Tại sao râu răng là bệnh lý răng miệng thường gặp nhất?

Sâu răng là tình trạng rất phổ biến, tỷ lệ mắc phải chỉ đứng sau cảm cúm thông thường. Bệnh do vi trùng, vi khuẩn trong khoang miệng tiết ra axít ăn mòn và phá hủy răng. Biểu hiện thường thấy nhất là một lỗ đen trong răng gọi là khoang răng. Sâu răng nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều phiến toái cho người bệnh: đau nhức, có khi đau nhức dữ dội, nhất là về đêm; nhiễm trùng răng lợi và tiềm ẩn nguy cơ mất răng.

Cấu tạo của răng

Nhìn từ bên ngoài răng là một cấu trúc khá là chắc chắn và đồng nhất. Trên thực tế răng được cấu tạo gồm 3 lớp:

- Lớp ngoài cứng được gọi là men răng.

- Lớp giữa được gọi là ngà răng.

- Phần giữa, trung tâm của răng được gọi là bột giấy hay tủy răng. Nó chứa dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng răng, nướu.

Các tổn thương càng sâu thì cảm giác đau càng tăng cũng như nguy cơ mất răng càng lớn. Cấu tạo gồm nhiều dây thần kinh cũng là nguyên nhân gây nên mức độ đau dữ dội khi sâu răng, kèm theo nhức và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Nguyên nhân gây sâu răng

Sâu răng là hậu quả của một quá trình ăn mòn, phá hủy dần dần của vi khuẩn. Sâu răng có thể gặp phải ở bất kỳ người nào, kể cả là trẻ em, người trẻ tuổi hay người lớn tuổi, thậm chí đây là một nguyên nhân phổ biến gây mất răng ở người trẻ tuổi.

Tác nhân gây sâu răng là do vi khuẩn ẩn trú trong khoang miệng. Những vi khuẩn này giúp chuyển hóa các loại thực phẩm, đặc biệt là đường và tinh bột thành axít. Vi khuẩn, axít, mảnh vụn thức ăn, và nước bọt kết hợp tạo thành một chất dính trên bề mặt răng nhất là vùng gần lợi gọi là mảng bám. Mảng bám dính trên răng, phổ biến nhất là ở răng hàm.

Mảng bám này sẽ hình thành trên răng trong vòng 20 phút sau khi ăn. Nếu nó không được lấy ra khỏi răng lâu ngày sẽ trở thành cao răng. Mảng bám răng và cao răng gây kích kích và làm tổn thương nướu răng, dẫn đến viêm lợi và viêm nha chu. Các axit trong mảng bám ăn mòn và phá hủy men răng, tạo ra các lỗ trong răng gọi là sâu răng.

Sâu răng ở giai đoạn đầu thường không đau, đến khi tình trạng sâu phát triển bào mòn sâu trong răng và ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc gây ra gãy răng. Các khoang sâu răng không được điều trị có thể dẫn đến áp xe răng. Sâu răng không được điều trị cũng phá hủy tủy răng, khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và nhổ bỏ răng là khó tránh khỏi.

Carbohydrat mà cụ thể là đường và tinh bột là nhóm thực phẩm làm tăng nguy cơ sâu răng cao nhất. Đặc biệt, ăn vặt thường xuyên làm tăng thời gian mà các axit tiếp xúc với bề mặt của răng từ đó tăng nguy cơ sâu răng.

Triệu chứng sâu răng

Sâu răng có thể diễn ra mà không gây bất kì triệu chứng nào. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp một trong các triệu chứng bao gồm: Đau răng hay cảm giác đau nhức, đặc biệt là sau khi ăn phải các thức ăn đồ uống quá lạnh hoặc quá nóng. Nhìn thấy khoảng trống, thường có màu đen trong răng.

 

Sâu răng hình thành một khoang, hay lỗ trên răng

Điều trị và phòng ngừa sâu răng

Các biện pháp giúp khắc phục tình trạng răng sâu bao gồm: Trám (đối với các trường hợp vi khuẩn phá hủy lớp ngoài của răng); Crowns (là sử dụng mão răng sứ bao lấy răng bị sâu để hạn chế vỡ răng); Ống tủy răng nếu sâu răng ăn sâu là gây chết các dây thần kinh ở tủy răng.

Sâu răng cũng như các bệnh lý răng miệng khác, vấn đề quan trọng đầu tiên để phòng ngừa là vệ sinh răng miệng. Bao gồm thường xuyên lấy cao răng tại các cơ sở nha khoa có uy tín, 6 tháng một lần; đánh răng ít nhất hai lần một ngày; và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng vụn thức ăn còn bám lại trên răng. Bên cạnh đó, có thể đi chụp X-quang khoang miệng định kì hàng năm để phát hiện sự phát triển bất thường các ổ sâu hay các vị trí có nguy cơ cao bị sâu trong miệng.

Hạn chế các bữa phụ: Nên ăn các thực phẩm giàu đường, carbohydrat như: trái cây sấy, các loại kẹo, bánh, sữa vào gần thời điểm bữa ăn chính. Sau đó, chải răng sạch sẽ hoặc súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn miệng ngay sau khi ăn. Giảm thiểu tối đa các đồ ăn vặt hay các loại đồ uống có đường và các loại kẹo, bao gồm cả kẹo bạc hà.

Ngăn ngừa sâu răng bằng dung dịch nha khoa Nutridentiz

Mỗi người chúng ta nên biết cách chăm sóc răng miệng cho cả gia đình một cách phù hợp và an toàn. Trong đó, lựa chọn các loại dung dịch nha khoa súc miệng an toàn, đảm bảo phù hợp cho cả gia đình, kể cả các trẻ nhỏ là một điều cần được quan tâm đúng cách.

Để làm được điều này, mọi người nên lựa chọn các sản phẩm với thành phần từ tự nhiên thân quen, gần gũi và đã được biết đến từ lâu đời, hạn chế sử dụng các chất sát khuẩn có nguồn gốc hóa. Một loại dung dịch nha khoa có nguồn gốc từ các thành phần thảo dược quen thuộc và an toàn có mặt trên thị trường hiện nay là dung dịch nha khoa Nutridentiz.

Nutridentiz chứa thành phần thảo dược, giúp ngăn ngừa nguy cơ sâu răng

Với thành phần chính dịch chiết sáp ong trong cồn vừa chứa các thành phần dinh dưỡng nuôi dưỡng răng, vừa có tác dụng sát khuẩn, làm sạch rang rất tốt. Các thành phần dinh dưỡng trong sáp ong là các flavonoid, acid amin, các terpenoid và đặc biệt là các vitamin B1, B2, pro-vitamin A, E và D, nicotinic acid, folic acid, các chất khoáng như canxi, magnesium, sắt, đồng, kẽm. Đây là các thành phần dưỡng chất dồi dào giúp nuôi dưỡng niêm mạc miệng, nướu lợi, giúp răng chắc khỏe từ bên trong. Hơn nữa, với đặc tính kháng khuẩn cao cùng với tác dụng tiêu độc, kháng viêm, làm se niêm mạc, cầm máu, chống loét nên sáp ong sẽ giúp tăng hiệu quả diệt khuẩn trong khoang miệng và bề mặt răng, giúp bảo vệ răng từ bên ngoài. Bên cạnh đó, Nutridentiz còn có chứa các thành phần khác như: dịch chiết lá trầu không, dịch chiết cùi quả cau, dịch chiết vỏ chay đều giúp tăng cường tác dụng kháng khuẩn, đồng thời cũng giúp nuôi dưỡng nướu lợi, giúp răng chắc khỏe. Đây là sự kết hợp từ các thành phần quen thuộc đã được ông cha ta sử dụng làm thức uống, đồ ăn lâu đời, rất an toàn với sức khỏe cho bạn và cả gia đình.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho cả gia đình, ngăn ngừa sâu răng, hãy chăm sóc răng miệng đúng cách và đừng quên sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz 2 lần mỗi ngày.

Hải Nam 

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh 



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích