“Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất” là từ khóa nhận được rất nhiều lượt tìm kiếm trong thời gian vừa qua. Tuy không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng tình trạng này luôn khiến người mắc cảm thấy đau đớn, khó chịu mỗi khi gặp phải và cần phương pháp khắc phục sớm nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có lời giải đáp cụ thể, tham khảo ngay nhé!
Nhiệt miệng là bệnh gì?
Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng bị viêm nhiễm, sưng, loét, với những vết hình tròn hoặc bầu dục, thường xuất hiện ở môi, lưỡi hay phía trong má. Biểu hiện này có thể xuất hiện ở cùng một vị trí, tái phát nhiều lần, khiến người mắc đau đớn, khó chịu khi ăn uống hay cả lúc nói chuyện.
Bất cứ ai cũng đều có thể bị nhiệt miệng, nhưng xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên.
Mời bạn xem thêm nhiệt miệng ở trẻ em hình thành như thế nào, nên xử lý ra sao qua phân tích của chuyên gia Dương Trọng Hiếu trong video sau đây:
Nguyên nhân nào dẫn đến nhiệt miệng?
Trên thực tế, nguyên nhân chính xác khiến bạn bị nhiệt miệng vẫn chưa được khẳng định, tuy nhiên, nhiều tài liệu chỉ ra rằng, sự thiếu hụt dinh dưỡng cho niêm mạc miệng (đặc biệt là vitamin B, sắt, axit folic) là yếu tố hàng đầu dẫn đến viêm loét, bởi khi không được nuôi dưỡng thường xuyên, các mô tại vị trí này sẽ không đủ khả năng chống chọi lại những tác nhân vi khuẩn, virus từ môi trường, dễ bị tấn công và tổn thương.
Miệng bị viêm loét do thiếu dinh dưỡng
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác góp phần vào sự tiến triển của chứng nhiệt miệng bao gồm:
- Tiền sử gia đình: Khoảng 40% trường hợp mắc phải đều có người thân bị loét miệng.
- Chấn thương do không may cắn phải hoặc vì tai nạn nào đó.
- Dị ứng một số loại thức ăn hoặc kem đánh răng chứa thành phần natri laureth sulfate (có vai trò tạo bọt trong sản phẩm).
- Căng thẳng, lo âu thường xuyên, có khi mất ngủ, trầm cảm.
- Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai,...
- Tác dụng phụ của một số thuốc.
- Rối loạn chức năng miễn dịch trong cơ thể do một số yếu tố bên ngoài hay các bệnh lý như: Viêm nướu, bệnh bạch cầu, tay chân miệng, nấm miệng, nhiễm virus herpes, ung thư miệng, bệnh đường tiêu hóa,...
>> Xem thêm: Cách chữa viêm nha chu bằng thuốc nam cực hiệu quả
Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất hiện nay
Với sự khó chịu mà chứng nhiệt miệng gây ra, việc khắc phục nhanh nhất các triệu chứng là điều rất quan trọng.
Nếu có tổn thương nặng, lan rộng, bạn nên sử dụng một số loại thuốc để ngăn chặn viêm nhiễm nhanh nhất:
- Kháng sinh: Tetracyclin và minocyclin là những hoạt chất được sử dụng phổ biến, có thể dùng được tại chỗ hoặc toàn thân, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong miệng. Tuy nhiên, nhóm thuốc này đều tiềm ẩn tác dụng phụ tương đối nguy hiểm, đặc biệt là với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ nên phải tham khảo kỹ ý kiến từ chuyên gia.
- Thuốc chống viêm: Thường dùng kết hợp với kháng sinh để tăng cường tác dụng, giúp nâng cao khả năng chữa lành và giảm các triệu chứng khi bị nhiệt miệng. Corticoid và nhóm chống viêm dạng men (alpha-chymotrypsin, serratiopeptidase,...) đều được sử dụng. Đối với các hoạt chất nhóm corticoid, có thể dùng dưới dạng bôi, uống hay súc miệng, tuy nhiên, nếu dùng lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm nấm miệng, bên cạnh đó còn khiến ảnh hưởng đến chức năng gan, thận,... nên bạn cần đặc biệt lưu ý.
Thuốc trị nhiệt miệng (ảnh minh họa)
- Thuốc giảm đau: Nếu vết loét bị đau nhức, khó chịu nhiều, bạn có thể dùng thuốc giảm đau chống viêm steroid hoặc gây tê tại chỗ giúp làm dịu tổn thương nhanh hơn.
- Bổ sung Vitamin C, phức hợp vitamin B, lysine,... dạng thực phẩm bổ sung đường uống giúp các tổn thương nhanh lành, hạn chế vết loét lan rộng khi dùng.
Nếu có các biểu hiện nhẹ hơn, nốt loét miệng ít, không đau đớn nhiều thì bạn có thể tham khảo những biện pháp sau đây:
- Súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch kháng khuẩn khác để giảm nhiễm khuẩn và tổn thương.
- Dùng kem đánh răng không chứa thành phần natri laureth sulfate.
- Tránh những thực phẩm cay, nóng, quá mặn, nhiều đường vì có thể làm trầm trọng thêm các vết loét.
- Tích cực bổ sung nhiều vitamin hoặc khoáng chất, đặc biệt là các loại rau củ quả giàu vitamin C, vitamin K,... như bưởi, cam, dứa, súp lơ, bắp cải,...
- Tránh hút thuốc lá, dùng rượu bia.
- Không nặn bóp các mụn nước hay vết loét.
Ngoài ra, một số mẹo đơn giản tại nhà sau đây cũng giúp bạn cải thiện tình trạng nhiệt miệng hiệu quả:
- Nha đam: Đây là một lựa chọn tuyệt vời giúp chữa lành vết loét miệng. Trong nha đam có chứa thành phần kháng khuẩn, giảm đau, làm dịu niêm mạc, đồng thời góp phần cải thiện sức khỏe của nướu rất tốt. Bạn có thể thoa đều nhựa nha đam lên vùng xuất hiện nốt nhiệt miệng, cũng có thể hòa với chút nước và sử dụng để vệ sinh miệng 3 - 4 lần/ngày, trong 1-2 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Nghệ: Với khả năng chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn của loài thảo dược vườn nhà này, chúng đã được ứng dụng hỗ trợ điều trị chứng nhiệt miệng, giúp cải thiện hầu hết các vết thương trong khoang miệng. Cách áp dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần trộn nghệ với mật ong và đắp một lớp mỏng lên vị trí bị loét khoảng 7-10 ngày sẽ nhận thấy sự cải thiện.
- Mật ong: Có đặc tính chống vi khuẩn tuyệt vời, giúp vết loét lành lại nhanh chóng nên nguyên liệu này được sử dụng khá nhiều với bệnh răng miệng. Bạn hãy thoa đều vào khu vực có vết loét từ 3 - 4 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt.
Mời bạn lắng nghe thêm tư vấn từ chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân về cách cải thiện tình trạng thường xuyên bị nhiệt miệng trong video sau đây:
Giải pháp cải thiện tình trạng nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả và an toàn
Do bệnh nhiệt miệng có khả năng tái phát cao nên mục tiêu giúp hỗ trợ điều trị bệnh không chỉ là cải thiện nhanh các triệu chứng mà điều quan trọng còn cần tăng cường dinh dưỡng nướu lợi, giúp hạn chế viêm loét quay trở lại. Hiện nay, xu hướng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên vừa lành tính, vừa đạt được tất cả những mục tiêu trên được rất nhiều người dùng quan tâm. Trong đó, dung dịch nha khoa Nutridentiz chính là sản phẩm nổi bật và nhận được nhiều phản hồi tốt từ người dùng.
- Thành phần sáp ong và chiết xuất lá trầu không chứa các dưỡng chất cần thiết cho răng lợi như: Acid amin, chất béo, carbohydrat, các khoáng chất (Ca, P,..) và những loại vitamin A, D, E, giúp nuôi dưỡng và làm săn se niêm mạc miệng, đồng thời có khả năng cầm máu, giảm đau, từ đó ngăn chặn những tổn thương răng miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sự kết hợp giữa các thành phần sáp ong, dịch chiết vỏ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, lá trầu không đều có tác dụng sát khuẩn mạnh, chống loét, cầm máu, giảm đau, giảm sưng, giúp cho các vết loét trong khoang miệng chóng lành, ngăn ngừa sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn.
Dung dịch nha khoa Nutridentiz giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng hiệu quả
Bởi vậy, dung dịch nha khoa Nutridentiz là một giải pháp hữu hiệu, không chỉ giúp sát khuẩn, chống viêm, mà còn bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng niêm mạc miệng luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng tái phát.
Chia sẻ của người dùng
Dung dịch nha khoa Nutridentiz được đánh giá là một trong những cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất và đã giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho nhiều trường hợp.
Dưới đây là chia sẻ của một số người dùng tiêu biểu, chẳng hạn như câu chuyện của anh Nguyễn Thế Thiện - SĐT: 0912.459.871 (sinh năm 1969; trú tại 26 Phù Long, phường Trần Tế Xương, TP. Nam Định). Anh Thiện gặp phải tình trạng viêm loét miệng, viêm lợi, hôi miệng, chân răng có mủ suốt hơn 10 năm mà không cải thiện. May sao biết đến sản phẩm Nutridentiz, chỉ sau thời gian ngắn sử dụng, các triệu chứng của anh hầu như đã được cải thiện. Mời bạn theo dõi thêm chia sẻ của anh Thiện tại đây:
Một chia sẻ khác đến từ bạn Hiền (Tiền Giang):
“Tháng trước tôi bị đau răng. Do nhức quá nên mình đi khám thì mới biết bị viêm lợi. Tôi được kê thuốc uống, nhưng một thời gian lại tái phát. Lên mạng tìm hiểu thấy nước súc miệng Nutridentiz nhiều người dùng hiệu quả, tôi liền mua dùng thử. Thế mà chỉ sau mấy ngày súc miệng đều đặn, đau răng giảm hẳn, cũng không còn ê buốt. Tiện có sẵn Nutridentiz ở nhà, con gái 7 tuổi đánh răng bị chảy máu, tôi cũng hướng dẫn con súc miệng luôn thể, thế là cũng ổn”.
Chia sẻ của bạn Hiền
>> Xem thêm: Đánh giá của người dùng về tác dụng của dung dịch nha khoa Nutridentiz đối với các vấn đề răng miệng TẠI ĐÂY.
Chuyên gia tư vấn
Mời bạn cùng lắng nghe phân tích sâu hơn từ chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân về tình trạng thường xuyên bị nhiệt miệng và cách cải thiện trong video sau đây:
>> Xem thêm: Bị nhiệt miệng kéo dài nên xử lý như thế nào?
Nếu còn thắc mắc về cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất hoặc dung dịch nha khoa Nutridentiz, bạn vui lòng liên hệ đến tổng đài 1800.6103 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/ Viber: 0902.207.582 hoặc để lại thông tin bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận nhiều ưu đãi khi đặt hàng.
Linh Mai