Đánh răng bị chảy máu chân răng có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý răng miệng. Nếu không được chữa trị kịp thời và triệt để thì sẽ có khả năng dẫn đến nhiều nguy cơ xấu, nghiêm trọng nhất là răng lung lay và mất răng sớm. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng, nguyên nhân là do bàn chải quá cứng hoặc do thay đổi thời tiết. Hãy theo dõi bài viết dưới đây và thay đổi ngay suy nghĩ của mình về bệnh lý răng miệng này nhé!
Đặc điểm phân biệt giữa lợi chắc khỏe và lợi bị viêm đó là màu sắc và mô liên kết. Nếu lợi khỏe thì có màu hồng nhạt, các cơ nâng đỡ liên kết chặt chẽ với nhau. Còn lợi bị viêm thì có màu đỏ đậm, sờ vào thấy mềm, rất dễ bị chảy máu khi động vào. Đây chính là ổ vi khuẩn đang được hình thành, thường gây ra mùi hôi khó chịu.
Khi phát hiện thấy có biểu hiện này, bạn cần nghĩ ngay đến khả năng bị viêm lợi, viêm chân răng… và nhanh chóng tìm biện pháp xử lý kịp thời. Bởi nếu để lâu, các bệnh này có thể biến chứng thành tụt lợi hay áp-xe răng, khiến bạn bị mất răng sớm, tiêu xương…
Cùng tìm hiểu ngay 5 nguyên nhân gây chảy máu chân răng sau:
Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Ăn uống xong nếu không súc miệng sạch hoặc không chải răng đúng cách sẽ dẫn đến cặn bã của thức ăn đọng lại trên răng, lợi, từ đó kết hợp với vi khuẩn làm thành một lớp mảng bám trên bề mặt răng, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng trong đó có chảy máu chân răng.
Khi đánh răng, nếu bạn bỏ lỡ một vị trí nào đó mà không làm sạch được thức ăn bám ở kẽ răng hay chân răng thì chỉ cần trong 24 giờ đồng hồ là vi khuẩn sẽ gây viêm nhiễm (lý do gây chảy máu chân răng) ở nướu. Do vậy, khi đánh răng, bạn nên đánh chậm và kỹ để không bị bỏ sót bất cứ vị trí nào. Bạn có thể đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa nhằm làm sạch răng sau khi ăn. Nếu phát hiện thấy bị chảy máu răng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa trong 1-2 tuần thì bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn và xử lý sớm.
Thay đổi hoóc-môn
Khi hoóc-môn trong cơ thể bạn thay đổi, đặc biệt là ở giai đoạn tuổi dậy thì, mang thai, kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh thì cơ thể cũng sẽ nhạy cảm hơn với các mảng bám ở chân và kẽ răng dẫn đến rất dễ bị chảy máu.
Trong giai đoạn này, bạn có thể dùng nước súc miệng chuyên dụng hoặc chỉ nha khoa để thay thế cho việc đánh răng mỗi ngày khi chờ kết thúc quá trình thay đổi hoóc-môn.
Stress, mất ngủ hoặc ăn uống tùy tiện
Chúng ta thường thấy những người hay bị chảy máu chân răng khi đánh răng là sinh viên bởi họ thường ăn uống thiếu chất, lại hay thức khuya, căng thẳng, áp lực do bài vở, thi cử. Tất cả những yếu tố này đã khiến cho cơ thể của bạn bị mất sức đề kháng, không đủ khả năng để kháng viêm, chống lại vi khuẩn trong khoang miệng.
Do vậy, để răng chắc khỏe, không bị viêm nhiễm, thì bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống (có chứa nhiều chất bổ, chất xơ, vitamin C, D giúp nướu khỏe hơn) và ngủ nghỉ đều đặn, kết hợp giữa học hành, thi cử và tập luyện thường xuyên.
Có vấn đề nghiêm trọng hơn về sức khỏe
Các bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh truyền nhiễm, bạch cầu, HIV có thể gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch nên làm cho lợi bị sưng và chảy máu chân răng. Nếu thấy máu chảy liên tục trong 1-2 tuần mỗi khi đánh răng, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để xác định xem liệu có cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa hay không. Bảo vệ răng cũng là bảo vệ sức khỏe của chính bạn.
Ngăn ngừa chảy máu chân răng toàn diện với dung dịch nha khoa nguồn gốc thiên nhiên
Chảy máu chân răng mỗi khi đánh răng thường là do các bệnh lý liên quan đến nướu như bị viêm lợi hay viêm nướu.
Nếu chẳng may bị chảy máu chân răng, bạn hãy nhanh chóng đến phòng khám nha khoa để thăm khám và tìm ra biện pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, dung dịch nha khoa Nutridentiz là một trong những sự lựa chọn hàng đầu được nhiều người tin dùng.
Sản phẩm này có thành phần chính là dịch chiết sáp ong trong cồn, kết hợp cùng một số loại thảo dược thiên nhiên quý khác như: dịch chiết vỏ chay, dịch chiết cùi quả cau, dịch chiết lá trầu không giúp bảo vệ răng lợi một cách toàn diện. Nếu thường xuyên súc miệng một ngày từ 2 - 3 lần với Nutridentiz, bạn sẽ có một hàm răng chắc khỏe và xua tan nỗi lo về bệnh chảy máu chân răng, sâu răng, viêm quanh răng, nhiệt miệng, tụt lợi, ê buốt chân răng…
Sâu răng là bệnh lý răng miệng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, dẫn đến mọi sinh hoạt trong cuộc sống bị ảnh hưởng. Hãy dành vài phút để lắng nghe 3 lời khuyên của BSCKI Nguyễn Hồng Hải trong video sau đây sẽ giúp bạn cải thiện bệnh chảy máu chân răng nhanh chóng!
Để được tư vấn về bệnh răng miệng, tình trạng chảy máu chân răng và dung dịch nha khoa Nutridentiz, quý độc giả vui lòng liên hệ số DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).