Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ là tình trạng rất dễ bắt gặp, tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến các con cảm thấy khó chịu, đau đớn, quấy khóc triền miên. Dưới đây là những biện pháp nhằm cải thiện tình trạng này cho trẻ một cách nhanh chóng và hữu hiệu, giúp con sớm hồi phục, ăn uống ngon miệng và trở lại vui tươi như ngày nào. Các mẹ hãy tham khảo và chuẩn bị bỏ túi ngay những bí quyết sau nhé!
Thế nào là bệnh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ?
Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét, trầy xước ở niêm mạc miệng hay nướu răng, có thể gặp phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Điều này khiến người mắc, đặc biệt là các bé cảm thấy đau đớn, khó ăn uống, nói chuyện và hay quấy khóc.
Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhiệt miệng sẽ dẫn đến những tổn thương niêm mạc miệng sâu hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
Cha mẹ hãy quan sát trực tiếp khoang miệng của trẻ khi thấy bé có hiện tượng quấy khóc, bỏ ăn, không chịu chơi đùa và sẽ nhận thấy những triệu chứng sau đây:
- Xuất hiện các chấm màu trắng, thường có hình tròn, tồn tại ở niêm mạc má, lưỡi hay trên nướu.
- Sưng lợi, có thể chảy máu chân răng.
- Cảm giác đau, xót trong miệng kể cả khi uống nước hay ăn. Do đó, dẫn đến tình trạng chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc.
- Đôi khi kèm theo sốt đột ngột.
Trẻ bị nhiệt miệng do những nguyên nhân nào?
Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ bị khởi phát do rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:
- Bé không may cắn phải, dẫn đến tổn thương niêm mạc miệng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm,... xâm nhập, tấn công và gây viêm loét; Hoặc do vệ sinh răng miệng không kỹ hay chải răng quá mạnh làm xây xước khoang miệng.
- Thiếu dinh dưỡng: Đặc biệt là các vitamin B, C,... và khoáng chất như sắt, kẽm, acid folic, khi nồng độ thiếu hụt trong cơ thể sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị nhiệt miệng cao hơn và dễ tái phát.
- Bé bị bệnh, cần phải dùng một số loại thuốc (kháng histamin, giảm đau,...) nhưng có tác dụng phụ là khô miệng cũng là nguyên nhân gây khởi phát các vết loét trên nướu, lợi.
- Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng cần chú ý, nếu thấy ngoài các vết loét miệng, da bé còn xuất hiện những nốt mụn nước ở tay, chân,... hoặc bị mẩn đỏ thì rất có thể bé đã mắc phải bệnh tay - chân - miệng, thuỷ đậu hoặc sởi.
Cách trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ ngay tại nhà
Nhiệt miệng tuy không phải bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không có biện pháp khắc phục đúng cách, những tổn thương mà tình trạng này mang lại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ăn uống cũng như khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Vì thế, các bậc cha mẹ hãy tham khảo cách trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ ngay tại nhà sau đây để giúp con sớm cải thiện.
Súc miệng bằng nước củ cải
Củ cải rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và nhiều thành phần khác có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, rất hữu ích với tình trạng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ.
Các bạn hãy thực hiện theo cách sau: Chuẩn bị sẵn 1 củ cải đã cạo sạch vỏ, xắt nhỏ, cho giã hoặc cối xay nhuyễn, vắt lấy nước. Sau đó, hòa vào một cốc nước lọc, hãy kiên trì cho bé súc miệng mỗi ngày 3 lần, chỉ cần dùng trong 2 ngày là sẽ dịu hẳn các triệu chứng nhiệt miệng.
Rau má, râu ngô
Đây đều là những thảo dược có tính hàn, giúp thanh nhiệt giải độc, mát gan, rất tốt khi bé bị nhiệt miệng. Bạn có thể xay nhỏ rau má, lọc lấy nước, thêm đường phèn để trẻ dễ uống.
Ngoài ra, râu ngô cũng có hiệu quả tương tự, giúp giảm sưng đau, nhanh lành vết loét nên mẹ hãy đun nước râu ngô cho bé sử dụng trong ngày. Chỉ cần kiên trì thực hiện khoảng 1 tuần là tình trạng của bé sẽ được cải thiện đáng kể.
Lá rau ngót
Không chỉ là một món ăn được nhiều bé yêu thích mà rau ngót còn là một vị thuốc giúp trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả. Loại rau này có hàm lượng vitamin C và chất kháng khuẩn cao, giúp giảm đau, xót và làm săn se niêm mạc miệng cho bé.
Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn hãy chuẩn bị vài nắm lá rau ngót, rửa sạch bẩn, ngâm với nước muối loãng. Sau đó giã nhỏ, lọc bỏ bã, lấy nước cốt trộn với mật ong và thoa vào vết nhiệt miệng của bé. Cách này có thể thực hiện vào lúc bé ngủ thì mẹ sẽ dễ tiến hành hơn. Nên làm mỗi ngày 2-3 lần thì chỉ sau vài ngày sẽ không còn dấu hiệu viêm loét nữa.
Khế chua
Đây là loại quả giúp trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ tương đối hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Trong khế chứa nhiều thành phần có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, nhờ vậy giúp cải thiện chứng nhiệt miệng do nóng trong cho trẻ nhỏ.
Các mẹ có thể tham khảo cách tiến hành sau đây: Chọn 2-3 quả khế chua, rửa sạch, ngâm nước muối, cắt thành miếng và để ráo. Sau đó, thả vào nồi đun sôi với nước trong vài phút. Để nguội bớt và lấy nước này cho trẻ súc miệng trong ngày. Chỉ cần thực hiện liên tục trong vài ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Nếu còn thắc mắc về bệnh nhiệt miệng kéo dài hoặc dung dịch nha khoa Nutridentiz, bạn vui lòng liên hệ đến số Zalo/ Viber: 0902207582 hoặc để lại thông tin bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận nhiều ưu đãi khi đặt hàng.