớp men răng bị mòn bao gồm:

Chải răng không đúng cách: Nhiều người cho rằng, chải răng với lực càng mạnh thì hiệu quả làm sạch càng cao. Tuy nhiên, cách làm như vậy là không khoa học, vì chải răng quá mạnh dễ gây bào mòn men răng.

Thời điểm đánh răng không thích hợp: Đây cũng là vấn đề ngăn cản quá trình tái khoáng răng. Trong và sau khi ăn là thời điểm men răng được tái khoáng. Nếu đánh răng ngay sau khi ăn, hiệu quả hồi phục lớp men răng sẽ không được tối ưu.

Do sử dụng nước súc miệng: Sử dụng nước súc miệng có thành phần tổng hợp trong thời gian dài cũng dễ gây ê buốt răng khi ăn lạnh. Nguyên nhân là do trong những chế phẩm súc miệng này chứa lượng lớn các chất mài mòn. Khi tốc độ mài mòn nhanh hơn quá trình răng tái khoáng sẽ khiến răng dễ bị nhạy cảm. 

nuoc-suc-mieng-chua-thanh-phan-tong-hop-gay-e-buot-rang.webp

Nước súc miệng chứa thành phần tổng hợp gây ê buốt răng

Bệnh lý về nướu gây ê buốt răng

Phần nướu (lợi) có vai trò bảo vệ cấu trúc chân răng. Những yếu tố gây viêm lợi, sưng lợi khiến chân răng, ngà răng bị lộ ra. Khi ăn đồ lạnh, người bệnh sẽ cảm thấy ê buốt, khó chịu rất nhiều.

Tình trạng nghiến răng

Thói quen nghiến răng khi đi ngủ cũng là nguyên nhân khiến răng ê buốt. Sự cọ xát giữa các hàm răng với nhau theo thời gian sẽ làm lớp men răng bị bào mòn. Những trường hợp có thói quen nghiến răng thường dễ bị kích thích khi ăn đồ nóng, lạnh, thậm chí là gió lùa.

>>>XEM THÊM: Răng ê buốt khiến ăn uống gì cũng khó nuốt - Phải làm sao để khắc phục

Răng ê buốt khi ăn lạnh có nguy hiểm không?

Hiện tượng răng ê buốt không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Họ khó có thể ăn được đồ lạnh, đồ quá nóng vì sẽ gây ra ê buốt, khó chịu lan lên tận đỉnh đầu. 

Ê buốt răng cũng là dấu hiệu báo động nguy cơ xuất hiện các bệnh lý răng miệng. Nếu không được xử lý, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ sâu răng, viêm chân răng hay tụt lợi.

Cách giảm tình trạng ê buốt răng hiệu quả nhất

Để khắc phục tình trạng ê buốt răng, điều quan trọng nhất là cần hạn chế những kích thích tác động đến các ngọn thần kinh răng. Các biện pháp giúp giảm ê buốt răng có thể kể đến như:

Tạm thời tránh đồ ăn lạnh

Nếu không muốn gặp phải tình trạng ê buốt răng, trước tiên bạn nên tránh những đồ ăn lạnh trong một thời gian. Đồng thời thực hiện các biện pháp khắc phục để cải thiện nhanh chóng hiện tượng ê buốt, giúp quay lại cuộc sống bình thường.

tranh-an-do-an-lanh-de-giam-tinh-trang-e-buot-rang.webp

Tránh đồ ăn lạnh để giảm tình trạng ê buốt răng

Dùng kem đánh răng giảm nhạy cảm

Hiện nay trên thị trường có các sản phẩm kem đánh răng chuyên biệt cho tình trạng răng ê buốt. Những chế phẩm này chứa các hoạt chất giúp giảm nhạy cảm như kali nitrat. Từ đó giúp giảm đáng kể tình trạng ê buốt cho người sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn kem đánh răng chứa nguyên tố flo để tăng cường hiệu quả tái khoáng men răng mỗi lần chải răng.

Diệt tủy răng

Viêm tủy răng do sâu răng là nguyên nhân dẫn đến răng ê buốt. Vì vậy nếu tình trạng viêm nặng, nha sĩ có thể cân nhắc diệt tủy răng, sau đó hàn hoặc trám lại để giải quyết tình trạng ê buốt.

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Các sản phẩm thảo dược cũng là cách giúp cải thiện tình trạng răng ê buốt khi ăn lạnh, nổi bật trong số đó là dung dịch nha khoa Nutridentiz. Sản phẩm chứa các thảo dược như sáp ong, lá trầu, cùi quả cau rất gần gũi với chúng ta có khả năng bổ sung dinh dưỡng cho nướu, giúp nướu chắc khỏe. Từ đó bảo vệ được phần ngà răng, không phải chịu tình trạng ê buốt kéo dài.

nutridentiz-giup-tang-cuong-suc-khoe-rang-mieng-cai-thien-rang-nhay-cam.webp

Nutridentiz giúp tăng cường sức khỏe răng miệng, cải thiện răng nhạy cảm

Nghiên cứu vào năm 2011 tại Brazil đã chỉ ra trong sáp ong chứa các hoạt chất nhóm flavonoid có khả năng chống lại vi khuẩn có hại trong khoang miệng, giảm nguy cơ mắc phải tình trạng viêm lợi, viêm chân răng.

Nutridentiz được chuyên gia đánh giá cao với khả năng bảo vệ sức khỏe răng miệng. Chuyên gia Phạm Hưng Củng đã có những chia sẻ về dung dịch nha khoa Nutridentiz như sau: “Những trường hợp gặp vấn đề về răng miệng như hôi miệng, ê buốt răng, viêm chân răng nên sử dụng dung dịch nha khoa thảo dược Nutridentiz. Sản phẩm có chứa thành phần sáp ong trong cồn, lá trầu không giúp kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường sức khỏe cho răng lợi, không còn hôi miệng, viêm lợi hay ê buốt răng”.

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm súc miệng khác nhau, tuy nhiên Nutridentiz vẫn nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng. Tiêu biểu là trường hợp của chị Nguyễn Thị Hoài. Trước đây chị thường xuyên gặp phải tình trạng sâu răng, chảy máu chân răng kèm theo tình trạng răng ê buốt. Từ khi biết đến và sử dụng Nutridentiz, sức khỏe răng miệng đã được cải thiện rõ rệt, không còn đau răng, ê buốt răng hay hôi miệng nữa. Mời bạn theo dõi chia sẻ của chị Hoài trong video sau đây:

Răng ê buốt khi ăn lạnh cần được khắc phục dần theo thời gian. Vì vậy để cải thiện vấn đề răng ê buốt, bạn hãy kết hợp sử dụng thêm sản phẩm Nutridentiz nhé. Nếu có thông tin nào còn thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0902.207.582 để nhận được tư vấn.

>>>XEM THÊM: Tụt lợi có thể gây ra mất răng – Cách điều trị hiệu quả nhất

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/tooth-sensitive-to-hot-and-cold#causes-of-tooth-sensitivity

https://crest.com/en-us/oral-care-tips/teeth-sensitivity/teeth-sensitive-cold-causes-home-remedies

https://www.deekaydental.com/teeth-hurt-i-eat-something-cold-i-sensitive-teeth

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích