Lo lắng vì hơi thở có mùi hôi - Làm sao để phòng ngừa và điều trị hiệu quả?

Hơi thở có mùi hôi là tình trạng khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Đôi khi chỉ vì thức ăn có mùi “nặng” hay do vệ sinh răng miệng không kỹ mà khiến bạn có biểu hiện này. Tuy nhiên, đó còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng khác mà chúng ta không thể xem thường. Vậy làm sao để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này hiệu quả nhất? Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây để có thông tin cụ thể.

Hơi thở có mùi hôi là bệnh gì?

Hơi thở có mùi hôi (hay còn gọi là chứng hôi miệng) là một bệnh răng miệng phổ biến có nguồn gốc từ khoang miệng. Tình trạng này xảy ra khi các vi khuẩn phân hủy thức ăn còn sót lại ở khe răng, dọc nướu hoặc ở lưỡi và sinh ra hợp chất sulfur dạng khí có mùi khó chịu. Ngoài ra, bị khô miệng sinh lý hoặc do dùng thuốc khiến giảm tiết nước bọt dẫn đến khoang miệng không được làm sạch tự nhiên cũng là nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng. Bên cạnh đó, một số bệnh đường tiêu hóa, hô hấp hay rối loạn chức năng gan thận cũng có thể dẫn tới tình trạng này. 

Tuy không gây hại nhiều đến sức khỏe nhưng hơi thở “nặng mùi” khiến bạn kém tự tin trong giao tiếp, e dè khi trò chuyện dẫn tới ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội và đôi khi cả sự thăng tiến trong công việc.  

 Ngại giao tiếp khi hơi thở có mùi hôi

Ngại giao tiếp khi hơi thở có mùi hôi

tu-van

>>>Xem thêm: Chẳng thể ngờ- hơi thở có mùi hôi là do 3 sai lầm thường gặp này!

Làm sao để biết hơi thở có mùi hôi?

Bằng cách tự kiểm tra hoặc nhờ đến sự trợ giúp của nha sĩ sẽ giúp bạn biết được mình có bị hôi miệng hay không.

Bạn có thể áp dụng cách sau: Dùng hai tay che kín miệng và mũi, sau đó thở ra từ miệng rồi nhanh chóng hít vào. Bên cạnh đó, cũng có thể nhờ người thân “nhận xét” hơi thở của bạn.

Trong trường hợp cần chẩn đoán cụ thể hơn, bạn hãy tới các phòng khám chuyên khoa răng miệng để kiểm tra bằng các phương pháp như:

- Sắc ký khí: Dùng thí nghiệm này để đo nồng độ của ba hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi: Hydrogen sulfide, methyl mercaptan và dimethyl sulfide.

- Xét nghiệm BANA: Phương pháp này có khả năng đo được nồng độ của các enzyme cụ thể được sản xuất bởi vi khuẩn gây chứng hôi miệng.

- Xét nghiệm beta-galactosidase: Giúp kiểm tra mức độ ảnh hưởng của enzyme beta-galactosidase có liên quan đến mùi hôi miệng.

 Nha sĩ kiểm tra hơi thở có mùi hôi hay không

Nha sĩ kiểm tra hơi thở có mùi hôi hay không

>>>Xem thêm: Hơi thở có mùi thịt thối - Thủ phạm nào gây ra tình trạng khó chịu này?

Các biện pháp cải thiện mùi khó chịu trong hơi thở

Bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây nên hơi thở có mùi hôi để từ đó có phương pháp xử trí thích hợp. Những biện pháp giúp cải thiện tình trạng này bao gồm:

- Điều trị triệt để các bệnh răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm lợi, viêm nha chu, áp xe răng,...

- Những bệnh liên quan đến tai mũi họng như viêm xoang, viêm amidan, viêm họng hạt,... cũng cần được xử lý.

- Các bệnh đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày - thực quản, viêm đại tràng, viêm túi mật, tắc ruột,... phải chữa trị sớm.

- Một số bệnh khác về gan, thận, tiểu đường có nguy cơ dẫn đến hôi miệng nên cũng cần điều trị kịp thời.

Ngoài ra, thay đổi thói quen sinh hoạt là cách làm giảm tình trạng hơi thở có mùi hôi đơn giản và hiệu quả nhất, bao gồm:

- Vệ sinh răng miệng cẩn thận là điều quan trọng hơn hết. Thực hiện cách này thường xuyên còn giúp bạn tránh được tình trạng viêm nướu, sâu răng hiệu quả.

Trong trường hợp đã bị bệnh nướu răng thì bạn nên tới gặp nha sĩ để thực hiện vệ sinh răng miệng chuyên sâu, nhằm loại bỏ tối đa sự tích tụ vi khuẩn trong miệng 6 tháng một lần.

 Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi khó chịu

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi khó chịu

- Đánh răng: Thực hiện ít nhất 2 lần/ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn. Bạn nên dùng kem đánh răng chứa fluor vừa giúp răng chắc khỏe, vừa giúp làm sạch khoang miệng hiệu quả hơn.

Cần thay mới bàn chải đánh răng sau 2 đến 3 tháng, bởi khi dùng trong một thời gian dài sẽ giảm bớt hiệu quả làm sạch, đồng thời đây cũng là nguồn chứa vi khuẩn khá lớn.

- Làm sạch lưỡi: Vi khuẩn, thức ăn và tế bào chết thường tích tụ trên bề mặt lưỡi, đặc biệt là ở những người hút thuốc hoặc mắc chứng khô miệng. Dùng dụng cụ cạo lưỡi sẽ hữu ích cho bạn trong trường hợp này.

- Dùng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa làm giảm bớt sự tích tụ của các hạt thức ăn và mảng bám giữa răng. Nhiều người có thói quen dùng tăm xỉa răng nhưng hoàn toàn không nên vì cách này có thể làm tổn thương nướu lợi và khiến khoảng cách giữa các răng xa hơn, gây mất thẩm mỹ. 

- Làm sạch răng giả: Răng giả, niềng răng hay bất cứ dụng cụ bảo vệ miệng nào cũng cần được làm sạch theo khuyến nghị hàng ngày.

Nếu đeo răng giả, hãy bỏ chúng ra trước khi bạn ngủ, chải và ngâm chúng qua đêm trong dung dịch khử trùng. Niềng răng cũng nên vệ sinh tương tự.

- Tránh khô miệng: Bằng cách uống nước thường xuyên, bỏ hút thuốc lá, bạn cũng có thể nhai kẹo cao su, tốt nhất là không đường giúp kích thích sản xuất nước bọt trong miệng. Nếu miệng bị khô kinh niên, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kích thích sản xuất nước bọt.

- Chế độ ăn uống: Tránh gia vị có mùi nồng như hành, tỏi, thức ăn cay. Thực phẩm nhiều đường cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, giảm thịt, giảm sử dụng cà phê, rượu, bia.

>>>Xem thêm: Thật bất ngờ: Các loại vitamin giúp đánh bay hơi thở nặng mùi - XEM NGAY

Hỗ trợ điều trị hơi thở có mùi hôi hiệu quả, an toàn từ thảo dược

Vệ sinh khoang miệng bằng cách đánh răng chỉ có khả năng làm sạch khoảng 60% bề mặt. Khi kết hợp với súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng sẽ giúp sát khuẩn tốt, làm hơi thở bớt mùi khó chịu và thơm mát hơn. Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng này hiệu quả nhất thì cần các biện pháp giúp hệ thống răng miệng bền chắc và không còn sưng viêm. Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm dung dịch nha khoa Nutridentiz với nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hôi hiệu quả. Sản phẩm chứa thành phần chính là dịch chiết sáp ong trong cồn có vai trò tăng cường nuôi dưỡng tế bào nướu, ngăn viêm loét, chảy máu, kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, giúp làm giảm mùi hôi miệng hiệu quả. Cùng với đó là sự kết hợp của các thảo quý khác như: Dịch chiết vỏ chay, dịch chiết cùi quả cau và dịch chiết trầu không giúp tăng cường hiệu quả sát khuẩn, giảm sưng đau, làm lành tổn thương nhanh chóng. Chính vì vậy, sản phẩm Nutridentiz là giải pháp hàng đầu giúp bảo vệ nướu răng và làm giảm tình trạng hơi thở có mùi hôi hiệu quả.

 Dung dịch nha khoa Nutridentiz giúp cải thiện bệnh răng miệng hiệu quả

Dung dịch nha khoa Nutridentiz giúp cải thiện bệnh răng miệng hiệu quả

dat-mua-ngay

Chia sẻ của người dùng

Rất nhiều trường hợp thoát khỏi tình trạng hôi miệng lâu năm và các bệnh răng miệng khác chỉ sau thời gian ngắn sử dụng sản phẩm Nutridentiz. Dưới đây trường hợp tiêu biểu của ông Nguyễn Văn Phon, tên thường gọi là Phong - SĐT: 0908.358.280 (54 tuổi, 97 Phùng Hưng, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) bị viêm lợi, chảy máu chân răng ròng rã đến 7 năm trời. Thật may mắn khi tình cờ, ông biết đến sản phẩm Nutridentiz và dùng thử đến chai thứ 2 thì các triệu chứng gần như hết hẳn. Mời bạn theo dõi thêm câu chuyện của ông Phon tại đây:


Trên trang facebook cá nhân, bạn Phương Linh chia sẻ câu chuyện như sau:

“Chị gái tôi năm nay 33 tuổi làm giáo viên, bị hôi miệng từ 2 năm về trước và đã chịu cảnh hôi miệng từ đó đến trước khi gặp “cao nhân”. Chắc hẳn ai gặp phải tình trạng này cũng hiểu, giáo viên phải tiếp xúc với nhiều người, học trò, đồng nghiệp… Ban đầu chỉ nghĩ là do mình vệ sinh răng miệng không được sạch sẽ nên chị tôi đổi hết loại kem đánh răng khác nhau, thậm chí đến cả bác sĩ nha khoa. Nhưng không! Tình trạng của chị gái tôi ngày càng nặng lên, hơi thở có mùi suốt cả ngày. Nhiều lúc muốn tâm sự với bà chị gái mà cũng… Nhiều lúc thấy chị gái e ngại, không dám nói chuyện với ai, thậm chí cả người thân gia đình tôi nên cũng thấy khổ tâm lắm. Chị gái tôi còn xin nghỉ việc để đi khám ở nhiều nơi, cứ chỗ nào có người mách là chị tôi tới hỏi nhưng rồi kết quả vẫn chẳng ra sao, tình trạng vẫn vậy. Chính vì vấn đề này mà bà chị gái không dám làm quen với ai, đến giờ vẫn còn độc thân. Trong một lần tình cờ thấy người bạn chia sẻ cách cải thiện hôi miệng với nước súc miệng Nutridentiz, tôi liền bảo với chị tôi mua về sử dụng xem sao. Ai ngờ, chỉ mấy ngày đầu tiên sử dụng, chị tôi đã thấy mình như được “sống lại”, miệng dần hết mùi hôi, tự tin giao tiếp như trước đây.

Không những cải thiện chứng hôi miệng mà dung dịch này còn giúp răng miệng chắc khỏe hơn, ngăn chặn sự hình thành mảng bám. Chị em nào mà gặp phải vấn đề về hôi miệng như chị tôi thì mua ngay nước súc miệng Nutridentiz để cải thiện sớm nhé!”

Chia sẻ của bạn Phương Linh

Chia sẻ của bạn Phương Linh 

>>Xem thêm: Hành trình cải thiện tình trạng hôi miệng, tụt lợi, rụng răng sau hơn 10 năm TẠI ĐÂY

Chuyên gia tư vấn

Mời bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh giải đáp thắc mắc hơi thở có mùi hôi là do đâu và phải làm sao để cải thiện, tại đây:


>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi khó chịu vào buổi sáng là gì?

Hơi thở có mùi hôi dù không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng đó có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Bởi vậy, hãy áp dụng sớm những phương pháp trị hơi thở có mùi hôi nêu trên để ngăn ngừa và cải thiện sớm tình trạng của mình bạn nhé!

Nếu còn thắc mắc về tình trạng hôi miệng hoặc dung dịch nha khoa Nutridentiz, bạn vui lòng liên hệ đến tổng đài 18006103 (miễn cước gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER) hoặc để lại thông tin bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng.

Thanh Mai

Chia sẻ của bạn Phương Linh>


Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích