Chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Mẹo phòng tránh là gì?

Theo ước tính, trên 90% dân số nước ta bị các bệnh liên quan đến răng miệng, trong đó có chảy máu chân răng. Vậy chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Nó là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gì của cơ thể? Có cách nào để khắc phục hiệu quả tình trạng này không? Mời bạn đọc bài viết sau đây để được giải đáp chi tiết các thắc mắc trên.

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến. Điều này đôi khi gây phiền toái và khiến bạn mất tự tin. Một số nguyên nhân có thể gây chảy máu chân răng, bao gồm:

- Bị viêm nướu (lợi), đặc biệt là khi mang thai.

- Chải răng quá mạnh hoặc bàn chải đánh răng quá cứng.

- Xỉa răng sai cách.

- Dùng một số loại thuốc, như thuốc làm loãng máu.

- Sử dụng răng giả không vừa vặn.

>> Xem thêm: Người bị chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng có thể khiến bạn cảm thấy phiền toái. Nhưng không ít trường hợp, tình trạng đó cảnh báo cơ thể bạn đang gặp một số bệnh. Chúng bao gồm:

- Viêm nướu: Nướu chảy máu là dấu hiệu của viêm nướu. Đây là một dạng bệnh phổ biến, gây ra bởi sự tích tụ mảng bám ở chân răng. Nếu bạn mắc viêm nướu, nướu thường bị kích thích, đỏ, sưng và có thể chảy máu khi đánh răng.

- Viêm nha chu: Nếu bạn không điều trị kịp thời viêm nướu, nó có thể dẫn đến bệnh nha chu hoặc viêm nha chu. Tình trạng này kéo dài sẽ làm hỏng mô và hệ xương nâng đỡ răng. Nếu bạn bị viêm nha chu, nướu có thể bị viêm, nhiễm trùng và tụt ra khỏi chân răng. Lúc này, răng có thể dễ dàng lung lay và rơi ra. Ngoài ra, điều này còn khiến hơi thở của bạn có mùi hôi.

- Bệnh tiểu đường: Nướu chảy máu hoặc sưng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2. Khi mắc bệnh này, khả năng chống lại tác nhân gây hại như virut, vi khuẩn của cơ thể rất yếu ớt, vì thế, càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng bao gồm cả nướu răng. Hơn nữa, lượng đường trong máu cao đi cùng với bệnh tiểu đường khiến tổn thương khó lành, làm bệnh nướu răng trở nên tồi tệ hơn.

- Bệnh bạch cầu (ung thư máu): Nướu chảy máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh bạch cầu. Tiểu cầu trong máu có tác dụng cầm máu. Nếu bạn bị bệnh bạch cầu, số lượng tiểu cầu giảm xuống, khiến cho việc cầm máu khó khăn hơn ở mọi bộ phận của cơ thể, bao gồm cả nướu răng.

- Giảm tiểu cầu: Nếu nướu bị chảy máu khi đánh răng và tình trạng này không dừng lại, có thể dẫn đến giảm tiểu cầu.

- Cơ thể có quá ít vitamin C: Vitamin này giúp mô của bạn phát triển bình thường. Nó chữa lành vết thương, củng cố xương và răng của bạn. Nếu cơ thể không có đủ vitamin C, sẽ dẫn đến mệt mỏi và cáu kỉnh. Theo thời gian, bạn cũng có thể bị sưng và chảy máu ở nướu.

- Bệnh scurvy: Điều này rất hiếm, nhưng sự thiếu hụt vitamin C nghiêm trọng trong cơ thể của bạn có thể dẫn đến bệnh scurvy - đây là một tình trạng liên quan đến sự thiếu hụt dinh dưỡng, làm cho sức đề kháng yếu đi, gây thiếu máu và dẫn đến chảy máu dưới da. Chảy máu chân răng là dấu hiệu điển hình của bệnh này.

- Thiếu vitamin K: Vitamin K giúp đông máu và tốt cho xương. Nếu chế độ ăn uống hoặc cơ thể bạn không hấp thụ tốt loại vitamin này sẽ gây ra vấn đề chảy máu, trong đó có chảy máu chân răng.

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không và điều trị như thế nào? PGS.TS Dương Trọng Hiếu tư vấn trong video sau:

Một số biện pháp điều trị chảy máu chân răng tại nhà hiệu quả

Chảy máu chân răng là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, đừng lo lắng! Hãy áp dụng một số cách trị chảy máu chân răng tại nhà hiệu quả dưới đây:

- Súc miệng thường xuyên với oxy già: Sử dụng oxy già thường xuyên sau khi đánh răng giúp cải thiện tình trạng chảy máu chân răng tại nhà hiệu quả. Nhưng hãy chắc chắn rằng, bạn không nuốt nó vì nó có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Oxy già là một trong những chất khử trùng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Việc sử dụng thường xuyên có thể chữa lành nướu vì nó giúp loại bỏ các mảng bám hiệu quả hơn.

- Ngừng hút thuốc: Hút thuốc sẽ khiến các mảng bám chân răng phát triển mạnh mẽ, từ đó gây chảy máu chân răng. Theo các báo cáo gần đây, hút thuốc lá là nguyên nhân lớn nhất gây ung thư nướu ở Mỹ.

- Giảm căng thẳng: Căng thẳng có ảnh hưởng rất xấu đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến tình trạng chảy máu chân răng trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn cần phải thư giãn để tâm lý luôn thoải mái.

- Thêm vitamin C vào chế độ ăn uống: Vitamin C giúp cho xương, móng và quan trọng nhất là răng của bạn luôn khỏe mạnh, vì vậy hãy bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống hàng ngày. Cam, khoai lang, ớt đỏ và cà rốt là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Do đó, đừng bỏ qua các thực phẩm ngon, bổ dưỡng trên.

- Bổ sung vitamin K trong chế độ ăn uống: Vitamin K đảm bảo quá trình chữa bệnh của cơ thể ở mức tốt nhất, nhưng nếu nướu bị chảy máu liên tục, thì có khả năng bạn đang thiếu vitamin K. Hãy bổ sung rau bina, cải xoăn và cải xanh bởi chúng là nguồn vitamin K tốt nhất.

- Chườm lạnh: Đây là quá trình làm mát nướu bằng hơi lạnh. Bạn có thể bọc vài cục đá nhỏ trong một mảnh vải rồi nhẹ nhàng mát xa trên khu vực má và cằm. Điều này sẽ giúp nướu giảm viêm và cầm máu ngay lập tức. Thực hiện quá trình này ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần 10 phút sẽ giúp cải thiện tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả.

- Sử dụng nước muối: Muối hoạt động như một chất khử trùng tự nhiên rất hiệu quả trong việc làm sạch nướu. Hãy pha muối với nước và súc miệng 2 lần/ngày sẽ giúp giảm sưng viêm nướu, đồng thời cải thiện tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả.

>> Xem thêm: Chảy máu chân răng khi mang thai – Phải làm sao?

Nutridentiz – Giải pháp cải thiện chảy máu chân răng và các bệnh răng miệng khác hiệu quả

Ngoài áp dụng các biện pháp trên kết hợp với việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, người bị chảy máu chân răng nên kết hợp sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz – Đây là sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tích cực của người dùng cũng như các nha sĩ. Nutridentiz có thành phần chính là dịch chiết sáp ong - đây là một dược liệu quý bởi có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng niêm mạc miệng, răng lợi. Bên cạnh đó, sáp ong cũng có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm sưng, cầm máu nên giúp làm sạch răng miệng, lợi, cải thiện tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm còn có sự kết hợp của nhiều vị thuốc khác như: Dịch chiết vỏ chay, dịch chiết trầu không, dịch chiết cùi quả cau, giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng lợi từ bên trong, bảo vệ lợi từ bên ngoài bằng cách làm sạch, loại bỏ vi khuẩn có hại, các mảng bám trên răng, chống viêm, chống loét, từ đó cải thiện tích cực tình trạng chảy máu chân răng nói riêng và các bệnh lý răng miệng khác như: Hôi miệng, viêm lợi, viêm nha chu,… rất hiệu quả.

Bài viết đã giải đáp chi tiết thắc mắc: Bị chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Đừng chủ quan! Hãy áp dụng các biện pháp mà bài viết giới thiệu cũng như sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz mỗi ngày để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng nói riêng cũng như các bệnh răng miệng khác nói chung hiệu quả, bạn nhé!

Kinh nghiệm chiến thắng chảy máu chân răng của nhiều người

Rất nhiều người đã sử dụng Nutridentiz và cải thiện tình trạng chảy máu chân răng, hôi miệng, viêm quanh răng,… hiệu quả, tiêu biểu là ông Nguyễn Văn Phon (tên thường gọi là Phong, sinh năm 1964, thường trú tại 97 Phùng Hưng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện làm việc tại Đồng Nai – SĐT: 0908.358.280). Ông Phon đã cải thiện tình trạng hôi miệng, chảy máu chân răng sau khi dùng Nutridentiz. Mời bạn xem ông chia sẻ cụ thể trong video dưới đây:

>> Xem thêm: Nhiều người đã cải thiện tình trạng hôi miệng nhờ sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz

Ý kiến của chuyên gia

Cách điều trị chảy máu chân răng, hôi miệng hiệu quả như thế nào? PGS.TS Dương Trọng Hiếu giải đáp trong video sau:

>>> Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia về tác dụng của Nutridentiz đối với tình trạng chảy máu chân răng TẠI ĐÂY.

Để được tư vấn thêm về chảy máu chân răng có nguy hiểm không hoặc có bất cứ thắc mắc về dung dịch nha khoa Nutridentiz, quý độc giả vui lòng liên hệ số hotline: 0902207582 (ZALO/VIBER).

 

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích