Bị hôi miệng nguyên nhân từ đâu? Đọc ngay bài viết sau!

“Hôi miệng nguyên nhân từ đâu” là thắc mắc của rất nhiều người, bởi không ít người bị hơi thở hôi nhưng lại chưa rõ lý do vì sao. Điều này khiến họ tự ti, mặc cảm và ngại giao tiếp, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, tình cảm của người bệnh. Vậy “thủ phạm” gây hôi miệng là gì và cách ngăn ngừa tình trạng này ra sao? Mời bạn đọc bài viết sau!

Hôi miệng có nguy hiểm không?

Hôi miệng thường xuất phát từ thói quen vệ sinh răng miệng kém. Tuy nhiên, trong không ít trường hợp, nó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp các bệnh tiềm ẩn nguy hiểm. Chúng bao gồm:

- Hơi thở mùi tanh hôi cảnh báo ung thư phổi: Viêm nhiễm phổi, viêm phế quản mạn tính, áp xe phổi, viêm phổi, thậm chí ung thư phổi,… đều khiến hơi thở có mùi khó chịu. Điều này là do chất nhầy tích tụ trong phổi gây ra. Ngoài ra, người bị lao phổi, khí quản, phế quản phình to thường có hơi thở hôi tanh mùi máu.

- Bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm amidan, viêm họng,… bài tiết nhiều dịch chứa protein, một phần sẽ thoát qua nước mũi, phần còn lại chảy vào trong họng. Những chất nhầy này bám dính lại ở cuống lưỡi hoặc họng sẽ sinh ra mùi hôi khó chịu.

 Hôi miệng có thể là dấu hiệu của viêm xoang

Hôi miệng có thể là dấu hiệu của viêm xoang

nutridentiz

- Bệnh dạ dày: Khi môn vị hẹp hoặc tắc nghẽn, thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu sẽ sinh ra mùi chua hôi thối và thoát ra qua khoang miệng, gây hơi thở khó chịu.

- Bệnh tiểu đường: Khi đường huyết của một người vượt ngưỡng, chất béo trong cơ thể phân giải sẽ sinh ra ketone body (chất tạo xeton), từ đó khiến hơi thở thoát ra có mùi khó chịu.

- Nhiễm độc niệu: Hơi thở có mùi khai nước tiểu là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ người bệnh mắc vấn đề về thận hoặc viêm thận mạn tính. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, một số độc tố không thể đào thải ra ngoài cơ thể mà tích tụ lại trong máu, khiến hơi thở có mùi hôi.

- Suy gan: Khi gan bị suy, chức năng trao đổi của gan suy yếu, khiến việc phân giải độc tố thấp dẫn đến amoniac trong máu tăng cao, làm cho hơi thở thoát ra từ miệng có mùi khó chịu.

Người mắc suy gan có thể bị hôi miệng 

Người mắc suy gan có thể bị hôi miệng

>> Xem thêm: Cách chữa hôi miệng bằng lá ổi

Bị hôi miệng, nguyên nhân từ đâu?

Rất nhiều người phát hiện mình bị hôi miệng nhưng không rõ nguyên nhân từ đâu. Dưới đây là một số yếu tố khiến hơi thở có mùi khó chịu:

- Tiêu thụ nhiều đồ uống ngọt: Các loại nước có ga, nước ngọt, soda có tính axit mạnh hơn nước lọc do bổ sung axit photphoric hoặc axit citric. Theo Đại học McGill, nước có ga làm giảm độ pH của miệng, từ đó gây khô miệng và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi sinh sôi, phát triển, dẫn đến hôi miệng.

- Một số chế độ ăn kiêng có thể làm cho hơi thở của bạn có mùi: Cố gắng giảm cân thông qua chế độ ăn kiêng thực sự có thể dẫn đến hôi miệng. Những người theo chế độ ăn ketogenic giàu chất béo, ít carb có thể nhận thấy hơi thở của họ có mùi lạ. Theo Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, điều này là do việc hạn chế carbohydrate khiến cơ thể rơi vào trạng thái trao đổi chất là ketosis – khi chất béo được đốt cháy để lấy năng lượng chứ không phải carbs. Một trong những sản phẩm phụ của quá trình này là acetone sẽ khiến hơi thở của bạn có mùi như nước tẩy sơn móng tay.

 Một số chế độ ăn kiêng khiến hơi thở có mùi hôi thối

Một số chế độ ăn kiêng khiến hơi thở có mùi hôi thối

- Bị khô miệng: Khô miệng mạn tính xảy ra khi tuyến nước bọt không tạo ra đủ nước bọt. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh, dẫn đến hôi miệng và sâu răng. Các triệu chứng khác của khô miệng bao gồm hạn chế nước bọt, giảm vị giác.

- Cà phê có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây mùi: Theo WebMD, caffeine trong cà phê có thể gây khô miệng, dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong khoang miệng. Điều này cũng có thể trì hoãn sự phân hủy các hạt thức ăn gây mùi trong miệng của bạn.

- Rượu có liên quan đến hôi miệng: Theo WebMD, rượu làm khô miệng và cho phép vi khuẩn phát triển mạnh. Một nghiên cứu năm 2018 trên 1.000 tình nguyện viên cho thấy, số lượng vi khuẩn có hại cao hơn trong các mẫu nước bọt của những người tham gia thường xuyên uống rượu. Những vi khuẩn này có liên quan đến bệnh nướu răng và gây hôi miệng.

- Một số loại thuốc có thể dẫn đến hôi miệng: Chứng hôi miệng có thể là kết quả của việc dùng thuốc nitrat, phenothiazine cũng như một số loại thuốc hóa trị. Ngoài ra, một số thuốc khác gây khô miệng có thể làm trầm trọng thêm chứng hôi miệng.

- Sỏi amidan có thể ảnh hưởng đến hơi thở của bạn: Sỏi amidan là sỏi trắng hoặc vàng được hình thành từ các mảng chất nhầy, vi khuẩn, tế bào chết và những mảnh vụn khác. Chúng có thể bị kẹt trong amidan và gây ra các triệu chứng như: Hôi miệng, đau họng, vị miệng kim loại, ù tai hoặc cảm giác có thứ gì đó bị mắc kẹt trong cổ họng của bạn.

- Trào ngược axit có thể gây ra hơi thở có mùi: Trào ngược axit mạn tính hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) làm cho mật dạ dày và thức ăn không tiêu hóa trở lại thực quản. Ngoài việc gây đau và cảm giác nóng rát, tình trạng này có thể dẫn đến hôi miệng. Một số thực phẩm làm trầm trọng thêm chứng trào ngược axit, bao gồm: Cà phê, bạc hà, cà chua, hành tây, rượu và thực phẩm chiên.

 Bị trào ngược dạ dày thực quản khiến hơi thở hôi

Bị trào ngược dạ dày thực quản khiến hơi thở hôi

- Lượng đường trong máu cao có thể góp phần gây hôi miệng: Một chế độ ăn nhiều đường có thể tàn phá răng, nhưng nó cũng là gốc rễ của chứng hôi miệng. Khi lượng đường trong máu cao, nồng độ glucose trong nước bọt cũng tăng. Điều này tạo ra môi trường hoàn hảo cho sự phát triển của vi khuẩn và dẫn đến hôi miệng, đặc biệt là ở người mắc bệnh tiểu đường.

Những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi là do đâu? Chuyên gia Nguyễn Đình Bách phân tích trong video sau:

nutridentiz

Làm thế nào để ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả?

Có rất nhiều cách giúp bạn ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả. Chúng bao gồm:

- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng kem đánh răng có fluoride. Hãy chắc chắn chải dọc theo đường viền nướu, cũng như tất cả các bề mặt răng. Mỗi lần đánh răng, bạn hãy dùng bàn chải đánh răng để làm sạch bề mặt lưỡi.

- Dùng chỉ nha khoa làm sạch răng ít nhất một lần/ngày để loại bỏ thức ăn trong các kẽ răng của bạn.

- Ăn nhiều trái cây và rau quả mỗi ngày, đồng thời ăn ít thịt.

- Tránh những thực phẩm, đồ uống khiến bạn bị hôi miệng.

- Không hút thuốc lá.

- Nếu miệng khô, bạn có thể ngậm kẹo bạc hà, nhai kẹo cao su không đường hoặc uống thêm nước.

 Nhai kẹo cao su giúp giảm khô miệng, ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả

Nhai kẹo cao su giúp giảm khô miệng, ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả

- Nếu bạn đeo răng giả, niềng răng, hãy tháo chúng ra ngoài vào ban đêm và vệ sinh sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây mùi phát triển.

>> Xem thêm: Hơi thở có mùi hôi là bệnh gì?

 “Thổi bay” hôi miệng nhờ dung dịch nha khoa từ thảo dược

Bị hôi miệng là điều không ai mong muốn. Do đó, để lấy lại sự tự tin khi giao tiếp, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp trên, giới chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên, tiêu biểu là dung dịch nha khoa Nutridentiz giúp làm sạch miệng, từ đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị chứng hôi miệng hiệu quả.

Sản phẩm là sự kết hợp của các thành phần từ thiên nhiên như: Dịch chiết sáp ong trong cồn, dịch chiết xuất vỏ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, dịch chiết trầu không giúp tăng hiệu quả sát khuẩn, làm sạch răng miệng, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho răng lợi, từ đó trị hôi miệng an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, Nutridentiz còn giúp hỗ trợ cải thiện tích cực các bệnh răng miệng như: Viêm lợi, viêm nha chu, chảy máu chân răng,…

 Nutridentiz giúp ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả

Nutridentiz giúp ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả

Hy vọng qua thông tin bài viết chia sẻ, bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc: Hôi miệng nguyên nhân từ đâu và giải pháp để cải thiện tình trạng này hiệu quả. Hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ, có chế độ ăn uống khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm Nutridentiz ngay hôm nay, bạn nhé!

>> Xem thêm: Hôi miệng khi đói cảnh báo bệnh gì?

mua ngay

Chia sẻ của những người đã chiến thắng bệnh hôi miệng

Hơn 10 năm gặp vấn đề răng miệng do uống rượu, hút thuốc nhiều, ông Nguyễn Thế Thiện (SN 1969, trú tại 26 Phù Long, phường Trần Tế Xương, TP. Nam Định – SĐT: 0912.459.871) rất tự ti khi giao tiếp bởi ông liên tục viêm lợi, chân răng có mủ, rụng mất 3 chiếc răng và hơi thở có mùi hôi. Chỉ sau 2 tháng sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz, tình trạng răng lợi của ông đã cải thiện tích cực. Để hiểu rõ hơn về câu chuyện của ông Thiện, mời quý độc giả xem video sau đây:

>> Xem thêm: Nhiều người đã cải thiện tình trạng hôi miệng nhờ sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz

Lời khuyên của chuyên gia

Hôi miệng từ cổ họng là như thế nào và nguyên nhân của tình trạng này là gì? Chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn dưới đây:

>> Xem thêm: Hơi thở có mùi hôi dù đã đánh răng thường xuyên là do đâu? TS Vũ Thị Khánh Vân tư vấn TẠI ĐÂY.

Để được tư vấn về hôi miệng nguyên nhân từ đâu và dung dịch nha khoa Nutridentiz, quý độc giả vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước gọi) hoặc hotline: 0902207582 (ZALO/VIBER).

Linh Chi



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích