"Tuổi cao… răng yếu". Làm thế nào để thoát khỏi quy luật này?

Tuổi cao sức khỏe yếu là điều tất lẽ dĩ nhiên trong cuộc sống. Ai rồi cũng già, nhưng nói vậy không có nghĩa là gặp vấn đề sức khỏe gì cũng đổ tại tuổi già. Có một sự thật là nếu bạn không biết cách chăm sóc sức khỏe thì chưa đến khi già đã “bệnh tật đầy mình” rồi. Vấn đề sức khỏe răng miệng cũng vậy. Cứ thấy người già là nghĩ đến rụng răng, móm mém. Vậy tại sao mà các cụ ngày xưa có bộ răng chắc và đẹp thế dù đã 80-90 tuổi?

Để có một hàm răng chắc khỏe khi về già hãy chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng ngay từ bây giờ và phòng tránh các bệnh răng miệng hay gặp ở người cao tuổi dưới đây.

5 vấn đề răng miệng thường gặp ở người cao tuổi và cách khắc phục

1. Sâu răng

Sâu răng là bệnh lý thường gặp, nhưng người cao tuổi có tỉ lệ bị cao hơn. Có thể do quá trình ăn uống và sử dụng nhiều loại thực phẩm có chứa đường và việc vệ sinh răng miệng không thích hợp. Đồng thời, hiện nay, số người cao tuổi đi khám răng định kì rất hiếm, do đó thường không phát hiện kịp thời các bệnh lý răng miệng. Ngăn chặn sâu răng ở người cao tuổi bằng cách giảm lượng đường tiêu thụ. Một điều nhắc nhở mọi người là ngay cả trái cây tươi, nếu ăn quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây sâu răng. Vì vậy chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng trong việc kiểm soát sâu răng ở người cao tuổi. Do đó, nên uống nước lọc đầy đủ, nó sẽ giúp pha loãng lượng đường và axit ở khoang miệng. Đặc biệt là việc sử dụng dung dịch nha khoa có tác dụng làm sạch và bảo vệ răng, lợi. Một điều nữa là nhớ đánh răng 2 lần mỗi ngày.

2. Bệnh đau răng

Răng chứa đầy các dây thần kinh bên trong tủy răng. Các dây thần kinh này có thể chết đi theo tuổi già. Khi đó, răng có thể dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, tác động từ bên ngoài như chà xát của bàn chải, của tăm xỉa răng, điều này sẽ gây đau răng. Khi bị đau răng, bạn nên đến nha sĩ, trong một số trường hợp nhẹ thì có thể dùng thuốc giảm đau, kháng sinh để cải thiện tình trạng đau nhức. Người cao tuổi có thể gặp các cơn đau răng bất chợt, nhất là lúc đi ngủ, nên hãy chuẩn bị sẵn thuốc giảm đau trong nhà.

 bệnh răng miệng ở người cao tuổi

Làm sao để kiểm soát bệnh răng miệng ở người cao tuổi

3. Răng bị hỏng

Hỏng răng là tình trạng vỡ, mòn, hình thành các răng sắc nhọn, góc cạnh có thể khiến lưỡi của bạn bị đau khi chạm vào. Điều này có thể gây loét lưỡi và đau nhức. Khi răng đã bị hỏng thì rất khó phục hồi. Theo tuổi tác lớp men răng càng bị bào mòn, kèm theo việc dây thần kinh nuôi dưỡng răng chết dần, bệnh lý sâu răng có cơ hội phát triển, việc răng bị phá vỡ ngày càng cao. Đặc biệt lưỡi bị tổn thương sẽ gây khó chịu cho người bệnh. Khi đó, hãy đến nha sĩ để có chỉ định điều trị cho thích hợp.

4. Các vấn đề về mô nướu và mô mềm khoang miệng

Viêm nướu (chảy máu nướu) là tình trạng cũng thường xảy ra ở người cao tuổi. Bệnh nướu răng làm mất xương, lệch răng, hoặc thậm chí là mất răng, và cần được điều trị đúng cách. Khám nha khoa là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tình trạng viêm nướu. Một điều đáng mừng là 90% bệnh nướu răng có thể được phòng ngừa bằng vệ sinh răng miệng hiệu quả, bao gồm làm sạch kẽ răng với chỉ nha khoa, súc miệng với dung dịch nha khoa. Một việc khuyến cáo nữa là, hút thuốc lá có thể gây ra đau nhức răng. Vì vậy, hãy bỏ thuốc lá ngay hôm nay.

Không phải là hiếm khi thấy một loạt các cục u, các đường trắng và các vết loét trong miệng. Vết loét là phổ biến, nhưng nếu không lành trong vòng hai tuần và không có nguyên nhân rõ ràng thì vết loét cần được can thiệp điều trị bởi nha sĩ. Nếu các khối u trong khoang miệng có hiện tượng tăng kích thước, chảy máu, loét thì cần thăm khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý ung thư khoang miệng. Tỷ lệ mắc ung thư khoang miệng cao hơn ở người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh hay những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu.

5. Các vấn đề về răng giả

Răng giả là phương án cuối cùng được thực hiện để đảm bảo chức năng của răng ở người cao tuổi khi các răng thật dần bị vỡ, rụng. Tuy nhiên, khi đó, người cao tuổi cũng cần chú ý các vấn đề có thể gặp phải do răng giả. Trong một số trường hợp người cao tuổi không thể thực hiện thủ thuật ghép răng giả. Thậm chí khi đã ghép răng giả thành công, cũng phải kiểm tra để thay thế cho phù hợp nếu không còn thích hợp. Răng giả phải được làm sạch đúng cách bằng cách chà mạnh bằng bàn chải đánh răng. Không nên đeo răng giả vào ban đêm và nên ngâm trong dung dịch sát khuẩn thích hợp, nếu không sẽ dễ nhiễm nấm miệng. Đây là vấn đề phổ biến ở người đeo răng giả và người cao tuổi nói chung.  

Nutridentiz: Cách ngăn ngừa và hạn chế các bệnh lý răng miệng ở người cao tuổi

Chắc chắn việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, súc miệng và đánh răng thường xuyên là điều quan trọng nhất đối với mọi người, chứ không riêng gì người cao tuổi.

Đặc biệt, để thoát khỏi tình trạng tuổi cao, răng yếu, chúng ta hãy học hỏi các cụ ngày xưa. Ngày xưa dù răng có bị đổi màu đen do nhai trầu cau, nhưng chính nhờ thói quen nhai trầu này mà các cụ có hàm răng chắc khỏe ngay cả khi tuổi đã cao. Tại sao vậy? Thứ nhất, lá trầu không chứa rất nhiều các dưỡng chất cần thiết cho răng lợi như: acid amin, chất béo, carbohydrat, các khoáng chất (Ca, P,..) và các loại vitamin A, D, E, giúp nuôi dưỡng tế bào lợi, nướu nên giúp tăng cường dinh dưỡng

Thứ hai là sự kết hợp giữa vỏ chay, cùi quả cau, trầu không đều có tác dụng sát khuẩn mạnh, chống loét, cầm máu, giảm đau, giảm sưng giúp cho các vết loét trong khoang miệng chóng lành, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng và giúp bảo vệ tế bào lợi, nướu.

Ngày nay, để giúp việc bảo vệ răng lợi thuận tiện, không cần cầu kỳ nhai trầu cau như xưa, nhưng vẫn tận dụng được tác dụng hiệu quả của trầu cau, các nhà khoa học đã dùng những dược liệu quý gồm: dịch chiết cùi quả cau, lá trầu không, sáp ong,… và bào chế thành dạng dung dịch nha khoa có tên Nutridentiz. Sản phẩm Nutridentiz giúp tăng hiệu quả nuôi dưỡng lợi, nướu và sát khuẩn, làm sạch răng miệng. Đặc biệt hơn là khi sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz, răng bạn sẽ không bị ố đen như ăn trầu. Bạn có thể sử dụng dung dịch nha khoa này cho cả gia đình hàng ngày để ngăn ngừa viêm lợi, sâu răng, luôn có hàm răng chắc khỏe kể cả ở người cao tuổi.

Cùng lắng nghe những chia sẻ hữu ích của Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải về lợi ích của việc sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz trong việc bảo vệ răng miệng này nhé!

Như vậy có thể thấy để có một hàm răng chắc khỏe khi về già không phải là quá khó phải không? Hãy làm theo những lời khuyên phía trên để không mắc phải các vấn đề về răng miệng ngay hôm nay nhé!

Ngọc Anh



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích